• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Bình: "Vựa lúa" của Quảng Ninh... tan hoang vì chuột!

Nguồn tin: Báo Quảng Bình, 30/08/2013
Ngày cập nhật: 6/9/2013

Ông Võ Doãn Dực, Chủ nhiệm hợp tác xã (HTX) Hoành Vinh đau đáu: Các anh nhìn mà coi, còn chi nữa trên cánh đồng Hoành Vinh, Thống Nhất vốn một thời tự hào là vựa lúa của huyện Quảng Ninh. Trong vòng chưa đầy 15 ngày, hàng trăm ha lúa của nông dân chúng tôi bị chuột phá tan hoang...

“Giặc chuột” đen đồng!

Đông-xuân 2013, toàn xã An Ninh gieo cấy được trên 893 ha, về cơ bản có thể xem là được mùa với năng suất bình quân 68 tạ/ha, sản lượng 5.560 tấn. Được mùa nhưng nông dân không mấy vui vì giá lúa thấp; giá cả vật tư nông nghiệp tăng, hiệu quả kinh tế từ cây lúa bấp bênh. Tiếp tục vụ hè-thu, UBND huyện Quảng Ninh giao chỉ tiêu cho xã An Ninh phải bảo đảm diện tích 670 ha. Tuy nhiên căn cứ vào đặc điểm tình hình thực tế, An Ninh chỉ có thể gieo cấy khoảng 630 ha.

Quyết liệt... quyết liệt và quyết liệt! đó là phương châm chỉ đạo rốt ráo của huyện Quảng Ninh, của xã An Ninh đối với các HTX nông nghiệp, trong đó có hai HTX diện tích lúa lớn là Hoành Vinh và Thống Nhất. Cho dù sản xuất hè-thu tại cơ sở đối mặt với muôn vàn khó khăn: mất mùa nếu xảy ra lũ sớm; chuột phá hoại mùa màng; tâm lý người dân thích làm lúa tái sinh vì giá cả vật tư nông nghiệp, phân bón, công lao động tăng cao... thì kết quả đạt được cũng khá khả quan 539,5 ha; bằng 80,5% kế hoạch huyện giao, trong đó HTX Hoành Vinh 196 ha, HTX Thống Nhất 93 ha.

Với việc áp dụng cơ giới hóa, giống kỹ thuật vào sản xuất, thời tiết đầu vụ khá thuận lợi nên tại các chân ruộng vụ hè-thu, cây lúa phát triển và sinh trưởng tốt. Tuy nhiên, thời kỳ cây lúa bắt đầu làm đòng, vào chắc thì “đại nạn” bắt đầu xảy ra. Đầu tiên là sự phá hoại của sâu cuốn lá nhỏ và sâu đục thân, sau đó là “giặc chuột”. Trong vòng chưa đầy 15 ngày đêm từ khi cây lúa làm đòng, vào chắc đến thời điểm chúng tôi có mặt trên đồng ruộng An Ninh (28-8) hàng trăm ha lúa bị phá tan hoang.

Dù được bao bờ bằng bạt, vẫn không ngăn được “giặc chuột” hoành hành.

Cụ Võ Doãn Vệ, 70 tuổi thảng thốt: “Chưa bao giờ trong đời tôi thấy chuột đi lại ngang nhiên thế. Dọc theo tuyến đê bao của thôn chừng 10 cây số, cơ man nào là hang hốc. Mỗi hang như vậy chứa vài chục con chuột. Nông dân không thể đào được vì đào bới sẽ làm hư thân đê. Đánh bả, theo thời gian chuột lại nhờn, tiếp tục vận dụng tất cả mọi cách có thể như: đặt bẫy, dùng máy rà điện, đào hố, đăng lưới... nhưng không xuể. Sau một đêm, ra thăm đồng thấy đường chuột đi chi chít, chuột đi nhiều quá tạo thành những lối mòn, kéo dài ra phía thân đê, nhìn nhức nhối mắt”.

Chủ nhiệm HTX Hoành Vinh Võ Doãn Dực cho biết: “Đoán trước, đại nạn chuột sẽ tàn phá mùa màng, chúng tôi huy động tổng lực xã viên tham gia diệt chuột. HTX trích ra trên 150 triệu đồng mua bả, mua bạt phủ kín chân ruộng Hoành Vinh, chi thêm 5 tấn thóc làm mồi nhữ chuột. Có đêm, nông dân chúng tôi diệt đến 3 tạ chuột, nhưng xem ra chỉ như muối bỏ biển”.

Ông Dực giải thích thêm: “Chuột tấn công tứ bề. Ruộng Hoành Vinh như trạm tiền phương hứng chịu nạn “giặc chuột”, nên Thống Nhất và các thôn khác phía trên, chịu thiệt hại ít hơn. Chuột tràn từ các cánh đồng một vụ Hữu Tân, Nguyệt Áng (xã Tân Ninh), Ông Đồng (xã Gia Ninh) qua, không tài nào ngăn chặn được. Đêm ra đồng, thấy chuột chạy nhung nhúc, đen đầy. Ngày thấy chuột con đánh đu trên cây lúa chỉ còn trơ lại lá, chẳng thèm trốn khi thấy bóng người”.

Kết cục, 140 ha, trong tổng số 196 ha lúa hè-thu của HTX Hoành Vinh mất trắng vì “giặc chuột”.

Đắng lòng nông dân

Chủ nhiệm HTX Thống Nhất Nguyễn Duy Viên lo lắng: “Cách đây mấy ngày chỉ có khoảng 10 ha của HTX bị mất vì chuột thôi, mà nay diện tích đó đã tăng lên. Chỉ sau một đêm, nếu không có biện pháp quyết liệt thì thiệt hại vì chuột chắc chắn sẽ tăng vùn vụt. Nguy cơ nhất là khi chuột tàn phá xong các chân ruộng ở Hoành Vinh thì nhanh chóng “tấn công” lên Thống Nhất ngay. Vì thế chủ trương của thôn là vận động bà con nông dân gặt sớm, bằng phương châm xanh nhà hơn già đồng. Vớt vát chút gì còn có thể”.

Mỗi đêm có hàng trăm con chuột bị tiêu diệt, nhưng chuột vẫn không giảm.

Ông Nguyễn Duy Viên làm một phép toán giản đơn để thấy cái lỗ không biết lấy khoản nào để bù đắp lại cho nông dân và cho HTX của ông khi thực hiện tốt chủ trương bảo đảm diện tích vụ hè-thu của xã An Ninh và huyện Quảng Ninh: “Chúng tôi bỏ ra 130 triệu đồng cho việc diệt chuột, chưa kể tiền các khoản dịch vụ khác như cày bừa, phân bón, thuốc trừ sâu... Trong lúc đó nếu được mùa hè-thu, HTX thu sản lượng 2 tạ/ha (18 tấn cho diện tích 90 ha) quy thành tiền khoảng 100 triệu đồng, vị chi là lỗ 30 triệu đồng. Đó là được mùa, còn nay mất mùa vì chuột, lỗ nặng nề hơn. Tình hình như thế này nếu không có sự quan tâm, hỗ trợ của cấp trên thì nông dân và các HTX ở An Ninh không có điều kiện để phục hồi sản xuất ở các vụ mùa tiếp theo”.

Đắng lòng nông dân... đó là cảm nhận của chúng tôi khi cùng bà con ra đồng. Trên những chân ruộng trải dài tít tắp ra phía Thượng Mỹ Trung, cây lúa hè thu xác xơ, đôi chỗ còn sót lại vài bông. “Giặc chuột” tràn qua, tan hoang ở lại. Một số diện tích hiếm hoi tránh khỏi nạn chuột, bông lúa nặng trĩu. Chủ tịch xã Nguyễn Văn Đồng nói rằng: “Xem như hơn 800 tấn thóc của Hoành Vinh dâng cả cho chuột. Nếu xã An Ninh đạt năng suất lúa hai vụ như mọi năm, bình quân mỗi khẩu đến 1,4 tấn lúa. Nhiều địa phương khác trồng lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực cho từng hộ gia đình thì với An Ninh, sản xuất nông nghiệp định hình là một nền sản xuất hàng hóa. Mất mùa, nông dân xót công, xót của”.

Lại nghe tiếng ông Võ Doãn Dực xót xa: “Khi vận động nông dân bỏ lúa tái sinh, cố gắng bảo đảm diện tích lúa hè-thu, cán bộ về sát tận chân ruộng, động viên, khích lệ. Bây giờ dân cần một sự chia sẻ thì vắng bóng cán bộ cấp trên. Việc “giặc chuột” phá nát đồng Hoành Vinh công văn, báo cáo chúng tôi đã gửi cho các cấp, ngành rồi... Đắng lòng lắm!”.

Cụ Võ Doãn Vệ hè-thu năm nay làm 1 mẫu ruộng, bây giờ thì trắng tay. “Chẳng biết bông lúa trổ ra răng cả-cụ nói-vì chuột hắn tàn phá từ khi cây lúa đang làm đòng, cháu ạ! Dân Hoành Vinh không làm ruộng thì chẳng biết làm chi mà ăn”.

Trên cánh đồng Hoành Vinh, anh nông dân Võ Doãn Dụng chân bước thấp, bước cao, tiếng được, tiếng mất: “Trắng tay rồi chú ơi! Trắng đến 3 mẫu ruộng chứ ít ỏi chi mô”. Anh Dụng ngồi thụp xuống giữa thửa ruộng chỉ còn trơ gốc rạ của mình, tay mân mê từng cọng cây lúa sót lại sau nạn chuột- Gần 2 chục triệu đồng bỏ ra chứ ít mô, nông dân như tui biết lấy khoản chi bù vào mà trả nợ. Rồi vụ sau tiền mô mà mua phân, mua giống, thuê cày bừa...?

Câu hỏi đắng đót của anh Dụng, của hàng trăm nông dân đang trắng tay ở xã An Ninh vì một vụ mùa thất bát, vì “giặc chuột” đang rất cần sự chung tay các cấp, ngành ở huyện Quảng Ninh.

Thanh Long

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang