• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bạc Liêu: Bao giờ nông dân mới hết “liều”

Nguồn tin: Báo Bạc Liêu, 17/07/2013
Ngày cập nhật: 20/7/2013

Ở Bạc Liêu, lúa mất giá nên nhiều nơi nông dân trồng màu dưới ruộng. Bởi, trồng một công màu giá trị mang lại cao hơn gấp 3 - 4 lần so với trồng lúa. Một số người còn chọn trồng dưa hấu nghịch mùa với hy vọng bán được giá cao và đảm bảo đầu ra. Vậy mà, vụ dưa năm nay, nông dân lại tiếp tục lỗ nặng do thời tiết diễn biến thất thường và giá dưa quá rẻ (chưa đến 3.000 đồng/kg).

Thu hoạch vụ dưa hấu nghịch mùa (ở huyện Hòa Bình). Ảnh: P.Đ

Lao đao trong cảnh lúa mất giá, nông dân đưa màu xuống ruộng để tìm phương cứu cánh. Do vậy, thay vì trồng lúa, ở vụ hè thu này, bà con lại chọn trồng dưa hấu nghịch mùa để mong bán được giá cao. Thế nhưng, vụ dưa nghịch này không chỉ thất mùa, mà còn mất giá.

Khó khăn đầu tiên của người trồng dưa hấu nghịch mùa là yếu tố thời tiết. Thời tiết diễn biến thất thường làm ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất dưa hấu. Do vậy, nhiều nông dân hay nói vui với nhau là trồng dưa nghịch mùa gần như phụ thuộc hoàn toàn vào ông trời. Nhiều khi ngày mai thu hoạch, nếu hôm nay mưa, thì cả ruộng dưa sẽ trở thành rẫy “lựu đạn” (vì dưa gặp nước mưa sẽ nổ vỏ).

Phần lớn bà con trồng dưa tự phát, chưa tuân thủ khuyến cáo của ngành Nông nghiệp nên còn gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật chăm sóc. Biết là rủi ro cao, nhưng nông dân vẫn không ngần ngại mạo hiểm đánh đổi vụ lúa hè thu để lấy vụ dưa mùa nghịch. Bởi lẽ, nhiều năm liền, hạt lúa cứ loay hoay trong cảnh được mùa mất giá. Những tưởng cây dưa mùa nghịch sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao, ai dè lỗ nặng. Vụ dưa này có hộ lỗ cả chục triệu đồng vì dưa hấu nhỏ trái và giá rớt đến thê thảm.

Hiện, giá dưa thương lái mua tại ruộng chỉ có 2.500 đồng/kg, còn giá dưa bán tại các chợ đầu mối dao động từ 5.000 - 6.000 đồng/kg. Anh Phạm Thanh Bình (ấp Mỹ Phú Nam, xã Vĩnh Bình, huyện Hòa Bình) than thở: “Với giá dưa như hiện nay, người trồng dưa chỉ từ huề tới lỗ. Vừa qua, tôi thu hoạch 4 công dưa. Với giá bán 2.400 đồng/kg, mỗi công dưa tôi thu về hơn 14 triệu đồng. Tuy nhiên, chi phí cho 1 công dưa phải mất từ 16 - 17 triệu đồng, lỗ trắng tay!”.

Thất mùa dưa, nông dân muốn quay lại trồng lúa, nhưng vụ hè thu đã trễ lịch thời vụ. Không đành bỏ đất trống, nhiều bà con lại tiếp tục “liều” bằng cách vay tiền để xuống giống dưa vụ 2 theo kiểu “thua keo này bày keo khác”.

Thời gian qua và hiện nay, nông dân phải “tự bơi”, tìm đầu ra cho hàng nông sản, nên việc trúng mùa mất giá và luôn gặp rủi ro là điều khó tránh khỏi. Không phải nông dân không nhận thức được sản xuất nghịch mùa dễ gặp nhiều rủi ro, nhưng do những bất cập trên, họ phải trồng nghịch mùa với hy vọng sản phẩm sẽ có đầu ra và bán được giá. Thiết nghĩ, nếu ngành quản lý làm tốt được khâu tiêu thụ và bao tiêu, thì nông dân chẳng dại gì mà sản xuất nghịch mùa!

Phạm Đoàn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang