• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nên cơ nghiệp nhờ... rắn

Nguồn tin: CT, 29/8/2007
Ngày cập nhật: 30/8/2007

Người làm nên cơ nghiệp từ con rắn ri voi ấy là anh Lê Hùng Minh, thương binh 4/4 ở ấp 3, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng. Để có được thành công và tiếng tăm như ngày hôm nay, anh đã từng nếm trải nhiều thất bại, khốn khó, có những lúc tưởng chừng như buông xuôi vì nợ nần chồng chất…

TRẮNG TAY VÌ CON TRĂN...

Trang trại chuyên nuôi trăn, rắn xuất khẩu và rắn giống của anh Lê Hùng Minh ở ấp 3, xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng gần 20 km. Hôm tôi đến thăm trang trại cũng là lúc anh đang hướng dẫn cách nuôi, chăm sóc và xuất chuồng số rắn con cho hơn chục nông dân từ tỉnh Bạc Liêu đến đây mua rắn giống.

Vừa làm, anh Minh vừa tranh thủ cho chúng tôi biết: “Có được những con rắn giống tốt như thế này, tôi đã phải mất hơn 10 năm tìm hiểu, qua nhiều lần thất bại, có lúc tưởng như toàn bộ tài sản đã phải ra đi. Cũng nhờ những năm tháng được học hỏi, rèn luyện trong quân đội nên mình mới kiên trì để bắt con rắn ri voi, một loài rắn thích sống tự nhiên, phải vào trang trại của mình sinh sôi nảy nở”.

Anh Minh tham gia cách mạng khi mới 17 tuổi. Sau thời gian được tổ chức phân công làm giao liên, năm 1970, anh được điều động về công tác tại đơn vị quân y thuộc huyện đội Mỹ Xuyên. Suốt những năm tháng phục vụ cách mạng, anh thường xuyên chăm sóc thương bệnh binh, phục vụ chiến đấu. Năm 1992, do sức khỏe yếu, anh được đơn vị cho về nghỉ tại địa phương.

Anh trở lại cuộc sống gia đình từ hai bàn tay trắng. Cũng nhờ chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ, anh được cấp 2.000 m2 đất để canh tác. Thế là, anh lao vào trồng trọt, chăn nuôi. Tuy nhiên, do đất khô cằn, rau màu sản xuất ra không có chỗ tiêu thụ, cuộc sống gia đình nhiều năm vẫn trong vòng lẩn quẩn khốn khó. Không am nghèo khó, anh Minh đã từng cải tạo lại khu vườn thành ao nuôi cá, tôm, cua. Nhưng do diện tích canh tác nhỏ, kỹ thuật canh tác không thông thạo nên mỗi năm anh chỉ thu nhập được khoảng 7 triệu đồng, không đủ tiền sinh hoạt cho gia đình và nuôi hai con ăn học

Năm 1996, ở ĐBSCL có phong trào nuôi trăn để sản xuất con giống. Anh lặn lội khắp nơi học hỏi kỹ thuật nuôi trăn. Anh đã thế chấp căn nhà nhỏ để vay vốn ngân hàng, rồi mượn thêm tiền bạn bè, lao vào xây dựng chuồng trại, đi khắp vùng chọn giống trăn tốt để nuôi. Anh quyết định mua 72 con trăn bố mẹ, mỗi con từ 15 đến 25 kg, tổng trị giá hơn 150 triệu đồng. Mải miết tìm tòi học hỏi cách phối giống, chăm sóc trăn mẹ lúc chuẩn bị đẻ con..., tới khi trăn đến ngày phối giống thì trên thị trường trăn giống, trăn bố mẹ xuống giá thê thảm, đang 140.000 đồng/kg xuống chỉ còn 20.000 đồng/kg. Riêng trăn con bán không ai mua, nhiều người phải thả chúng ra ngoài rừng. Thế là, cả công trình, vốn liếng mất hết, nợ nần chồng chất, khó có khả năng chi trả. Anh Minh lúc đó gần như trắng tay...

LÀM GIÀU TỪ RẮN RI VOI

Lúc nuôi trăn thất bại, anh Minh gần như muốn buông xuôi tất cả. Thế nhưng, với ý chí của anh bộ đội Cụ Hồ, anh nghĩ: “Hồi trước, chiến tranh khốc liệt, gian khổ đến chừng nào mà mình còn trụ được. Hổng lẽ bây giờ chịu buông tay để lâm cảnh nghèo khó mãi?”. Nghĩ vậy, anh Minh tiếp tục mày mò tìm phương thức sản xuất mới. Có điều, lần này anh tỏ ra liều hơn khi chọn một loại vật nuôi mới (lúc đó vùng này chưa có ai nuôi và cũng không có sách hướng dẫn chăn nuôi). Đó là nuôi rắn ri voi, một loại rắn đang có giá cao trên thị trường.

Đầu năm 1997, anh Minh tiếp tục đi vay 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại và mua con giống rắn ri voi. Anh đặt thương lái mua 1.200 kg rắn ri voi, mỗi con từ 200 đến 400 gam để nuôi. Sau khi thả rắn xuống ao hơn một tháng, không hiểu sao hơn 80% số rắn này bị chết hàng loạt. Thất bại chồng chất thất bại, khó khăn lại nối tiếp khó khăn. Lúc này, anh Minh và gia đình vô cùng bối rối...

Nhưng được bạn bè khuyên nhủ, động viên, gia đình ủng hộ và lòng quyết tâm, cộng thêm chút nghề y xưa kia, anh Minh quyết tìm ra nguyên nhân vì sao rắn chết hàng loạt như vậy. Sau một thời gian chuyên chú tìm hiểu, anh mới biết số rắn anh mua phần lớn là rắn bị xuyệt điện, có nhiều con thì bị thương lái tiêm nước vào bụng cho nặng cân trước khi mang đi bán. Trong ao nuôi chỉ còn khoảng 300kg rắn còn khỏe. Thế là anh quyết tâm giữ lại số rắn này để gây giống, nuôi chúng lớn bán ra thị trường để thu hồi vốn.

Nhờ chịu khó, bền chí, cuối cùng anh đã thành công trong việc cho rắn ri voi sinh sản được trong môi trường bán tự nhiên. Cuối năm 1998, anh thu về hơn 80 triệu đồng tiền lãi, cũng từ đó cơ sở của anh trở thành nơi cung cấp rắn ri voi giống có uy tín và lớn nhất ở ĐBSCL. Chỉ tính từ năm 2005 đến nay, mỗi năm, anh Minh bán ra thị trường khoảng 5 tấn rắn ri voi thịt, gần 100.000 con giống, cho thu nhập hơn 500 triệu đồng mỗi năm. Hiện trong ao nuôi rắn của anh lúc nào cũng có hơn 3.500 con rắn bố mẹ chuyên để sản xuất con giống, cung cấp cho nông dân ĐBSCL.

Với anh Lê Hùng Minh, có được như ngày hôm nay là cả quá trình phấn đấu vượt qua khó khăn và được bạn bè, đồng đội thương yêu giúp đỡ. Cũng chính vì điều ấy, ngay khi nuôi rắn ri voi thành công, anh đã tận tình truyền đạt những hiểu biết, kinh nghiệm của mình trong việc thuần dưỡng rắn cho hàng ngàn hộ dân trong khu vực. Anh còn bán rẻ hàng triệu con giống giúp bà con cùng với mình làm ăn, vươn lên. Nhờ đó, đã có hàng trăm hộ thoát nghèo. Ngoài ra, anh còn cho vay vốn không tính lãi cho các cựu chiến binh trong xã, để anh em có vốn làm ăn sinh sống, với mong muốn chi hội cựu chiến binh anh đang sinh hoạt sẽ không còn hộ nghèo.

Từ hai bàn tay trắng, được sự giúp đỡ của bạn bè, người thân và bằng chính sự kiên trì vươn lên của bản thân, cuộc sống của anh thương binh Lê Hùng Minh nay đã khá giả, các con của anh đều đã tốt nghiệp đại học. Điều mà anh Minh tâm đắc nhất là bản thân mình đã thực hiện đúng lời dạy của Bác Hồ: “Thương binh tàn nhưng không phế”.

BÁ HIÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang