• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Rau an toàn Hà Nội vào nề nếp: Ổn khâu sản xuất

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 01/08/2013
Ngày cập nhật: 3/8/2013

Sau 3 năm triển khai Đề án rau an toàn (2009 - 2012), TP Hà Nội đã đạt được kết quả rất đáng khích lệ khi hình thành lên những vùng chuyên canh rau tập trung mà ở đó khâu SX đã cơ bản ổn định.

Đã có hình hài

Theo Chi cục BVTV Hà Nội, tính đến hết năm 2012, trên địa bàn TP đã có 3.800 ha RAT, tập trung tại 93 xã trọng điểm về trồng rau và đã được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện SX RAT. Trong năm 2013 này, Hà Nội tiếp tục mở rộng thêm 700 ha, nâng diện tích RAT lên 4.500 ha trên địa bàn 170 xã, phường.

Bên cạnh đó, thời điểm này các địa phương đã lập 31 dự án xây dựng vùng RAT tập trung, với tổng diện tích là 2.080 ha, trong đó có 9/31 dự án đã được phê duyệt dự án đầu tư và đang thi công; một số dự án đã thi công xong và đang đưa vào sử dụng như: Yên Mỹ, Duyên Hà (Thanh Trì), Thanh Đa (Phúc Thọ), Thuỵ Hương (Chương Mỹ)…;

18/31 dự án đã được TP chấp thuận cho phép thực hiện chuẩn bị đầu tư. Ngoài ra, trên địa bàn TP còn có 26 cơ sở sơ chế của các HTX, DN đang hoạt động có công suất trung bình 200 - 1.000 kg/cơ sở/ngày.

Hiện tại, ngoài các chợ đầu mối bán rau thông thường, Hà Nội tiếp tục mở rộng các cửa hàng, các điểm bán RAT (59 cửa hàng được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh RAT, sản lượng tiêu thụ bình quân trong ngày 50 - 120 kg/cửa hàng). Bên cạnh đó, còn có 35 siêu thị đang bán RAT, với sản lượng bình quân 80 - 120 kg/siêu thị/ngày.

Đặc biệt, Hà Nội đã xác định được 300 điểm bán, phân phối RAT, trong đó chính thức vận hành được 80 điểm phân phối RAT tại các khu dân cư, cơ quan, đơn vị thuộc các quận: Thanh Xuân, Hà Đông, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình với mức tiêu thụ hiện tại bình quân đạt 100 - 200 kg rau/điểm/tuần.

Ông Nguyễn Hồng Anh, Phó Chi cục trưởng Chi cục BVTV Hà Nội nhấn mạnh, đây là năm thứ 4 Hà Nội triển khai chương trình RAT. Mặc dù vẫn còn rất nhiều khó khăn trước mắt nhưng SX RAT của giờ đã có thể yên tâm. Nhiều vùng đã được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện SX RAT. Chi cục đang phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong công tác quản lý chất lượng.

“Cái được lớn nhất sau 3 năm triển khai là đã hình thành được các vùng SX RAT trong quy hoạch, mà ở đó hệ thống nước tưới, kênh mương, giao thông nội đồng và môi trường cơ bản đạt yêu cầu. Về mặt nhận thức, trình độ dân trí và kỹ thuật SX rau của bà con đã được nâng cao. Ở các vùng RAT tuyệt đối không còn việc sử dụng phân tươi để tưới rau, thuốc BVTV ngoài danh mục cũng đã cơ bản chấm dứt nên chất lượng RAT được cải thiện rõ rệt.

Thực tế chứng minh, qua kiểm tra chất lượng mặt hàng RAT tại các vùng SX và thị trường thì tỷ lệ vượt ngưỡng cho phép không quá 3%. Đáng mừng hơn nhiều địa phương giờ đã hình thành giám sát cộng đồng, giám sát chéo nên người dân đã có ý thức tự bảo vệ thương hiệu của mình”, ông Nguyễn Hồng Anh chia sẻ.

LẤY NGẮN NUÔI DÀI

Trước đây, khi mới thí điểm chương trình RAT, TP Hà Nội dành nhiều chính sách khuyến khích, hỗ trợ nên có rất đông DN, HTX tham gia chương trình. Có DN chọn cách thuê đất để trồng rau, DN khác lại thuê người dân trồng và tổ chức giám sát, thu mua lại…

Tuy nhiên, nhiều DN tham gia từ những ngày đầu đã thất bại do không lường hết được khó khăn và rủi ro cũng như kỳ vọng quá lớn là RAT sẽ đem lại lợi nhuận kếch xù, xong thực tế lại hoàn toàn ngược lại.

Đến thời điểm này, những DN trụ lại được cơ bản duy trì hoạt động của mình một cách ổn định. Phần lớn các DN SX RAT đang hòa vốn, số ít bắt đầu có lãi trực tiếp từ RAT hoặc lãi gián tiếp qua các hoạt động kinh doanh phụ trợ khác nhờ chính sách “lấy ngắn nuôi dài”.

Chia sẻ với PV, anh Nguyễn Hữu Đạo, Giám đốc Cty CP Nông phẩm Công nghệ cao An Việt (Phúc Thọ, Hà Nội) cho biết, Cty đang thuê 5 ha đất chỉ để trồng rau ăn lá và mới làm được 3 ha. Do rau ăn lá khó trồng nhất cũng như dễ bị tồn dư thuốc BVTV nên bản thân Cty phải tự làm để đảm bảo chất lượng. Mặt khác, rau ăn lá thời gian sinh trưởng ngắn nên nhanh quay vòng được đất SX.

Nhưng có một khó khăn là khi đưa rau vào nhà hàng, siêu thị mặt hàng rau, củ, quả phải đa dạng, phong phú, nếu chỉ rau an lá là không đủ điều kiện. Vì vậy, anh Đạo quyết định chọn thuê đất tại xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ bởi nơi này đã được TP quy hoạch là vùng SX RAT. Vừa thu mua củ, quả do bà con nông dân xã Thanh Đa trồng, cộng các loại rau an lá mình tự SX.

“Hiện nay, bình quân mỗi ngày Cty chúng tôi bán được 500 kg RAT với giá ổn định 8.000 đ/kg cho hệ thống siêu thị Hapro, nhân lên với 30 ngày chúng tôi thu về 120 triệu đồng. Trừ đi chi phí nhân công thuê 20 người làm hết 60 triệu đồng/tháng và khoảng 20 triệu chi phí phân bón thuốc BVTV, tổng cộng hết 80 triệu.

Sau khi khấu hao tiền thuê đất 125 triệu đồng/5 ha/năm, chúng tôi cơ bản đang hòa vốn. Nếu phát triển trồng rau trên diện tích 2 ha còn lại hy vọng chúng tôi sẽ có lãi”, anh Đạo tâm sự.

Cũng áp dụng chính sách “lấy ngắn nuôi dài” tương tự, anh Lê Ngọc Hoàn, GĐ Cty TNHH Thọ An (Thường Tín, Hà Nội) đang lấy lợi nhuận từ việc bán ếch giống để tái đầu tư cho lĩnh vực SX RAT. Cty Thọ An hiện có 2 ha trồng RAT và 1 ha trồng rau hữu cơ, bình quân mỗi ngày cung cấp ra thị trường xấp xỉ 2 tấn RAT. Trong đó, thông qua sanbanbuon.vn 1 tấn/ngày và các bếp ăn tập thể, trường học gần 1 tấn/ngày.

Tuy nhiên, theo chia sẻ của Hoàn hiện nay lợi nhuận từ việc bán RAT không nhiều do phải chi phí rất lớn thuê đất, nhân công, vận chuyển, sở chế, đóng gói. Chính vì vậy, Cty Thọ An đang dùng chính sách lấy lợi nhuận từ việc bán ếch giống để nuôi RAT, lấy lợi nhuận từ RAT để nuôi rau hữu cơ, lấy các bếp ăn tập thể để nuôi các cửa hàng RAT.

Bản thân Cty Thọ An cũng chỉ SX các loại rau an lá còn củ, quả cũng phải nhập từ những vùng RAT đã được TP Hà Nội cấp phép. Nếu không áp dụng biện pháp “lấy ngắn nuôi dài” trong thời điểm hiện nay, anh Hoàn khẳng định DN làm RAT sẽ thất bại ngay lập tức.

Là DN đi sau trong liên kết, tiêu thụ RAT, ông Chu Văn Hồi, TGĐ Cty CP XNK Nông lâm sản thực phẩm Đông Nam Á (Hoàng Mai, Hà Nội) đúc kết, nếu chỉ kinh doanh mặt hàng RAT, ngay cả HTX cũng thất bại chứ chưa nói gì đến DN.

Theo ông, lợi nhuận từ RAT chỉ đủ trả các chi phí thuê đất, lương nhân viên, công sơ chế, vận chuyển… hàng tháng của Cty, nhưng với ông vậy là có lãi “chiến lược”. Vì bên cạnh RAT, các mặt hàng khác của Cty là rau, dưa, cà, nấm đóng hộp lợi nhuận tăng thêm 20 - 30% do bớt được công vận chuyển, sơ chế, đóng gói do có RAT “gánh hộ”.

Ông Hồi hy vọng, với cách làm lấy ngắn nuôi dài này, một vài năm nữa, thị trường RAT đi vào hoạt động có hệ thống, lúc đó Cty có lãi cũng chưa muộn.

Nguyên Huân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang