• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Một tỉ phú trẻ làm giàu nhờ trái nhãn

Nguồn tin: BTre, 21/08/2007
Ngày cập nhật: 22/8/2007

Nghề mua bán nhãn đã giúp đôi vợ chồng nghèo Hiếu – Tuyền thành tỉ phú Lê Trung Hiếu (ở xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) chỉ học hết lớp 7, nhưng cách tính toán trong làm ăn của anh đã khiến nhiều người phải nể. Năm nay mới 32 tuổi, anh đã nắm trong tay tài sản bạc tỉ.

Khởi nghiệp gập ghềnh

Quê gốc của Lê Trung Hiếu ở ấp 3, nhưng anh ra cặp sông Giao Hòa gần dốc cầu An Hóa (xã Long Hòa) thuê đất cất nhà để tiện bề kinh doanh. Nhà anh – cơ sở thu mua nhãn Hiếu - Tuyền – thật dễ tìm, bởi ở khu vực An Hóa, Long Hòa ai cũng biết anh là một đại gia trẻ tuổi, làm ăn giỏi. Tôi vừa gợi hỏi chuyện làm giàu của anh, thì được anh giới thiệu thêm là mình đang đầu tư mở quán bán buôn phục vụ công nhân ở Khu công nghiệp Giao Long (xã Giao Long, huyện Châu Thành). “Anh định chuyển nghề bỏ công việc làm nhãn hiện tại?” Tôi hỏi. Anh Hiếu trả lời: “Làm gì có chuyện đó. Làm nhãn giúp tôi từ nghèo khó được như hôm nay thì đâu lý do gì phải sang ngang. Nghề nhãn chủ yếu làm trong 6 tháng thôi, thời gian còn rảnh rỗi nên tôi mở quán buôn bán để kiếm thêm chút đỉnh. Đất mình nằm ngay mặt tiền kinh doanh mà để không uổng lắm!”.

Không ít người e ngại khi nói cho người khác biết về chuyện làm ăn, kinh doanh của mình, nhưng anh Hiếu thì sốt sắn về thành quả anh đang có, bởi như lời anh nói: “Tôi từ nghèo khó đi lên bằng chính đôi tay của mình thì có gì phải sợ, phải giấu. Chuyện làm ăn mỗi người một cách, nhưng theo suy nghĩ của tôi trong làm ăn có bại có thắng, nhưng có quyết tâm thì trước sau cũng thành công”.

Quay về quá khứ của anh thanh niên trẻ Lê Trung Hiếu từ khi lập gia đình năm 1994 mới thấy được khởi nghiệp lúc đầu của anh quả không bằng phẳng mà còn lắm gập ghềnh. Anh phải trải qua nhiều nghề, cùng với ý chí quyết tâm làm giàu, cách làm ăn, tính toán hợp lý đã giúp anh trở thành một tỉ phú trẻ.

Ngày anh Hiếu và chị Tuyền cuới nhau, khi ra riêng anh chị được cha mẹ hai bên cho 8 công đất và hơn 1 lượng vàng. Đất của anh chủ yếu trồng mía, nhưng do giá mía thời điểm đó chưa tới 200.000 đồng/tấn nên cuộc sống của gia đình anh luôn chật vật. Nếu chỉ bám vào chuyện làm nông là trồng mía thì khó lòng khá được.

Thế là anh Hiếu bàn với vợ bán vàng mua ghe đi buôn. Đôi vợ chồng trẻ từ đất Bến Tre theo đường sông về đến Kinh Cùng (tỉnh Cần Thơ – nay là Hậu Giang) mua mật đường về bán lại cho các lò kết ra đường cát ở Bến Tre để kiếm lời. Hơn 1 năm sống nghề sông nước, anh Hiếu nhìn lại cuộc sống vẫn không dư giả. Anh quyết định bỏ nghề đi buôn mật.

“Thua keo này, bày keo khác” anh chuyển sang làm lò đường. Năm 1995, gom góp vốn luyến trong nhà, mượn thêm tiền người thân, tiền vay bên ngoài được gần 100 triệu đồng, anh Hiếu đầu tư xây dựng lò đường ở xã Long Hòa. Lúc đó, anh là ông chủ lò đường mới 20 tuổi. Nhưng con đường làm ăn của anh vẫn chưa được “hanh thông”. Lò đường của anh hoạt động không hiệu quả, có năm còn thua lỗ. Năm 1998 anh Hiếu phải giải thể lò đường để quay lại nghề buôn trên sông.

Làm giàu nhờ trái nhãn

Hưởng ứng phong trào trồng nhãn ở địa phương, năm 1996 Lê Trung Hiếu chuyển phần đất nhà sang trồng nhãn long. Với chiếc ghe 7 tấn sẵn có, anh Hiếu vừa thu hoạch nhãn nhà vừa làm thương lái thu gom nhãn của người dân trong xã và các xã lân cận để chở đi bán lại cho các vựa nhãn lớn ở huyện Chợ Lách (Bến Tre) và huyện Cái Bè (Tiền Giang) kiếm lời. Trong thời gian làm lái nhãn, anh Hiếu nghĩ đến việc vùng mình trồng rất nhiều nhãn, nhưng sao chưa có điểm thu mua? Vốn ít, cũng chưa biết bán nhãn ra thị trường như thế nào, nên anh không thể mở điểm thu mua lớn mà mời các chủ vựa nhãn ở Chợ Lách, Cái Bè về Long Hòa làm ăn. Anh bàn với cha mẹ ruột đầu tư xây lò sấy nhãn và cơ sở thu mua nhãn cho các chủ vựa ở nơi khác đến thuê. Bản thân anh nhận nhiệm vụ thu mua nhãn cung cấp cho các vựa. Với cách làm này mà khi vào vụ nhãn từ tháng 5 đến tháng 11 anh Hiếu đạt lợi nhuận vài chục triệu đồng.

Thấy làm ăn thuận lợi, năm 2000, anh Hiếu đầu tư xây dựng thêm 3 vựa mua nhãn và tiếp tục mời các lái lớn về làm ăn. Lợi nhuận từ việc cho thuê điểm mua nhãn và chở nhãn bán, vào vụ nhãn mỗi tháng anh thu lợi nhuận gần 20 triệu đồng. Tuy nhiên, việc kết hợp làm ăn này đến năm 2001 bị tan rã do các chủ cơ sở mua nhãn thường xuyên gây khó khăn trong việc trả tiền bạc cho anh và các chủ vườn nhãn. Sợ mất uy tín khi việc làm ăn của mình đang tiến triển, anh Hiếu quyết định không kết hợp với các chủ vựa thu mua nhãn nữa mà tự mua nhãn thông qua trung gian xuất đi Trung Quốc.

Và một lần nữa, anh Hiếu lại không hài lòng với công việc hiện tại. Mình mang tiếng bán hàng ra nước ngoài nhưng qua tay người khác nên thường xuyên bị ép giá, lại bị thua lỗ. Rồi nghĩ đến thiệt thòi của người dân khi giá nhãn xuống thấp, anh Hiếu quyết phải là người xuất hàng trực tiếp.

Nhớ lại quyết định làm xuất khẩu nhãn trực tiếp, anh Hiếu kể: “Mang tiếng là buôn bán chứ thật ra tôi không khác gì một nông dân thích ăn chắc mặc bền, nhưng bị ép quá phải tìm lối thoát. Nếu không có vợ tôi động viên để làm liều đi Trung Quốc một chuyến thì nghề của tôi bây giờ có lẽ cũng khác. Trong lúc tôi do dự có nên đi nước ngoài hay không vì tôi chưa đi bao giờ thì vợ tôi khuyên “Anh cứ đi, đừng lo sợ. Đi để người ta biết sản phẩm của mình là do đôi tay mình làm, có chất lượng người ta sẽ chọn”.”

Được vợ động viên, gần tết năm 2005 anh Hiếu trực tiếp theo xe hàng chở nhãn do mình thu mua đi thẳng sang Trung Quốc chào hàng. Kết quả, anh đã ký được hợp đồng với khách hàng bên đó. Tính ra, nếu xuất được trực tiếp, anh Hiếu đạt lợi nhuận gấp 10 lần so với lợi nhuận xuất hàng qua trung gian và ít khi thua lỗ. Với việc xuất hàng trực tiếp, khi vào mùa nhãn mỗi ngày anh Hiếu thu mua của chủ vườn từ 20 – 30 tấn nhãn, chủ yếu là nhãn tiêu quế rồi chở đi bằng xe côngtenơ.

Kể từ khi anh mở điểm thu mua nhãn và bán thẳng ra nước ngoài, người dân trồng nhãn bán được giá hơn vì không phải thông qua nhiều trung gian. Giá nhãn tiêu quế được cơ sở Hiếu - Tuyền mua ở mức thấp nhất là 3.500 đồng/kg và cao nhất 12.000 đồng/kg. Vào vụ làm nhãn cơ sở của anh Hiếu giải quyết việc làm thường xuyên cho 200 công nhân với mức thu nhập 40.000 – 80.000 đồng/người/ngày.

Bản thân anh Hiếu mỗi mùa nhãn thu lợi nhuận trên 200 triệu đồng cùng với việc cho thuê 1 điểm thu mua nhãn và 1 lò sấy nhãn giá 45 triệu đồng/năm. Cộng tất cả các khoản huê lợi từ 18 công đất đang trồng nhãn và dừa xiêm xanh, anh Hiếu có thu nhập gần 300 triệu đồng/năm. Theo tính toán của anh Hiếu giá trị tài sản của anh hiện có khoảng 3 tỉ đồng.

Năm 2006, Lê Trung Hiếu được tuyên dương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của tỉnh Bến Tre.

Cao Dương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang