• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Nguồn tin: Báo An Giang, 03/09/2013
Ngày cập nhật: 6/9/2013

Sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 09 của Tỉnh ủy về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tỉnh An Giang, đến nay, ngành Nông nghiệp đã hoàn thành 4/9 quy hoạch theo chỉ tiêu của Nghị quyết, như: Quy hoạch phát triển nấm ăn, nấm dược liệu; quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu; quy hoạch sản xuất hoa lan, cây kiểng; quy hoạch phát triển chăn nuôi công nghệ cao.

Đặc biệt, các địa phương đã hoàn thành kế hoạch khảo sát hiện trạng, nhu cầu, tiềm lực về ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN) trong nông nghiệp, phù hợp với ưu thế của từng địa phương.

Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng ngày càng nhiều trong sản xuất nông nghiệp, như: Chương trình “3 giảm, 3 tăng” kết hợp tiết kiệm nước, chương trình “1 phải, 5 giảm”, GlobalGAP, cơ giới hóa trong sản xuất. Đến nay, toàn tỉnh có trên 39% diện tích áp dụng chương trình “3 giảm, 3 tăng”; gần 1.133 héc-ta lúa áp dụng chương trình “1 phải, 5 giảm”, cho lợi nhuận trung bình trên 19 triệu đồng/héc-ta (tăng hơn 4,2 triệu đồng/héc-ta so với ruộng đối chứng). Năm 2012, tỉnh đã mở rộng thêm 1 vùng sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP ở xã Tân Tuyến (huyện Tri Tôn), đến nay, toàn tỉnh có 124 héc-ta diện tích sản xuất lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP (tăng 30 héc-ta so năm 2011). Đồng thời, khâu làm đất, tưới tiêu đã cơ bản thực hiện cơ giới hóa, điện khí hóa cho toàn bộ diện tích đất sản xuất; tính đến tháng 4-2013, toàn tỉnh có trên 2.230 máy gặt các loại, đảm bảo thu hoạch gần 85,5% diện tích lúa. Bên cạnh đó, công nghệ sau thu hoạch phát triển nhanh, toàn tỉnh hiện có 2.430 máy sấy các loại (tương đương 7.208 máy loại 4 tấn/mẻ), sản lượng lúa hàng hóa thông qua công nghệ sấy đạt gần 78%.

Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, giảm thất thoát sau thu hoạch.

Theo Sở Khoa học và Công nghệ, việc nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, sản xuất thử nghiệm giống lúa, hoa màu, cây cảnh, cây ăn quả, giống thủy sản và quy trình công nghệ cao mới có hiệu quả và có triển vọng phát triển tốt. Về giống, đang tập tung nghiên cứu 2 đề tài: Chọn tạo giống lúa phẩm chất tốt, có khả năng chịu ngập, chịu hạn và chống chịu sâu bệnh; đề tài “tuyển chọn giống lúa thơm Bảy Núi, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với vùng Tịnh Biên và Tri Tôn”. Đồng thời, xác định một số giống có tiềm năng và triển vọng phục vụ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, như: Giống lúa Jasmine Châu Phú, giống nếp Phú Tân, giống tôm càng xanh toàn đực thực hiện bằng phương pháp chuyển gen (công nghệ của Isreal). Song song đó, hình thành các vùng sản xuất sản phẩm nông nghiệp hàng hóa ứng dụng công nghệ cao. Qua căn cứ tình hình thực tiễn sản xuất trên địa bàn tỉnh, các doanh nghiệp gắn kết với địa phương bước đầu hình thành một số vùng sản xuất sản phẩm hàng hóa nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, như: Vùng sản xuất lúa chất lượng cao gắn với kế hoạch phát triển mô hình “cánh đồng lớn”, ứng dụng chương trình “1 phải, 5 giảm” và các tiến bộ KHCN hiệu quả (tập trung nhiều ở huyện Thoại Sơn, Châu Thành, Châu Phú); vùng trồng nếp và xây dựng thương hiệu đặc sản nếp Phú Tân; vùng sản xuất rau an toàn tại huyện Chợ Mới, An Phú, Châu Phú và TP. Long Xuyên; vùng sản xuất tôm càng xanh tại Thoại Sơn và Châu Phú…

Đặc biệt, các địa phương trong tỉnh đã thu hút doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên cơ sở gắn kết chặt chẽ giữa các vùng sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, như: Đầu tư vào “cánh đồng mẫu lớn”, dự án nhà máy sấy, xay xát gạo, dự án gạo mầm có lợi cho sức khỏe của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang; đầu tư công nghệ nhà máy chế biến gạo đồ; thực hiện chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ đậu bắp giống Nhật; hệ thống lò sấy tĩnh vĩ ngang tự động làm giảm chi phí, tiết kiệm thời gian vận chuyển, chi phí nhân công, với công suất sấy 100 tấn/mẻ…

Thời gian tới, tỉnh sẽ quan tâm đầu tư nâng cao nguồn lực cho các tổ chức trong lĩnh vực KHCN và sớm hoàn thành khu trình diễn về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đặc biệt, từ đây đến năm 2020, địa phương sẽ tập trung xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học của tỉnh; Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất nông nghiệp… Hoàn chỉnh các chủ trương, cơ chế, chính sách phù hợp để kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm, dịch vụ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn của tỉnh. Phấn đấu, ít nhất 10% diện tích đất canh tác nông nghiệp của tỉnh được sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Tự sản xuất và chọn tạo được một số giống, nhất là giống rau màu, cây cảnh, dược liệu có giá trị để nâng cao tính chủ động trong sản xuất, giảm lệ thuộc vào giống ngoại nhập. Bên cạnh đó, tăng giá trị thu nhập trên 1 héc-ta diện tích đất canh tác cùng nhóm sản phẩm trong một năm có ứng dụng công nghệ cao đạt ít nhất từ 30% trở lên so với thời điểm 2012. Trong đó, hiệu quả sản xuất trong nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cùng nhóm sản phẩm phải đạt cao hơn bình quân toàn tỉnh so với thời diểm năm 2012 ít nhất từ 30% trở lên.

THU THẢO

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang