• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện chiếc máy gặt đập liên hợp

Nguồn tin: KTSG, 9/8/2007
Ngày cập nhật: 10/8/2007

Hội thi Máy gặt đập lien hợp ĐBSCL 2007 thu hút hàng ngàn nông dân ở các tỉnh, thành phía nam tham quan.

Vài năm gần đây, cứ tới thu hoạch rộ, nông dân ĐBSCL luôn kêu than thiếu nhân công thu hoạch lúa. Còn bây giờ, chiếc máy gặt đập liên hợp với chức năng “3 trong 1” (MGĐLH) đang khiến nhiều người hả hê vì không còn phải thuê mướn nhân công cắt, thu gom, đập lúa như trước nữa. Tuy nhiên, phần lớn vẫn là những chiếc MGĐLH lại là hàng ngoại...

Máy ngoại lấn sân

Đứng cạnh chiếc MGĐLH đang hối hả thu hoạch lúa hè thu, anh Nguyễn Minh Thư, ở xã Phú Thọ, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) khoe: “Đi rất nhiều nơi xem trình diễn MGĐLH, tôi mới quyết định mua máy “ngoại”. Đó là chiếc máy model 4LZ 1.8 có nguồn gốc từ Trung Quốc, giá 175 triệu đồng. Anh Thư cho biết, từ ngày mua chiếc máy đến nay gặt được gần hai vụ lúa, chỉ mới bị hư bình ắc-quy một lần và hiện đang hoạt động rất tốt. “Làm khoảng ba vụ là có thể sẽ lấy lại vốn”, anh Thư nói.

Anh Nguyễn Văn Mười, ở xã Thủy Liễu, huyện Gò Quao (tỉnh Kiên Giang) cũng đã mua một chiếc MGĐLH của Trung Quốc giá 170 triệu đồng. Anh nói: “Thấy máy cắt được lúa ngả, chạy được trên ruộng lầy, công suất khá cao và ít hao nhiên liệu, gia đình tôi quyết định chọn mua để làm dịch vụ”.

MGĐLH ngoại nhập đang là lựa chọn của đa số nông dân ở ĐBSCL mặc dù giá cao hơn hàng nội từ 1,5-2 lần. Tỉnh Kiên Giang hiện có 164 MGĐLH thì có đến 90% là máy nhập khẩu. Ông Phù Khí Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Kiên Giang, nói: “Ưu điểm của máy ngoại là hoạt động ổn định, thiết bị có độ bền cao, tỷ lệ hao hụt ít, vận hành dễ dàng, nhất là ở những địa bàn rộng, vì vậy đa số nông dân chọn mua máy nhập khẩu”. Tại An Giang, nơi có số lượng MGĐLH nhiều nhất ở ĐBSCL hiện nay với 175 máy thì chỉ có 25 máy sản xuất trong nước, còn lại là máy nhập khẩu. Anh Ngô Văn Hóa, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh An Giang, cho biết vì máy nhập chất lượng cao hơn, mẫu mã đẹp, số lượng sản xuất đáp ứng được nhu cầu nên nông dân dễ dàng chọn máy ngoại. Còn tại Đồng Tháp, ông Đoàn Vĩnh Phúc, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông & KTNN tỉnh, cho biết trong bảy hiệu máy sản xuất tại ĐBSCL và ba hiệu máy nhập khẩu mà nông dân trong tỉnh đang sử dụng, hầu hết đều có những hỏng hóc trong quá trình vận hành như lột zen máy, vỡ hộp số, bể bạc đạn, máng truyền lúa bị nghẽn, gãy mối hàn... Trong đó, máy sản xuất nội địa hỏng hóc nhiều hơn. “Chính vì vậy, nông dân hiện nay chủ yếu chuyển sang mua máy nhập khẩu”, ông Phúc nói.

Những năm 1990, MGĐLH đã có ở ĐBBSCL nhưng chủ yếu là máy đã qua sử dụng của Nhật. Nhiều nông dân đã mua loại máy này nhưng chẳng bao lâu nó tỏ ra không phù hợp. Hơn nữa, do không có phụ tùng thay thế nên chiếc máy trị giá hơn 10 lượng vàng đã nhanh chóng trở thành đống sắt vụn. Đến năm 2003, một số máy đã qua sử dụng của Nhật vẫn còn thâm nhập thị trường ĐBSCL nhưng tính năng máy vẫn chưa đủ sức thuyết phục nông dân.

Đầu năm 2006, một số hãng máy của Trung Quốc như Trung Thiên, Hồ Châu, Sanlian bắt đầu thâm nhập với ba nhà phân phối là Việt Phú, Minh Phát và Vĩnh Hưng. Các công ty này nhanh chóng thiết lập mạng lưới phân phối trải khắp từ Hà Nội, TPHCM cho đến các tỉnh miền Tây. Máy của các hãng này đã nhanh chóng thuyết phục được nông dân nhờ thiết bị hoạt động khá ổn định, hệ số sử dụng cao, đặc biệt máy cắt được lúa đổ ngã, làm việc được trên ruộng nước ngập 20 cen ti mét, di chuyển thuận lợi trên ruộng bùn nhờ bánh xích, tiêu tốn nhiên liệu vừa phải, mỗi giờ thu hoạch được 0,5-0,7 héc ta và tỷ lệ hao hụt dưới 3%. Chỉ hơn một năm MGĐLH Trung Quốc đã chiếm lĩnh thị trường ĐBSCL. Các nhà sản xuất MGĐLH hàng đầu của Trung Quốc cũng đã cử nhiều chuyên gia sang nghiên cứu thật kỹ khả năng hoạt động của các loại MGĐLH tại đồng ruộng ĐBSCL. Ông Quách Ba, Giám đốc Công ty Vĩnh Hưng, nhà phân phối chính thức của Sanlian có trụ sở tại Rạch Giá (Kiên Giang), thừa nhận: “Các máy do Trung Quốc sản xuất chưa phải là loại máy được thiết kế riêng cho ĐBSCL mà chỉ là những loại máy được chế tạo bán tại thị trường Thái Lan và một số nước châu Á có điều kiện đất đai, canh tác tương tự ĐBSCL”. Ông Ba còn cho biết, ông đang xúc tiến thực hiện dự án xây dựng một nhà máy lắp ráp MGĐLH tại ĐBSCL để hạ giá máy và tính năng máy cũng sẽ hoàn thiện hơn.

Ì ạch máy nội

Giải thích vì sao chỉ sau một năm MGĐLH Trung Quốc đã áp đảo thị trường MGĐLH tại ĐBSCL, một chuyên gia cho rằng: Các doanh nghiệp trong nước chưa quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này nên thời gian qua thị trường bị bỏ ngỏ. Toàn vùng hiện chỉ có 10 cơ sở cơ khí tham gia nghiên cứu chế tạo MGĐLH, nhưng sản xuất thủ công nên số lượng hạn chế. Cơ sở sản xuất MGĐLH Út Máy Cày (Đồng Tháp) vừa đoạt giải nhất hội thi MGĐLH ĐBSCL 2007 hoạt động hết công suất cũng chỉ được 20 máy/năm. Mặt khác, do làm thủ công nên tính ổn định của thiết bị và hệ số sử dụng của máy trên đồng ruộng chưa cao, rất nhiều trường hợp nông dân mua MGĐLH từ các cơ sở trong nước bị hỏng hóc khi vận hành. Anh Trần Phước Thành, ở xã Bình Thành, huyện Thanh Bình, Đồng Tháp, mua MGĐLH giá trên 100 triệu đồng nhưng suốt vụ đông xuân 2007 máy thu hoạch chỉ 7 héc ta. Anh nói: “Cứ nghĩ, máy mới làm gì có chuyện hư, nhưng khi ra đồng lại bị hư liên tục! Lúc đầu thì bong tróc các mối hàn, rồi gãy bông trục, nứt nắp xi-láp, xì nhớt ống dây truyền thủy lực...”.

Ông Nhị Văn Khải, Phó giám đốc Sở Công nghiệp Đồng Tháp, khẳng định: “Vì sản xuất thủ công nên các cơ sở trong nước không thể cho ra đời một sản phẩm chất lượng cao. Hơn nữa, MGĐLH là một liên hợp phức tạp, phải được nghiên cứu, thiết kế, sản xuất bằng một ngành sản xuất máy hẳn hoi”. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, thừa nhận “tuổi thọ” MGĐLH được sản xuất từ các cơ sở ở ĐBSCL thấp hơn máy “ngoại”.

Theo Tiến sĩ Bảnh, kinh nghiệm sản xuất MGĐLH ở nhiều nước cho thấy, mỗi cơ sở đảm trách sản xuất từng cụm chi tiết máy (thường không quá 30%) sau đó họ liên kết và lắp ráp lại thành máy hoàn chỉnh; trong khi các cơ sở sản xuất MGĐLH ở ĐBSCL thì làm điều ngược lại. “Điều quan trọng là cần có sự hợp tác giữa các cơ sở cơ khí để tạo ra chiếc MGĐLH có chất lượng tốt hơn và sản xuất được số lượng nhiều hơn. Cũng cần phải thay đổi công nghệ để chuẩn hóa ở từng bộ phận”, Tiến sĩ Bảnh khẳng định.

Trong khi đó, ông Nhị Văn Khải đề nghị: “Trước mắt, các cơ sở sản xuất MGĐLH cần cộng tác với các nhà chuyên môn để đầu tư bài bản hơn, với công nghệ cao hơn”. Tuy nhiên, vốn để đầu tư cải tiến công nghệ và mở rộng sản xuất đang là bài toán khó cho các cơ sở. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Bùi Bá Bổng đề nghị, Nhà nước cần có những chính sách để thúc đẩy đầu tư sản xuất MGĐLH theo quy mô công nghiệp nhằm tăng khả năng cạnh tranh của MGĐLH trong nước. Bên cạnh đó, hàng loạt các yếu tố khác như: biện pháp canh tác để hạn chế lúa đổ ngã, nâng cấp lộ nông thôn, quy hoạch đồng ruộng... để sử dụng MGĐLH cũng cần phải được đầu tư đồng bộ. Theo Bộ NN&PTNT, ĐBSCL hiện cần đến 6.000 MGĐLH, trong khi toàn vùng chưa có được 500 máy. Chiếc bánh thị trường MGĐLH còn quá lớn cho các doanh nghiệp quan tâm!

Phạm Anh Tuấn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang