• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khắc tinh của rắn độc

Nguồn tin: TN, 10/08/2007
Ngày cập nhật: 13/8/2007

Ông Lộc bên cây thuốc thất diệp chi mai - Ảnh: Văn Khách

Nhiều người dân ở Yên Bái biết tiếng ông Hoàng Hữu Lộc ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn. Ông nức tiếng là thầy lang chữa rắn cắn giỏi, nhiều ca bệnh viện huyện trả về ông vẫn chữa lành. Tiếng lành đồn xa, nhiều người ở các tỉnh lân cận trong cơn thập tử nhất sinh cũng dò hỏi vượt hàng trăm cây số tìm đường đến đây.

Từ thị tứ Ngã Ba thuộc xã Cát Thịnh, rẽ trái vào trường PTTH Văn Chấn, rồi theo con đường mòn lổn nhổn đá cuội khoảng 1 km thì đến nhà ông. Dân ở đây vẫn gọi thầy lang Lộc là "ông Lộc rắn cắn". Ông Lộc là người dân tộc Tày, ngôi nhà ông ở cũng là một ngôi nhà sàn mộc mạc theo phong cách truyền thống của người Tày. Năm nay ông 59 tuổi, ngày trước ông làm ở Công ty dược phẩm tỉnh Nghĩa Lộ (cũ), chuyên phụ trách tổ thu mua dược liệu.

Chốn rừng thiêng nước độc này nếu có rắn thì chỉ toàn rắn độc, nhiều nhất là các loại rắn hổ mang, hổ chúa, rắn lục, rắn cạp nong, cạp nia... nghe qua đã không khỏi rùng mình ớn lạnh. "Nếu nạn nhân bị rắn cạp nia cắn phải chỗ phạm (chẳng hạn như cổ, mặt - PV), nhanh thì chết sau một tiếng còn chậm thì khoảng một ngày. Hổ mang mặc dù nọc không độc bằng cạp nia nhưng lượng nọc lại nhiều hơn, vì thế khả năng sát thương cũng chẳng khác là bao", ông Lộc nói. Ông còn cho biết thêm, nạn nhân bị rắn cắn chủ yếu là người đi rừng, đi đêm, và cả những người thợ buôn bắt rắn: "Trước ở đây nhiều rắn lắm nhưng giờ nhiều người bắt nên lượng rắn đã giảm. Tuy vậy, rắn vẫn là nỗi kinh hãi lớn nhất đối với những người đi rừng".

Trong rừng có nhiều loại cây có thể sơ cứu, kìm hãm được nọc độc rắn, nhưng có mấy ai biết. Nếu bị rắn cắn thấy vết răng đều thì là rắn lành, nhược bằng thấy có hai vết sâu hoắm phía trước, vết thương ít chảy máu nhưng rất đau nhức và sưng tấy, chỗ hai vết nanh bầm tím thì đích thị là rắn độc. Bị rắn độc cắn, ban đầu bệnh nhân đau buốt dữ dội, sau mệt dần, mất cảm giác, rồi hôn mê mà chết.

Những thảo dược kỳ diệu

Những cây thuốc được ông Lộc di thực từ núi cao về vườn nhà

Trong những năm công tác ở Công ty dược tỉnh Nghĩa Lộ, ông Lộc thường tham gia vào các đoàn điều tra sưu tầm cây thuốc của tỉnh và trung ương. Công dụng của từng loại cây ông nắm rất rõ. Bước chân ông cũng chẳng thiếu chỗ nào, tới khắp các miền sâu xa nhất của Tây Bắc.

Ông Lộc nhớ lại, trong suốt quãng thời gian công tác ông học được nhiều bài thuốc của người dân tộc, trong đó có bài thuốc chữa rắn cắn. "Tôi học được nhiều ở các ông lang, bà mế dân tộc, cộng thêm kiến thức khoa học nên tôi có một vốn kinh nghiệm khá dày dặn", ông nói.

Khi bệnh nhân bị rắn cắn, chỉ cần lấy cây thuốc còn tươi đem nhai hoặc giã lấy nước uống còn bã đắp vào vết thương, thế là... khỏi. Loại kỳ dược gì lại hiệu nghiệm đến thế? Có thể với người khác đó là bí mật, chỉ bí truyền trong phạm vi hẹp, nhưng với ông Lộc thì chẳng những ông không hề giấu mà thậm chí còn phổ biến cho bà con. Ông nói: "Những bài thuốc này tôi học được trong thiên hạ thì chẳng cớ gì tôi không truyền lại cho bà con. Có điều học là một chuyện còn đem cái học được ra ứng dụng thì phải có thêm kinh nghiệm". Chỉ cần người bệnh còn uống được thuốc là có thể chữa khỏi. Tùy theo thời gian từ khi rắn cắn đến lúc đắp thuốc ngắn hay dài mà quá trình bình phục cũng khác nhau. Người vừa bị cắn chỉ cần khoảng 1 vài tiếng là khỏi.

Theo ông, những cây thuốc thông thường dễ kiếm như rau dăm, lá mướp đắng, lá sắn dây... đều có tác dụng tốt. Người bệnh chỉ cần nhai lấy nước và đắp bã vào vết thương thì lập tức chất độc sẽ bị hạn chế rất nhiều, không còn nhiều khả năng nguy hiểm đến mạng sống. Thế nhưng đối với những ca mà tính mệnh bệnh nhân như chỉ mành treo chuông thì phải cần đến những loại thuốc đặc hiệu. Ông Lộc giới thiệu hai loại kỳ dược: cây bát giác liên và cây bảy lá một hoa (hay còn có cái tên hoa mỹ là thất diệp chi mai - PV).

Ông Lộc dẫn chúng tôi ra vườn, đi thăm từng loại thảo dược, trong đó có cả hai loại kỳ dược nêu trên. Cả hai đều được di thực từ trên núi xuống. Trước đây ông Lộc di thực được cả một vườn cây bát giác liên nhưng sau đợt lũ quét khu vườn đã trở nên tiêu điều hơn rất nhiều, nhiều loại hoa cỏ thảo dược ông kỳ công sưu tầm cũng theo dòng lũ trôi hết. Tuy nhiên trong vườn vẫn còn khoảng 30 loại thuốc mới được ông khôi phục. Cứu người thoát khỏi tử thần

Ông Lộc đang sao khô thuốc

Lúc về hưu (tháng 11.1993) ông Lộc bắt đầu chữa tập trung tại nhà. Tới nay, số ca bệnh qua tay ông đã lên tới con số trên 200, tất cả đều khỏi. "Thực ra thì có duy nhất một trường hợp nạn nhân vừa đưa đến cửa nhà tôi thì tắt thở - ông giãi bày - sau đó tôi phải mời công an xã và bộ phận y tế ở trạm xá tới nhà để lập biên bản".

Trong số những ca bệnh từng chữa, chỉ có một vài ca khiến ông nhớ tới bây giờ. Đầu tiên phải kể tới trường hợp của anh Hoàng Văn Độ ở thị trấn Ba Khe. Cách đây khoảng 5-6 năm, anh Độ bị rắn cạp nia cắn. Điều đáng nói, anh này là thợ chuyên bắt rắn. Sau khi bệnh viện trả về, gia đình đưa anh này tới nhà ông trong trạng thái toàn thân tím tái, sắp tắt thở. "Lúc ấy có tới hàng chục thanh niên chầu chực ở nhà tôi, họ chờ để lỡ bệnh nhân không qua khỏi thì đưa về luôn. Tôi còn nhớ rất rõ có người còn rục rịch đi tìm gỗ đóng áo quan", ông Lộc kể. Thế nhưng may mắn là anh này còn nuốt được nước. Sau 1 đêm chạy chữa, anh Độ đã tỉnh lại. Đêm đó, tử thần bỏ qua anh.

Khi bị rắn cắn, nạn nhân có thể lấy những thứ lá sau nhai nuốt nước và đắp bã vào vết thương: rau dăm, lá mướp đắng, lá sắn dây, rau dền gai, cây bòn bọt, cây rau bợ, lá dong, sau đó phải đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Một ca nữa cũng làm ông nhớ lâu, đơn giản vì bệnh nhân này ở nhà ông tròn một tháng. Anh Nguyễn Văn Bảy ở nông trường Thái Lão, Yên Bái bị rắn hổ mang cắn gây hoại tử, thịt dần thối hết. Ông Lộc đắp lá thuốc nam vào vết thương, sau một tháng thì thịt ở khu vực bị hoại tử lại mọc lên. Một người nữa cũng để lại ấn tượng trong ông là anh Lò Văn Sơn ở Nghĩa Tâm - Văn Chấn. Sau 2 ngày bị rắn cắn, thân thể anh phù nề tới mức chỉ mặc được chiếc quần xà lỏn. Ông Lộc cho biết: "Lúc anh này đến thì cơ thể đã không còn cảm giác. Chân phù to đi đường rách rướm máu mà chẳng hề có cảm giác đau. Bệnh nhân này ăn ngủ tại nhà tôi mất 15 ngày. Hầu hết các con bệnh đều không có kiến thức gì về phòng chống rắn cắn nhưng rất chủ quan".

Chúng tôi hỏi về kinh phí chữa bệnh, ông cười hồn hậu: "Tôi chỉ lấy tiền công đi tìm thuốc, bình thường khoảng một hai trăm nghìn. Bệnh nhân mà tôi lấy nhiều tiền nhất chỉ có anh Bảy. Cả tiền thuốc và tiền ăn uống sinh hoạt cho người nhà trong vòng một tháng, tôi lấy tròn một triệu". Chuyện về một thầy lang chữa rắn cắn giỏi cứ thế râm ran lan truyền khắp nhiều nơi. Những bài thuốc của ông đơn giản mà đầy hiệu nghiệm. Điều đáng quý là chẳng phải ai cũng tốt bụng như ông, đem truyền bá những bài thuốc ấy cho tất thảy mọi người.

Văn Khách

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang