• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nghề trồng nấm rơm - nhu cầu và điều kiện cần phát triển

Nguồn tin: Báo Đồng Tháp, 31/07/2013
Ngày cập nhật: 1/8/2013

Theo thống kê, thị trường tiêu thụ nấm là rất lớn, khi tổng lượng xuất nhập khẩu nấm thế giới năm 2010 đạt 1,26 triệu tấn, trị giá 3,3 tỷ USD.

Tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp, chuyên đề “Phát triển nghề trồng nấm hiệu quả” nhiều diễn giả cho rằng, nếu phối hợp đồng bộ giữa “4 nhà” sẽ khai thác tốt tiềm năng phát triển nghề trồng nấm của nước ta. Trong đó, Đồng Tháp cũng là địa phương có truyền thống sản xuất nấm, hàng năm cung ứng cho thị trường 9.500 tấn nấm rơm...

Trồng nấm rơm ở huyện Lai Vung

Nước ta, sản lượng nấm hàng năm cung ứng cho thị trường khoảng 250.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu từ 25 - 30 triệu USD, tập trung tại các tỉnh Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, với phong phú các chủng loại nấm phục vụ làm thực phẩm và thuốc. Theo nhận định của ngành nông nghiệp, nghề trồng nấm mang lại nguồn thu nhập khá, đã khai thác được tiềm năng của từng vùng, giải quyết việc làm cho người dân...

Theo thống kê, kể từ năm 1990 đến nay, ngành trồng nấm ở nước ta phát triển khá nhanh về quy mô và thành phần chủng loại nấm. Hiện nay, Việt Nam được xếp là một trong 5 quốc gia phát triển nghề trồng nấm và đứng nhất khu vực Đông Nam Á. Nghề trồng nấm phát triển do nguồn nguyên liệu sản xuất tại địa phương phong phú như: rơm rạ, mùn cưa, bã mía, thân cây gỗ... Ngoài ra, nguồn lao động của địa phương dồi dào, thời tiết thuận lợi cho phép trồng được nhiều chủng loại nấm.

Với những tiềm năng sẵn có, Đồng Tháp đã biết khai thác những ưu điểm phụ phẩm từ sản xuất lúa, lấy rơm trồng nấm. Diện tích trồng nấm của tỉnh là 428ha, hàng năm cung cấp cho thị trường 9.500 tấn nấm rơm. Qua đó, nghề trồng nấm mang đến cho người dân nguồn thu nhập khá. Anh Lưu Văn Bực ở xã Hòa Long, huyện Lai Vung cho hay, với diện tích trồng nấm trên 1.300m2, chi phí đầu tư khoảng 41 triệu đồng. Sau mùa vụ, anh thu hoạch được 1.490kg, bán với giá 35.000 đồng/kg, trừ toàn bộ chi phí, anh lãi gần 11 triệu đồng.

Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp không chỉ sản xuất nấm rơm mà còn thử nghiệm với những giống nấm mới nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Từ năm 2012, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh đã hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật trồng những loại nấm mới này cho nông dân. Mặc dù đây là mô hình mới chưa phải là thế mạnh của vùng, nhưng người dân phấn khởi do nguồn lợi nhuận mang lại khá.

Theo tham luận của ông Nguyễn Thành Tài - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh. Đối với nấm bào ngư, mỗi vụ thu nhập từ 15 - 30 triệu đồng, thích hợp cho những vùng nông nghiệp đô thị. Riêng nấm linh chi đạt trên 7 triệu đồng/vụ.

Tuy nhiên, nghề trồng nấm trên cả nước và riêng tỉnh ta còn nhiều điểm nghẽn, chưa tương xứng với tiềm năng của nghề trồng nấm. PGS.TS Mai Thành Phụng - Trung tâm Khuyến nông Quốc gia chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng đến thực trạng của ngành trồng nấm của nước ta là do: tình hình sản xuất nấm trong nước còn nhỏ lẻ manh mún; chủ yếu tập trung tại các hộ gia đình, doanh nghiệp nhỏ tự phát; công nghệ chế biến sau thu hoạch còn yếu, thị trường còn nhiều bất cập, tiêu thụ nhỏ lẻ; công tác xúc tiến thương mại đối với sản phẩm nấm chưa được quan tâm. Ngoài ra, công nghệ và quy trình kỹ thuật trồng nấm còn lạc hậu; sản phẩm còn đơn điệu chưa đa dạng.

Đối với tỉnh Đồng Tháp, nghề sản xuất nấm rơm cũng gặp nhiều khó khăn khi nguồn nguyên liệu rơm ngày càng thiếu, do đa phần rơm cắt bằng máy gặt đập liên hợp nên lượng rơm thu gom ít hơn. Theo kinh nghiệm của nhiều hộ sản xuất nấm, rơm được thu gom bằng máy gặt đập sẽ bị dập nát ảnh hưởng đến năng suất, chỉ có rơm được suốt bằng máy thông thường mới phù hợp cho sản xuất nấm.

Một trong những khó khăn của địa phương sản xuất nấm rơm là lượng meo không đạt chất lượng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, khiến người nông dân bị thua lỗ. Theo ông Nguyễn Phú Hiện - Phó Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh, chất lượng meo để sản xuất nấm tại địa phương không ổn định, chưa có khung pháp lý để chế tài đối với các cơ sở vi phạm. Thời gian qua, sau khi kiểm tra 5 loại meo được người dân sử dụng thì đã có 2 mẫu không đạt chất lượng, đây là tỷ lệ khá cao. Vì vậy, nâng cao chất lượng meo là một trong những điểm cần tháo gỡ cho việc sản xuất.

Theo báo cáo của Phòng Nông nghiệp huyện Lai Vung - địa phương có diện tích sản xuất nấm cao của tỉnh, các yếu tố trên là một trong những nguyên nhân làm sản lượng nấm cung ứng thấp dưới 8.000 tấn/năm (sản lượng nấm hàng năm dao động từ 8.000 - 10.000 tấn/năm).

Để nghề trồng nấm phát triển, nhiều ý kiến cho rằng, cần có công tác lập quy hoạch nấm cho từng vùng nhằm khai thác thế mạnh của địa phương, đồng thời tiến tới liên kết “4 nhà” sẽ tạo ra những dấu ấn mới cho nghề trồng nấm phát triển. Bên cạnh đó, phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại vào các thị trường tiềm năng, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm...

K.D

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang