• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cắt lúa thuê trên vùng lũ: Cắt lúa... chạy đồng!

Nguồn tin: SGGP, 21/08/2007
Ngày cập nhật: 23/8/2007

Các tỉnh vùng lũ ở ĐBSCL như: An Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, Long An… đang vào giai đoạn cao điểm thu hoạch lúa hè thu. Những ngày này, dân nghèo các nơi kéo về đây cắt lúa thuê rất đông. Dọc theo các tuyến kênh xuất hiện hàng loạt căn “chòi tạm” làm nơi trú đêm của dân cắt lúa.

Cắt lúa... chạy đồng!

Người dân nghèo Trà Vinh đi cắt lúa thuê trên đồng Hòn Đất, Kiên Giang

Quệt những giọt mồ hôi chảy dài trên mặt, dì Hai Sương lấy phích nước đá rót đầy ca rồi uống một hơi hết sạch. Dì bảo: “Sau đợt mưa dầm, mấy ngày nay nắng gắt trở lại; cắt lúa mệt lả người nhưng phải ráng làm bởi bà con kêu đông quá, cắt hổng kịp”. Hàng năm cứ đến vụ hè thu là dì rời quê ở xã Hòa An, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) ngược lên vùng lũ An Giang cắt lúa. Cả nhà hơn chục người gồm con ruột, con dâu, rể, cháu… xuống ghe chạy thẳng vào Hòn Đất (Kiên Giang) để cắt lúa thuê.

Miệt đồng Hòn Đất rộng bạt ngàn, số hộ canh tác vài trăm công rất nhiều nên chỉ cần một vài “mối” kêu là cắt… mệt xỉu!. Giá công cắt lúc này từ 120.000đ-150.000đ/công đối với lúa đứng, còn lúa đổ ngã từ 200.000đ-220.000đ/công trở lên. Dì Hai tính toán: “Trung bình mỗi người cắt được một công lúa/ngày, lãnh 100 công cả gia đình xoay chỉ 10 ngày là xong, nhưng cũng vất vả lắm”.

Thật ra, chuyện dì Hai và các con vào Hòn Đất cắt lúa mới được 5 năm nay. Do làm ăn thất bại nên mấy công đất ở quê bán hết để trả nợ, gia đình đông người nhưng không còn ruộng, lại không có nghề buộc lòng phải đi làm thuê kiếm sống. Cứ tới mùa lúa thì cắt lúa từ đồng Hòn Đất sang Thanh Bình, Hồng Ngự (Đồng Tháp)… hết đồng này lại “chạy” sang đồng khác. Qua mùa lúa, đi làm cỏ, tưới vườn, đào mương, vác đất… ai kêu gì làm nấy. Dù vậy, mùa cắt lúa vẫn là chủ lực của gia đình dì bởi có thu nhập nhiều nhất.

Bữa cơm nghèo của dân cắt lúa thuê . Ảnh: H.P.L.

Cũng đi cắt lúa thuê, hoàn cảnh chị Út Khiêm, ở Cầu Kè (Trà Vinh) còn vất vả hơn. Chồng mất sớm để lại 3 con thơ dại, một mình chị vừa làm mướn nuôi con vừa lo trả nợ. Mấy ngày nay, chị và đứa con 14 tuổi mỗi ngày cắt được 1,5 công, được khoảng 230.000đ. Chị tâm sự: “Tội nghiệp thằng nhỏ, nhà nghèo không được đi học, mới lớn lên đã lôi đầu ra đồng cắt lúa. Nhiều bữa nắng quá nhưng cố cắt cho xong, về nhìn mặt mũi nó đỏ au như con tôm luộc thấy thương lắm…”.

Theo chị Thạch Thị Nhàn, “cắt lúa vất vả lắm, nắng suốt ngày và thường hay bị đau lưng, nên ai làm không quen hổng thể theo suốt mùa được”. Hôm nào khỏe mạnh thì chị cắt luôn buổi trưa, còn khi nắng gắt thì chuyển sang cắt buổi chiều hoặc cắt ban đêm… Chị Nhàn kể: “Những lúc thu hoạch rộ, cắt lúa ban đêm dưới ánh trăng vui lắm. Cứ 6g chiều là cả nhóm ra ruộng “bắt công” cắm ranh. Giao kèo, ai cắt rồi sớm sẽ được thưởng một nồi chè hoặc nồi cháo khuya. Cắt ban đêm mát mẻ, lại “thi” nên cắt rất nhanh”. Thông thường qua mùa cắt lúa, bình quân thu nhập được 4-5 triệu đồng/người, đủ sống.

Chuyện dài... thiếu công cắt lúa

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL phân tích: “Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu công cắt lúa. Trước nhất, năm nay Bộ NN-PTNT chủ trương gieo sạ đồng loạt ở các tỉnh ĐBSCL nhằm “né rầy”, nên nhiều nơi thu hoạch cùng lúc dẫn đến không đủ công cắt. Mặt khác, nhiều thanh niên nam nữ nông thôn kéo nhau lên TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… làm công nhân ở các khu công nghiệp rất đông, ít ai chịu ở quê đi cắt lúa mướn. Lực lượng thiếu hụt, trong khi nhu cầu thu hoạch lúa đồng loạt nên dẫn đến thiếu công cắt”.

Cũng theo tiến sĩ Bảnh, thông thường lúa chín từ 80% – 90% thu hoạch là vừa, nếu lúa chín trên 90% thậm chí 100% trở lên tỷ lệ hao hụt sẽ rất cao. Lúc này năng suất lúa bị giảm do rụng nhiều và chất lượng cũng giảm theo, hạt gạo khi xay dễ bị gãy. Thạc sĩ Trần Quang Củi, Phó Giám đốc Sở NN- PTNT Kiên Giang thừa nhận: “Toàn tỉnh có trên 257.000ha lúa hè thu, nhiều nơi thu hoạch cùng lúc nên thiếu nhân công cắt lúa liên tục. Nhiều năm qua, ngành nông nghiệp rối rắm việc này nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục được”.

Giải pháp cấp bách hiện thời là tăng cường cơ giới hóa trong thu hoạch lúa. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh trăn trở: “Đến thời điểm này hệ thống máy gặt đập liên hợp và máy cắt ở ĐBSCL chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cơ giới hóa trên đồng ruộng rất chậm chưa đạt yêu cầu”. Cũng theo tiến sĩ Bảnh, nhược điểm của máy cắt xếp dãy là không có nhân công đi kèm để gom lúa, buổi sáng lúa ướt khó cắt… Vả lại, vụ hè thu thường bị mưa dầm nên máy cắt đành… chịu thua? Mặt khác, đồng ruộng ở ĐBSCL manh mún nên hạn chế việc cơ giới hóa.

Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng, cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa tới đây phải thực hiện càng nhanh càng tốt, “sản xuất lúa phải tính đến cắt máy chớ không trông chờ cắt tay thủ công hoài được”. Tiến sĩ Bảnh đề xuất, các tỉnh nên có chính sách hỗ trợ các HTX, hộ nông dân… mua máy, khuyến khích doanh nghiệp và cá nhân chế tạo máy. Song song đó, tính toán nhập máy hoặc nhập linh kiện từ nước ngoài. “Có thể liên doanh với các nước sản xuất máy gặt tại Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp mới mong đẩy mạnh cơ giới hóa được”, ông nói.

HUỲNH PHƯỚC LỢI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang