• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“4 nhà” cùng ra đồng

Nguồn tin: SGGP, 27/08/2007
Ngày cập nhật: 29/8/2007

“4 nhà” cùng ra đồng.

Bà con nông dân vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) rất phấn khởi với kết quả thu hoạch khoảng 1 triệu ha lúa vụ hè-thu năm 2007, vừa được mùa, vừa được giá. Năng suất trên 5 tấn/ha, giá lúa tùy theo loại, từ 2.600 - 3.600đ/kg. Toàn vùng chỉ có 50.667 ha nhiễm rầy nâu, chiếm 3% diện tích cả vùng. Đặc biệt, chỉ có 34 ha bị nhiễm bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá.

Vụ đông-xuân năm 2006, các tỉnh vùng ĐBSCL bị dịch bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá hoành hành dữ dội, Trà Vinh là một trong những tỉnh bị thiệt hại khá nặng nề. Các cánh đồng của huyện Châu Thành, Trà Cú, Cầu Ngang kể như mất trắng. Chỉ tính mức thiệt hại của huyện Tiều Cần, tuy không bị mất trắng, theo ông Trương Văn Út, Phó Chủ tịch UBND huyện Tiều Cần cho biết là so với năng suất vụ đông-xuân năm 2005, thì mỗi hécta giảm 1,2 tấn. Diện tích canh tác toàn huyện là 12.000 ha, như vậy mức thiệt hại trên dưới 14.000 tấn, tính bình quân 2.500đ/kg lúa, thì toàn huyện thiệt hại khoảng 40 tỷ đồng. Như vậy, sự thiệt hại của các huyện mất trắng phải hơn rất nhiều lần.

Trước sự kiện rầy nâu phá hoại lúa trên diện rộng, dẫn đến bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều mặt trong đời sống đối với bà con nông dân ĐBSCL. Muốn khắc phục dịch bệnh nguy hiểm này để bà con yên tâm bước vào vụ hè-thu, lần đầu tiên, “4 nhà” cùng bắt tay ra đồng, xem đây là một trận diệt rầy quy mô.

Trước tiên là Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật (BVTV) An Giang hỗ trợ cho bà con nông dân giống và các loại thuốc chống rầy miễn phí, chi phí khoảng 500 triệu đồng, Ngoài ra, công ty còn cử 50 kỹ sư nông nghiệp đến cùng ăn, cùng ở, cùng bàn bạc và cùng ra đồng với bà con nông dân. Họ đã đến từng hộ nông dân để vận động, giải thích cho bà con hiểu thế nào là dịch bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá do rầy nâu gây ra.

Để khắc phục dịch bệnh này, yêu cầu bà con phải làm theo các bước quy trình kỹ thuật do cán bộ kỹ thuật chuyên trách hướng dẫn như: chủ động tưới tiêu, thay đổi mùa vụ, thay đổi giống, dùng thuốc bảo vệ thực vật đúng liều, đúng thuốc… Tuy nhiên, do phần đông các hộ nơi đây là bà con dân tộc Khmer, còn mang nặng tư tưởng ỷ lại, trình độ sản xuất thấp, nên khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật còn nhiều hạn chế.

Do vậy, bước đầu việc thực hiện gặp nhiều khó khăn, chưa được sự đồng tình của mọi người. Anh Lê Văn Xiêm, một trong 50 kỹ sư trẻ do Công ty cổ phần BVTV An Giang cử xuống cùng bám sình, lội ruộng với bà con cho biết: “Sau khi nghiên cứu tập quán sản xuất của bà con, chúng tôi đã rút ra một phương thức sản xuất mới là “sạ hàng, lượng giống ít, không dưỡng lúa lẫn”. Với phương thức này, phải nhổ bỏ lúa lẫn, là lúa rụng dưới đất mọc lên lẫn lộn, làm lúa sạ không phát triển mạnh. Khi sạ thì theo hàng theo lối, chỉ sử dụng 8kg giống/công đất.

Còn sạ lan như trước kia, phải mất 25-30kg giống/công đất. Như vậy, theo phương thức sản xuất mới, vừa tiết kiệm giống, vừa giảm chi phí thuốc bảo vệ thực vật, lại dễ quản lý mà hiệu quả cao. Nhưng bà con không chịu, họ cho rằng, từ lâu gieo dày, lượng lúa giống nhiều gấp 3-4 lần so với hiện nay mà còn thất trắng, gieo ít giống quá, lấy gì mà ăn. Nhiều hộ phản ứng bằng cách không ra đồng, không gieo sạ”.

Hướng dẫn nông dân trộn lúa trước khi xuống giống. Ảnh: Nhật Ngân

Trước tình hình “phức tạp” như vậy, “3 nhà” còn lại (nhà nông không chịu hợp tác) quyết tâm cùng thực hiện cho bằng được, để dân thấy, dân sẽ tin. Ông Thạch Xê, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Trà Vinh, quả quyết như vậy. Thế là các cán bộ kỹ thuật của Chi cục BVTV tỉnh Trà Vinh và Công ty cổ phần BVTV An Giang cùng trộn giống, sạ hàng cho bà con. Điều đặc biệt quan trọng là ngay thời điểm này lại bị nước mặn xâm nhiễm, trong khi cây lúa con rất cần nước mà trong ruộng lại thiếu nước.

Không cách nào hơn, các cán bộ kỹ thuật phải túc trực tại ruộng, cứ 1 giờ là kiểm tra tình hình nước ngọt ngoài kênh một lần. Khi nào thấy độ nước ngọt đủ điều kiện phù hợp với cây lúa thì lập tức cho bơm nước vào ruộng. Nhiều bà con thấy mấy ông cán bộ nông nghiệp quá nhọc nhằn trên chính thửa ruộng của mình, chạnh lòng bèn ra đồng tiếp tay với họ.

Bà con nông dân rất cảm động khi Tiến sĩ Ngô Vĩnh Viễn, Viện trưởng Viện BVTV đã xuống tận ấp Cầu Tre xã Phú Cần huyện Tiểu Cần tỉnh Trà Vinh, cùng ra đồng và ân cần nhắn nhủ bà con: “Nếu vụ lúa đông-xuân được gọi là vụ lúa “mùa khô” thì vụ lúa hè-thu là vụ lúa “mùa mưa”. Đầu vụ thiếu nước, cuối vụ mưa nhiều và còn phải thu hoạch tránh lũ, theo mùa nước nổi vùng ĐBSCL. Cũng là lúc rầy nâu phát tán, sinh sản, do các địa phương lân cận thu hoạch lúa, rầy nâu bay khắp nơi.

Hiện nay, lúa đã lớn, chúng ta phải thường xuyên chăm sóc đồng nhiều hơn. Chỉ 1 con rầy có mang mầm bệnh, sẽ có khả năng truyền bệnh cho 8 cây lúa. Trong 1m² có 10 con rầy, nó sẽ truyền cho 80 cây lúa… Nếu chúng ta lơ là, sức gây bệnh và lây lan của nó rất lớn”.

Với kết quả thu hoạch vụ hè-thu ngoài sức mong đợi của mọi người đã làm cho tâm tư cùng những khúc mắc của bà con nông dân được giải tỏa mà không cần giải thích. Từ thực tiễn, họ đã hiểu ra, nên vui vẻ ra đồng, cùng dặm lúa, bón phân, khai nước và cùng cười trên cánh đồng lúa hè-thu, một vụ mùa bội thu để cùng bước vào vụ mới.

Thắng lợi vụ hè-thu này, không chỉ riêng nông dân vui mừng, mà ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng Giám đốc Công ty BVTV An Giang, cũng vui chung với niềm vui của bà con nông dân, ông nói: “Về phía công ty chúng tôi, ngay từ đầu vụ, đã phối hợp chặt chẽ với Viện BVTV, đưa ra quy trình nhằm chủ động phòng chống rầy nâu lan truyền bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá, kết quả là vụ hè-thu thành công tốt đẹp. Đây là sự minh chứng có tính thuyết phục nhất của sự liên kết “4 nhà” lại với nhau, vừa tạo ra cái thế đồng lòng, đồng bộ, là sức mạnh tổng hợp để đi đến thành công, Đó là cái cốt lõi để dân tin, dân làm theo”.

Nguyễn Tường Lộc

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang