• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đem cây màu xuống đồng ruộng

Nguồn tin: Báo An Giang, 14/07/2013
Ngày cập nhật: 16/7/2013

Phát huy hiệu quả kinh tế của các loại rau màu trên đất cồn, nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân - An Giang) đã mạnh dạn “lấn đất ruộng” để mở rộng diện tích trồng các loại cây mới.

Tuy hiện nay, xét về giá cả và hiệu quả trên từng vụ, cây nếp vẫn chưa đến nỗi bấp bênh như cây lúa. Song về kinh tế, hoa màu vẫn có lợi nhuận cao hơn, thậm chí gấp mấy lần nên xu hướng chuyển đổi cây trồng của bà con ở Bình Thạnh Đông cũng ngày càng nhiều hơn. Toàn xã có 893 héc-ta đất nông nghiệp thì đã có hơn 10% đất trồng rau màu. Chủ tịch Hội Nông dân xã Nguyễn Hải Hồ cho biết, từ đầu năm đến nay, xã có trên 45 héc-ta đất chuyển đổi từ ruộng, vườn tạp sang các cây trồng khác. Những năm đầu, nông dân chỉ trồng bắp tập trung tại ấp Bình Quới 2; sau có thêm cây ớt, hành, hẹ, rau củ các loại và dần trở thành mô hình chủ lực trên các vùng đất bãi bồi. Ngay ấp Bình Tây, bà con còn đồng lòng tự nâng cấp đê bao để sản xuất quanh năm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư máy móc, giảm lao động chân tay. Không như các loại cây trồng khác, rau màu “lên ngôi” theo từng năm, từng loại và khó đoán trước được. Tuy giá cả lên xuống thất thường nhưng nhờ thời gian trồng ngắn, nhẹ vốn, nhẹ công nên người dân cũng không ai nỡ bỏ đất, lấy vụ này đắp đổi sang vụ khác.

Mô hình trồng sen trên đất ruộng của ông Hùng.

Theo ông Hồ, vụ mùa này, cây gừng và hành là hai cây chủ lực cho năng suất và đạt hiệu quả nhất. Một công hành trồng hơn tháng ngoài, bán ngay dịp giá đang lên là người dân đã có trên 20 triệu đồng bỏ túi. Còn với mô hình gừng, vụ này cũng đem về cho ông Đỗ Văn Dũng (ấp Bình Tây 2) hơn 60 triệu đồng, trừ chi phí còn lời một nửa. Ông Dũng cho biết, nhờ học hỏi kỹ thuật mới, ông đã biết xử lý đất kỹ hơn, phòng trước bệnh vi khuẩn làm thối gốc nên năng suất đạt hơn hẳn mấy vụ qua. Với 1,3 công đất, số gừng của ông cho 3 tấn củ, giá bán 23.000 đồng/ký. Sau 5 tháng, ông tiếp tục trồng lần lượt khoai cao, hành, dưa… để tăng vòng quay của đất. Thấy mô hình trồng sen ở nhiều nơi khác đạt hiệu quả, ông Trần Thế Hùng (ấp Bình Quới 1) bèn cải tạo 4 công ruộng để làm theo. Sau 3 tháng bắt đầu thu hoạch, mỗi ngày ông hái được trên 100 ký gương sen, cao điểm lên tới 200 ký. Ông nhẩm tính: “Chi phí ban đầu bỏ ra khoảng 8 triệu đồng, sau khi bù lại vốn, mỗi đợt thu hoạch còn lời 4 đến 5 triệu đồng. Sen có thể cho gương hai lần nên đợt kế tiếp chỉ cần để sen sinh trưởng tự nhiên, coi như được lời trọn. So với nếp, mô hình này hiệu quả hơn gấp 1,5 lần”.

Cũng là một trong những người mạnh dạn tìm tòi những mô hình mới nhằm thay thế cây lúa, nông dân Lâm Thị Lẹ (ấp Bình Quới 2) đã thành công với nấm bào ngư Nhật. Chỉ với 3.000 bịch meo, sau 20 ngày trồng, thu hoạch kéo dài từ 4 đến 5 tháng, chị có khoản lời 13 triệu đồng. Hiện nay, trên đất ruộng, hình ảnh những mảnh đất được nông dân thử nghiệm trồng bắp, khoai cao, hoa… đã không còn hiếm. Một mặt cho hiệu quả kinh tế khả quan hơn, mặt khác cũng chỉ ra xu hướng của bộ phận người dân không còn mặn mòi với cây lúa, cây nếp. Song định hướng thế nào cho đúng, trồng cây gì hiệu quả và mang lại lợi ích lâu dài lại là điều chưa được bà con cân nhắc.

Cây màu đang trở thành mô hình chủ lực của nông dân 2 ấp Bình Tây 2 và Bình Quới 1.

Ông Nguyễn Hải Hồ, Chủ tịch Hội Nông dân xã đánh giá: “Xét về hiệu quả kinh tế, trồng màu mang lại lợi nhuận cao và ổn định hơn so với cây nếp nên xu hướng này có thể tăng thêm trong thời gian tới. Vì lý do đầu ra và giá cả còn bấp bênh nên trước mắt địa phương không khuyến khích bà con ồ ạt chuyển đổi trồng theo. Tuy nhiên, với những mô hình sản xuất mới mà đạt hiệu quả, chúng tôi vẫn ủng hộ và sẵn sàng tạo điều kiện để chuyển giao kỹ thuật mới cho bà con để nhằm tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm và nâng sức cạnh tranh trên thị trường”. Trước mắt, để tháo gỡ khó khăn giúp người dân, dự kiến trong vụ 3 của năm nay, Hội Nông dân sẽ thành lập tổ hợp tác trồng màu, có thể liên kết với các hộ trồng màu chuyên canh vùng Chợ Mới để tìm đầu ra cho các sản phẩm của nông dân ổn định hơn. Về lâu dài, việc nhân rộng các tổ hợp tác, tìm đầu mối thu mua đáng tin cậy và bền vững sẽ giúp người dân giảm thiệt thòi hơn trong sản xuất.

Mỹ Hạnh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang