• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Cánh đồng mẫu lớn”, giải pháp nâng cao thu nhập cho người nông dân

Nguồn tin: Báo Ninh Bình, 23/08/2013
Ngày cập nhật: 27/8/2013

Mô hình sản xuất “Cánh đồng mẫu lớn” được Bộ Nông nghiệp&PTNT triển khai sớm ở các tỉnh phía Nam từ vụ đông xuân 2011 - 2012. Các tỉnh phía Bắc triển khai muộn hơn, nhưng nhiều địa phương đã nhanh chóng hưởng ứng và đến vụ mùa 2012 đã có 10 tỉnh triển khai với tổng diện tích là 12.280 ha. ở Ninh Bình, Yên Khánh là huyện đầu tiên triển khai thực hiện mô hình này trên cây lúa tại 7 xã trong vụ đông xuân 2011 - 2012.

Thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hoàn ở Yên Khánh. Ảnh: Thế Minh

“Con thuyền sản xuất lớn”

Mục tiêu chung của dự án “Cánh đồng mẫu lớn” là: Hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao, đưa giá trị tăng từ 1,2 - 1,3 lần so với cấy lúa đại trà, góp phần xây dựng cánh đồng 120 - 130 triệu đồng/ha. Từng bước điều chỉnh tiêu chí xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo hướng GAP, xác định bộ giống xuất khẩu cho từng cánh đồng có quy mô diện tích phù hợp với cánh đồng mẫu lớn, có khả năng đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Mục tiêu cụ thể là: Từng bước hình thành tập quán, hình thức sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung; hình thành những vùng sản xuất lúa chất lượng cao hàng hóa tập trung, quy mô 700 ha/vụ và mở rộng qua các năm. Từ thực tiễn đánh giá rút kinh nghiệm và hoàn thiện mô hình sản xuất theo tiêu chí của "Cánh đồng mẫu lớn" (diện tích phải từ 100 ha trở lên; gieo cấy cùng một loại giống lúa, đồng trà; cùng thực hiện một quy trình kỹ thuật canh tác; đưa máy móc vào thực hiện các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch; phối hợp với các doanh nghiệp tổ chức thu mua sản phẩm), Yên Khánh đã bố trí 7 vùng sản xuất tại các xã: Khánh Nhạc, Khánh Cư, Khánh Hải, Khánh Vân, Khánh Mậu, Khánh Hội, Khánh Thủy. Khi triển khai xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn”, vấn đề đặt ra là để đạt được tiêu chí về diện tích (100 ha) phải gộp diện tích của 600 đến 800 hộ, trong khi đó tư tưởng và kinh nghiệm gieo cấy lúa của nhiều hộ lại khác nhau, rất khó có sự đồng thuận trong việc đồng trà, đồng giống. Ban Thường vụ Huyện ủy đã phân công các cán bộ, đảng viên làm tốt công tác tuyên truyền tại cơ sở, gia đình đảng viên phải là người noi gương làm trước. Ngay trong vụ sản xuất đầu tiên, 7 vùng sản xuất theo quy mô “Cánh đầu mẫu lớn” gieo cấy 790 ha giống lúa QR1 (đạt 113% kế hoạch) và có tới 5.501 hộ tham gia, cụ thể: Khánh Cư có 843 hộ, Khánh Vân 758 hộ, Khánh Hải 879 hộ, Khánh Nhạc 1.015 hộ, Khánh Hội 735 hộ, Khánh Mậu 685 hộ, Khánh Thủy 586 hộ.

GS.TS Đỗ Năng Vịnh (Viện Di truyền nông nghiệp) - nhà khoa học từng sát cánh cùng doanh nghiệp và nông dân huyện Yên Khánh trong việc đưa giống lúa QR1 vào gieo cấy, cho rằng: Để các giống lúa mới đến được với nông dân cần thiết phải liên kết chặt chẽ giữa nhà khoa học, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người nông dân. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ở Yên Khánh với hàng nghìn hộ gia đình cùng tham gia và ông gọi đó là “Con thuyền sản xuất lớn” ở Ninh Bình. Hàng nghìn hộ gia đình nông dân đồng tình, cùng tham gia sản xuất lúa QR1 thương phẩm. Đây là mô hình sản xuất lớn với quy mô công nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp rất ấn tượng và chỉ gieo cấy 1 giống trên diện tích hàng trăm ha, người nông dân đều phải tuân thủ quy trình kỹ thuật canh tác, quá trình làm đất, thu hoạch bằng máy và sản phẩm sản xuất ra một phần được bao tiêu, tiêu thụ … Trong mô hình “con thuyền lớn” thì vai trò của doanh nghiệp rất quan trọng, giống như người cầm cờ đứng mũi thuyền và hứng chịu sóng gió của nền kinh tế; đằng sau doanh nghiệp là Nhà nước và chính quyền - tức là người cầm lái đưa ra cơ chế, chính sách đảm bảo cho nông dân và doanh nghiệp đi vào sản xuất lớn. Nông dân là động cơ của con thuyền, là nước đỡ con thuyền đó để tiến lên. Nhà khoa học sẽ đứng ở mạn thuyền và có vai trò là cố vấn cho sản xuất…

Hiệu quả kinh tế rõ rệt

Đồng chí Trần Ngọc Diệp, Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Yên Khánh cho biết: Vụ đông xuân 2012, toàn bộ diện tích trong dự án được gieo cấy ở trà xuân muộn với hình thức gieo sạ (thực hiện ở xã Khánh Hải 100 ha, Khánh cư 40 ha), số còn lại gieo mạ và cấy theo hình thức truyền thống. 100% diện tích trong vùng dự án đã được các HTX nông nghiệp tổ chức làm đất bằng máy, đảm bảo chất lượng và thời vụ. Xã Khánh Hải, Khánh Cư đã áp dụng hình thức gieo vãi giảm được 1 công cấy/sào (tương đương với 27 công/ha), giảm được chi phí, chủ động được thời vụ và đẩy nhanh tiến độ sản xuất. Các hộ nông dân tham gia dự án đã tích cực áp dụng các tiến bộ KHKT vào khâu chăm sóc, BVTV, điển hình như: sử dụng phân bón NEB-26 thay thế 50% lượng đạm urê, đồng thời hạn chế được sâu bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe nhân dân; chăm sóc, bón phân đúng theo quy trình kỹ thuật; chỉ phun thuốc phòng trừ sâu bệnh khi tới “ngưỡng”…

Do được gieo cấy đồng trà, cùng giống nên thời gian thu hoạch lúa tập trung và có điều kiện để đưa cơ giới hóa vào khâu thu hoạch nhằm giải phóng nhanh đồng ruộng; thay thế sức lao động, tiết kiệm chi phí và hao hụt trong quá trình sản xuất. Đã có 22 máy gặt đập liên hợp tham gia thu hoạch lúa với 1 máy thay thế khoảng 75 lao động, tiết kiệm chi phí trong khâu thu hoạch khoảng 2.700.000 đồng/ha. Năng suất lúa thực thu trong vùng đạt từ 230 - 260 kg/sào (tương đương 64 - 68 tạ/ha), cao hơn so với sản xuất đại trà khoảng 10% (điển hình là ở vùng sản xuất Khánh Thủy, Khánh Mậu, Khánh Nhạc…). Về tiêu thụ, Tổng Công ty Lương thực miền Bắc đã ký hợp đồng thu mua trên 100 tấn lúa thương phẩm QR1, giá tại thời điểm vụ đông xuân năm 2012 là 7.100 đồng/kg. Tính toán sơ bộ, các vùng thực hiện "Cánh đồng mẫu lớn" của huyện đã tạo ra được khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, tập trung, với sản lượng ước đạt 5.450 tấn. Khi thực hiện mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" áp dụng cùng quy trình kỹ thuật, đưa cơ giới hóa vào sản xuất từ khâu làm đất, gieo cấy đến thu hoạch đã giảm chi phí sản xuất từ 2.700.000 - 3.000.000 đồng/ha (nếu gieo vãi giảm ở khâu cấy 1.930.000 đồng/ha; phân bón giảm được 1.230.000 đồng/ha; khâu thu hoạch giảm được 1.120.000 đồng/ha; phòng trừ sâu bệnh giảm được 280.000 đồng/ha…). Thu nhập của người nông dân tham gia mô hình cao hơn so với sản xuất đại trà từ 4.600.000 - 5.500.000 đồng/ha, tăng khoảng 18%;

Từ kết quả đó, vụ mùa năm 2012, huyện Yên Khánh đã mở rộng diện tích “Cánh đồng mẫu lớn” ra các địa phương khác theo quy mô từ 40 - 50 ha/cánh đồng trở lên. Đến vụ mùa 2012 có thêm 7 xã tham gia đạt diện tích 1.400 ha và vụ đông xuân 2012 - 2013 tất cả các xã, thị trấn còn lại đều tham gia, tổng diện tích gieo cấy là 1.700 ha. Ông Nguyễn Xuân Trường, Bí thư Đảng ủy xã Khánh Cư cho biết, qua ba vụ triển khai, “Cánh đồng mẫu lớn”, đã đạt được hiệu quả rõ rệt: Việc gieo cấy đồng trà đã giúp cho công tác phòng trừ sâu bệnh tốt, tập trung hơn; công diệt cỏ cũng giảm hẳn, 1 người trong 1 buổi chiều có thể làm được 5-6 sào ruộng; công tác thủy lợi, việc điều tiết nước cũng dễ dàng; Lợi nhất là khi thu hoạch, máy móc hoạt động thay sức người nên giảm chi phí, nếu làm thủ công thì một sào ruộng phải mất 1 công tương đương với 200.000 đồng, ngoài ra còn mất thêm 2 công lao động để tuốt, sấy nhưng đưa máy móc vào thì chỉ mất 110.000 đồng/sào, tối thiểu cũng phải giảm được 1/2 công lao động.

Bên cạnh đó, do sản xuất cùng giống, cùng trà và cùng điều kiện chăm sóc nên sản phẩm lúa trong vùng dự án có độ đồng đều cao, chất lượng đảm bảo. Đồng chí Vũ Thiện Quý, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thực hiện mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" với việc sản xuất lúa hàng hóa chất lượng cao là cơ sở và điều kiện tiền đề để tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và là một trong các giải pháp nhằm thực hiện tiêu chí phát triển kinh tế trong Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới đã và đang được triển khai ở các vùng quê. Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện thu nhập cho người nông dân, giải pháp tối ưu nhất là tăng năng suất cây trồng, tiết giảm chi phí sản xuất. Đối với sản xuất lúa, năng suất thì gần như đã kịch trần, vấn đề còn lại là tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu suất lao động. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” là biểu hiện cụ thể, sinh động về việc tiếp thu, ứng dụng các tiến bộ KHKT mới vào trong sản xuất với kết quả là giải phóng sức lao động nặng nhọc cho người nông dân, giải quyết được tình trạng thiếu hụt nhân lực lúc mùa vụ, giảm được chi phí trong sản xuất thông qua việc áp dụng đồng loạt quy trình kỹ thuật canh tác và đưa máy móc vào đồng ruộng.

Từ kết quả của mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” trên cây lúa, Yên Khánh đang nghiên cứu, khảo sát và tiến tới xây dựng mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ở vụ đông trên các loại cây: rau, lạc, ngô... quy mô từ 5 ha trở lên nhằm không ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Đinh Chúc

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang