• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vĩnh Long: Biến vùng đất hoang thành vựa nông sản

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 03/09/2013
Ngày cập nhật: 6/9/2013

Cánh đồng khoai lang Bình Tân.

Cách nay hơn 30 năm ở Vĩnh Long, theo mô tả của nhiều lão nông tri điền, những vùng đất xã Tân Thành, Tân Hưng (Bình Tân) hay Bưng Sẩm (xã Hòa Bình) của Trà Ôn như “Đồng Tháp Mười thu nhỏ”, bởi “chỉ toàn lau sậy, đưng lác rậm rạp và phèn chua bao phủ”. Nhờ cải tạo, khai hoang mà những vùng “đất hoang” nay thành vựa lúa gạo, nông sản của tỉnh.

Trong ký ức của một người hiểu “đất đồng bằng” đến chân tơ kẽ tóc như Thạc sĩ Võ Văn Theo từ khi còn là sinh viên cho đến nay là Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT Bình Tân, đây là vùng cầm thủy. Có người gọi vùng “đất chết” cũng không sai.

Từ vùng đất hoang…

Thạc sĩ Võ Văn Theo nhớ lại: Những năm 1990, thủy lợi gần như không có gì, nên mùa nước nổi, cả vùng ngập chìm trong biển nước, nhiều nơi ngập sâu tới 1- 2m, chỉ còn biết ngồi bó gối nhìn trời.

Nhiều người không có ruộng phải bơi xuồng đi hái bông súng ma bán kiếm thu nhập. Mùa khô thì nắng nóng như đổ lửa, đất dậy phèn đỏ quạch, nước trong veo đến mức thấy cá lội. Quanh năm chỉ trồng một vụ lúa mùa, nhưng khi bệnh “tiêm đọt sần” tấn công đã chuyển sang sản xuất vụ Đông Xuân, mỗi công thu hoạch chừng 6- 7 giạ xem như trời cho!

“Lúc đó, dù con kinh Tầm Vu mới đào xong nhưng do đất nhiễm phèn nên chỉ có bạch đàn và tràm sống nổi. Dân cư thưa thớt, đi xa xa mới thấy một vài cái chòi lá lụp xụp của những người nuôi vịt chạy đồng”.

Khi hỏi về sự “xuất hiện” của khoai lang trên vùng đất này, Thạc sĩ Võ Văn Theo nói tiếp: “Khi ấy, con kinh Mười Thới nối từ sông Trà Mơn đi qua các xã Tân Quới, Thành Đông, Tân Thành của huyện Bình Minh (nay là Bình Tân) thổ nhưỡng rất phù hợp trồng khoai lang”.

Chủ trương đẩy mạnh khai hoang, xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất được thực hiện những năm sau đã đưa cây khoai lang sinh tồn trên vùng đất này cho đến ngày nay. Tuy chẳng có đăng ký thương hiệu, cầu chứng gì nhưng tiếng tăm khoai lang Mười Thới nổi tiếng khắp xứ Nam kỳ lục tỉnh.

Sau ngày giải phóng, vùng khoai này còn đóng góp lớn cho bữa ăn trong hoàn cảnh thiếu lương thực. Đến năm 1980, khoai lang giảm dần diện tích chuyển sang trồng lúa. Khoảng năm 1990, nông dân nhận thấy trồng khoai lời hơn, vậy là họ quyết tâm khôi phục diện tích trồng. Từ đó không ít hộ đã thoát nghèo, cuộc sống dần trở nên khấm khá hơn đến hôm nay.

Vùng đất Bưng Sẩm thuộc xã Hòa Bình (Trà Ôn) cách đây hơn 30 năm cũng rất hoang vu. 10 năm sau ngày giải phóng, mặc dù trong thời kỳ khai khẩn nhưng địa hình vẫn rất hiểm trở, đất đai cầm thủy, bưng đầm, cây cỏ um tùm, trồng chỉ được một vụ lúa nhưng hiệu quả cũng không cao.

Bên cạnh vườn cây, ao cá và chăn nuôi chủ yếu “trời cho bao nhiêu ăn bấy nhiêu” nên cái nghèo luôn đeo bám. Thời điểm này, không ít người rời xa quê đi làm ăn, mưu sinh ở xứ xa, đất đai bỏ hoang không thèm canh tác nữa.

Thành vùng nông sản

Để vực dậy vùng đất Bưng Sẩm, những năm sau đó, tỉnh đã đầu tư đưa khoa học kỹ thuật vào đồng ruộng. Trong đó, cái chính là phải khai hoang, biến sình lầy xưa kia thành những mảnh vườn, thửa ruộng màu mỡ, đẩy mạnh công tác thủy lợi, tạo nguồn nước đảm bảo tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp; đồng thời khuyến khích nông dân sản xuất đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi…

Nhờ vậy đã giúp cho thu nhập người dân ngày càng tăng. Những cánh đồng trù phú, mỗi năm sản xuất 3 vụ lúa với năng suất từ 8- 9 tấn/ha. Bà con còn mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, phát triển kinh tế vườn, chăn nuôi, đưa rau màu xuống ruộng đã giải quyết phần nào kinh tế và đời sống.

Hình ảnh trâu cày hay kéo lúa nay đã hiếm thấy nhờ máy móc thay thế.

Thạc sĩ Võ Văn Theo cho biết: Thời điểm đó ở Bình Tân có hàng chục ngàn cây số kinh mương nội đồng lớn nhỏ được đào để xả phèn, dẫn ngọt, kết hợp xây dựng đê bao ngăn lũ đẩy mạnh chuyển dịch đưa cây màu xuống ruộng. Vì vậy, từ cánh đồng Tầm Vu “chó chạy hở đuôi” nay đã khoác lên mình màu xanh của rau cải…

Chủ trương khai hoang, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất đã được người dân đồng tình và tiếp tục thực hiện mạnh mẽ.

Từ đó, đặc biệt trong những năm gần đây chuyển dịch đưa rau màu trồng trên nền ruộng đã tạo bước đột phá, góp phần tăng thu nhập cho nông dân. Nếu năm 1992, diện tích trồng màu chỉ trên 10.000ha thì đến nay đã lên đến hơn 36.000ha.

Xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất mang lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao như: vùng trồng khoai lang ở huyện Bình Tân và Bình Minh, cho thu nhập từ 200- 300 triệu đồng/ha/năm. Vùng bưởi Năm Roi, xà lách xoong ở Bình Minh cho thu nhập từ 72- 75 triệu đồng/ha/năm.

Trong năm qua, nông nghiệp Vĩnh Long vượt qua gian khó, tiếp tục tăng trưởng. Nổi bật nhất là tổng diện tích gieo sạ lúa cả năm gần 186.000ha. Toàn tỉnh đã xây dựng được cánh đồng mẫu lớn với tổng diện tích hơn 700ha và đang tiếp tục nhân rộng.

Lĩnh vực kinh tế vườn, phong trào cải tạo vườn tạp, trồng mới vườn cây ăn trái cũng chuyển biến tích cực theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, với khoảng 48.000ha, trong đó hơn 40.000ha đang cho trái. Diện tích trồng rau màu toàn tỉnh cũng phát triển khá mạnh, tổng diện tích gieo trồng đạt gần 42.000ha.

Thạc sĩ Võ Văn Theo khẳng định: “Cây màu xuống ruộng, đặc biệt khoai lang thì khỏi chê, do hiệu quả kinh tế cao. Đời sống người dân những năm gần đây đã khấm khá hơn, nếu so với trồng lúa thì cây màu hơn hẳn”.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp năm 2012 tiếp tục đi đúng hướng, tăng 3,3% và thủy sản tăng 1,9%. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành đạt trên 6.500 tỷ đồng, tăng 3,1%. Bình quân giá trị sản phẩm nông nghiệp của 1ha đạt gần 150 triệu đồng/năm.

Dù dự báo còn nhiều khó khăn, song với những “thắng lợi trong gian khó” mà ngành nông nghiệp Vĩnh Long đạt được là tiền đề quan trọng để tiếp tục có những định hướng cụ thể, giải pháp đột phá trong sản xuất, tạo bước phát triển vững chắc và đạt kết quả cao hơn những năm tiếp theo.

Giá sản phẩm chăn nuôi tăng

Trong tháng 8/2013, giá các sản phẩm chăn nuôi tăng trở lại so tháng trước. Giá heo hơi tăng 8% ở mức 41.000 đ/kg. Gà công nghiệp tăng 30%, ở mức 30.500 đ/kg. Nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sau thời gian dài “treo chuồng” hiện đã chăn nuôi trở lại. Giá cá tra nguyên liệu cũng tăng 800 đ/kg, dao động từ 19.500- 21.800 đ/kg.

HOÀNG MINH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang