• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Yên Dũng (Bắc Giang): Thóc giống hỗ trợ nảy mầm ít, vì sao?

Nguồn tin: Báo Bắc Giang, 04/09/2013
Ngày cập nhật: 6/9/2013

Sau các đợt mưa lũ lớn vừa qua, nông dân hai xã Nội Hoàng, Tiền Phong, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) được huyện hỗ trợ thóc giống để gieo cấy lại diện tích bị mất trắng do ngập lụt nhưng thóc giống có tỷ lệ nảy mầm thấp. Nhiều người đặt câu hỏi liệu đây có phải lô giống quá hạn sử dụng hay chất lượng kém được đưa đến cho nông dân?

Nhiều nông dân thôn Bình An phản ánh tình trạng hạt giống có tỷ lệ nảy mầm thấp.

Thất vọng vì thóc giống

Gia đình bà Thân Thị Cầu, thôn Bình An, xã Tiền Phong có 1,5 mẫu lúa mùa bị ngập úng, mất trắng trong khi không có giống, mạ dự phòng. Đang loay hoay không biết làm cách nào thì UBND huyện có chủ trương hỗ trợ 100% giá thóc giống Bao thai lùn cho nông dân để cấy trà tái giá.

Ngày giống được đưa về thôn, bà và nhiều hộ phấn khởi, khẩn trương nhận rồi ngâm thóc, gieo mạ để kịp thời vụ. Bà Cầu đem 30 kg thóc giống ngâm ủ hai ngày, một đêm nhưng chỉ có 50% lượng thóc nảy mầm. Bà nói: "Do thóc nảy mầm ít nên trước khi gieo tôi phải sàng, chọn lấy hạt nứt vỏ mang gieo trước. Phần còn lại tôi tiếp tục ngâm ủ nhưng mãi vẫn không có kết quả đành đổ cho gà, vịt ăn".

Rời nhà bà Cầu, chúng tôi đến thăm ruộng mạ của gia đình ông Lương Văn Thụy, cùng thôn. 6 kg thóc giống trên cấp, ông chỉ gieo được một khoảnh mạ rộng chừng 3m2. "Với lượng mạ này nếu cấy "bôi”, may ra đủ cho một sào, chỉ được 1/3 diện tích phải cấy lại. Người dân đều tin tưởng giống của huyện cấp không phải là hàng trôi nổi thì chất lượng bảo đảm. Ai dè lại ra nông nỗi này, chúng tôi thật sự thất vọng". Ông Thụy nói.

Gia đình bà Thân Thị Cầu, thôn Bình An phải bỏ hơn 16/30 kg thóc giống do hạt không nảy mầm.

Không chỉ gia đình bà Cầu, ông Thụy mà theo ông Đoàn Xuân Quý, Phó thôn Bình An thì hơn 200 hộ trong thôn được hỗ trợ giống để cấy lại cũng trong tình trạng tương tự. Với hơn 100 ha lúa mất trắng, UBND huyện hỗ trợ xã Tiền Phong gần 5 tấn thóc giống Bao thai lùn để khắc phục hậu quả.

Ông Thân Văn Thước, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: "Diện tích lúa bị thiệt hại tập trung ở các thôn An Thịnh, Bình An, Quyết Tiến. Sau khi giao giống cho các hộ để cấy vụ tái giá, xã đã cử cán bộ thôn, khuyến nông hướng dẫn biện pháp ngâm ủ. Tuy nhiên, qua nắm bắt tình hình thì tỷ lệ thóc giống nảy mầm đạt rất thấp, khoảng 40-50%. Vì vậy, lượng mạ có được chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu".

Cũng là xã được hỗ trợ giống cấy trà tái giá, Nội Hoàng có tỷ lệ hạt giống nảy mầm cao hơn nhưng vẫn chưa đạt tiêu chuẩn đối với thóc giống. Tìm hiểu tại thôn Trung, nơi được cấp thóc giống với khối lượng lớn (hơn 700 kg), tỷ lệ thóc giống nảy mầm chỉ đạt bình quân khoảng 65%. Ông Dương Tuấn Đạt, Phó thôn Trung nói: "Tôi ngâm ủ 8 kg thóc giống để cấy lại 4 sào ruộng của gia đình thì thấy thóc nảy mầm không đều, đạt khoảng 60%. Ban đầu tôi tưởng chỉ có riêng nhà mình bị như vậy nhưng qua kiểm tra thì nhiều hộ khác cũng chẳng khá hơn".

Giống rởm hay quá "đát"?

Được biết, để khắc phục hậu quả hai cơn bão số 5 và số 6, UBND huyện Yên Dũng đã trích ngân sách gần 200 triệu đồng hỗ trợ 9.342 kg thóc giống Bao thai lùn cho nông dân cấy lại hơn 200 ha lúa mùa ở hai xã Nội Hoàng, Tiền Phong bị mất trắng. Đây là giống ngắn ngày, phù hợp với điều kiện thời tiết vụ thu đông nên người dân hy vọng vớt vát được chút nào hay chút ấy.

Làm việc với phóng viên, người dân đưa ra một số vỏ túi đựng thóc giống thì thấy ngày sản xuất và hạn sử dụng (từ tháng 10-2012 đến tháng 10-2013) đều được ghi thủ công bằng bút mực đỏ, một số vỏ bao không còn rõ ngày tháng, vì vậy, nhiều người nghi ngờ đây là lô giống đã quá hạn sử dụng hoặc cơ sở sản xuất đã lấy thóc thịt "hóa trang" thành thóc giống rồi cung ứng cho nông dân nhằm trục lợi.

Giải thích về vấn đề này, ông Dương Thanh Tuấn, Giám đốc Chi nhánh Vật tư Kỹ thuật nông nghiệp Yên Dũng (đơn vị chịu trách nhiệm cung ứng giống) cho biết: "Do thời vụ gieo cấy lúa rất gấp, nguồn giống lại khan hiếm nên để có lượng thóc giống kịp thời đến nông dân đơn vị phải liên hệ nhiều cơ sở sản xuất giống mà vẫn không có hàng. Rất may Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông (Hà Nội) có thể đáp ứng nhu cầu nên chúng tôi đã lấy giống ở đây".

Ông Tuấn thừa nhận có tình trạng hạt giống nảy mầm không đều nhưng phủ nhận việc giống quá hạn sử dụng và lấy thóc thịt làm thóc giống. Theo ông Tuấn thì nguyên nhân chính khiến hạt giống không nảy mầm là do nông dân chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật ngâm ủ. Khi được hỏi, đa phần nông dân làm theo khuyến cáo của đơn vị cung ứng giống là tiếp tục ngâm ủ phần thóc chưa mọc mầm nhưng vẫn không hiệu quả?. Ông Tuấn cho rằng không có chuyện đó mà do hạt chưa nảy mầm hết.

Trong khi đó, ông Hoàng Hữu Lân, Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện lại cho biết: "Nhiều hộ ngâm ủ thóc giống hỗ trợ có tỷ lệ nảy mầm đạt thấp. Phòng đã cùng đại diện đơn vị cung ứng, nhà sản xuất giống làm việc với các xã và thống nhất trước mắt hỗ trợ kinh phí cho ban chỉ đạo sản xuất các thôn tập huấn, hướng dẫn nông dân chăm sóc mạ, cấy lúa bảo đảm khung thời vụ.

Nhận định ban đầu giống có tỷ lệ nảy mầm thấp một phần do người dân không tuân thủ quy trình ngâm ủ, một phần do chất lượng giống có vấn đề. Hiện chúng tôi đang tìm nguyên nhân để quy rõ trách nhiệm trong việc cung ứng giống, bảo đảm quyền lợi người dân".

Trịnh Lan

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang