• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân tỷ phú

Nguồn tin: Tiền Phong, 30/07/2007
Ngày cập nhật: 30/7/2007

Đến xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom hỏi tên ông Hồ Sáu thấy người dân nào cũng biết. Sinh ra ở vùng quê nghèo, từng bị bom đạn vùi trong đất, lang bạt từ năm 13 tuổi, nhưng hôm nay Hồ Sáu trở thành nông dân nổi tiếng nhất của Đồng Nai.

Ông Hồ Sáu giới thiệu với bà con nông dân cây sắn cao sản

Cũng vì thành tích ấy, nông dân Hồ Sáu vinh dự được đón tiếp Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh tại nhà riêng.

Tuổi thơ dữ dội

Hồ Sáu sinh ra ở vùng quê nghèo “đất chật người đông, nên khi đặt tên mẹ cha cũng không cần thêm chữ lót”(Thơ Tạ Nghi Lễ). Đứng giữa bầy dê hàng ngàn con, Hồ Sáu trầm tư kể:

“Tôi sinh ra ở Đức Phổ, Quảng Ngãi, nơi xảy ra những trận đánh ác liệt, bom rơi đạn nổ trên đầu, mạng sống như sợi chỉ mành treo chuông. Hơn 50 tuổi cha mẹ mới sinh được tôi, đứa con độc nhất của gia đình, nhưng nhà không đủ ăn nên dù là con một, tôi cũng không khác gì những đứa trẻ khác ở quê.

Cũng lấm láp đất bùn trong cuộc mưu sinh. Năm tôi 13 tuổi, một quả bom rơi cạnh nhà vùi tôi trong đất, cha mẹ tôi gào khóc bới đất tóe máu năm đầu ngón tay, may mà tôi còn thoi thóp thở, cha mẹ mừng muốn ngất đi luôn.

Vài ngày sau, hai cụ gói cho tôi dăm ký gạo, vài bộ quần áo trong tay nải và nghẹn ngào bảo: “Con vào Sài Gòn đi, có thể khó khăn giữa xứ lạ quê người, nhưng tránh được đạn bom, may ra giữ được giọt máu của nhà ta”.

Ông bắt đầu cuộc đời trôi nổi nơi “đất khách quê người” từ năm 13 tuổi với thùng cà rem trên vai, đêm về co ro nơi vỉa hè, có được chút tiền ông thuê nhà trọ trong khu ổ chuột. Quyết tâm đổi đời.

Giàu từ củ sắn

Sau ngày đất nước thống nhất, Hồ Sáu trôi dạt về Trảng Bom làm thuê dành dụm mua được miếng đất bạc màu. Bà con ở đây trồng cây, cây cỗi; trồng lúa, lúa lép nên đất rẻ như cho, ông mua cả héc-ta cũng chỉ có giá vài chỉ vàng.

Bằng kinh nghiệm của vùng quê mà củ sắn, củ khoai là chủ đạo, ông nghĩ ngay việc trồng sắn. Ông mày mò học hỏi. May mắn ông biết được Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc đang trồng thử nghiệm giống sắn mới có năng suất cao: 25-30 tấn/ ha.

Lập tức Hồ Sáu đến nhờ trung tâm hỗ trợ một số giống mới và hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc giống sắn này. Khi nắm trong tay giống mới và kỹ thuật trồng, ông nảy ra ý định thuê thật nhiều đất để đầu tư trồng sắn.

Nhưng khó khăn gặp phải là vốn đầu tư lấy ở đâu ra? Ông đánh liều đến ngân hàng trình bày ý đồ mở rộng sản xuất, không ngờ khi nghe ông đưa ra dự án khả thi, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp huyện Trảng Bom đồng ý cho vay vốn.

Có vốn, ông mạnh dạn thuê 40 ha đất trồng sắn (mì) năng suất cao. Thấy ông táo bạo ai cũng lắc đầu lè lưỡi bảo ông liều mạng. Mặc, Hồ Sáu tâm sự với vợ:

“Được ăn cả ngã về không, mình xuất thân có gì đâu, cùng lắm thì trở lại với con số không như ngày xưa vậy!”. Trời đất không phụ người tận lực. Kết quả là vụ sắn năm 1993-1994, Hồ Sáu trúng lớn, lãi hơn 400 triệu đồng.

Đó là cột mốc đánh dấu sự đổi đời của gia đình nông dân nghèo Hồ Sáu. Sau thành công lớn đó, ông được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định đi tuyên truyền từ Nam, Trung rồi ra Bắc để nhân rộng giống sắn này.

Ông kể: “Thấy tôi thành công với cây sắn, nông dân các tỉnh đã đưa vào trồng đại trà, năng suất lên tới 40 tấn/ha, cao hơn bất cứ giống sắn nào lúc bấy giờ”. Sau chuyến du hành ấy, ông đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tặng Bằng khen và Huy chương Vì sự nghiệp nông nghiệp, nông thôn.

Nay Hồ Sáu đã xây dựng được dinh thự trị giá hàng tỷ đồng nằm giữa khuôn viên 4 ha đất với hoa viên sang trọng. Hòn giả sơn, cây cảnh, công trình điêu khắc…

Từ những gốc cây đồ sộ mang về từ vùng Mã Đà cao gần chục mét đã dần hiện hình ông Phúc, ông Lộc, ông Thọ, dưới bàn tay của những người thợ chạm khắc tài hoa ở làng mộc Đông Giao nổi tiếng ngoài Bắc được ông mời về. Nhìn dinh thự và khu vườn ấy ít ai nghĩ rằng vợ chồng ông đã tạo ra nó từ củ sắn, củ khoai, từ đôi bàn tay chai sần lao động của một người nông dân.

Làm ăn lớn

Từ bao đời nay người nông dân luôn gắn việc trồng trọt với chăn nuôi. Sau khi đi tham quan mô hình nuôi dê ở tỉnh Ninh Thuận, Hồ Sáu nhận thấy khí hậu và thức ăn cho dê ở Đồng Nai cũng thuận lợi, nên đã đầu tư 300 triệu mua 200 con dê giống.

Đến nay, đàn dê sinh sản và phát triển lên gần 3.000 con. Nhiều nông dân trong vùng đến học tập mô hình, ông sẵn sàng giúp đỡ họ về kỹ thuật và vốn. Để đảm bảo đầu ra cho bầy dê của ông và của bà con nông dân, ông đã phát triển dịch vụ kèm theo là cung cấp thịt dê cho thị trường Đồng Nai.

Ông kể: “Hồi mới chăn dê, tôi phải phóng xe máy lân la khắp TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương cả tháng trời để tiếp cận quán thịt dê. Vào quán nào cũng nhậu món dê, ăn phát ngán luôn. Rồi lân la hỏi giá, sau đó từ chỗ khách nhậu tôi quay sang tiếp thịt dê của mình.

Có lần hỏi nhiều quá, một tay chủ quán gắt: “Ông vào nhậu hay cần người tâm sự, để tôi kêu cho ông mấy đứa tiếp viên”. Sau này, chính ông chủ nhà hàng này không những chuyển sang lấy thịt dê của ông mà còn tiếp thị thêm cho ông bán thịt dê ở những quán khác.

Hiện nay, mỗi ngày ông thu gom dê và giết thịt 50 con. Lòng dê bán không có giá, ông dùng để nuôi cá sấu. Lũ cá sấu trong vườn ông ngày nào cũng được thưởng thức món lòng dê nên chúng béo nung núc và lớn nhanh như thổi.

Nay trong 4 ha đất vườn nhà Hồ Sáu ngoài mấy ngàn con dê, còn có gần trăm con lợn rừng, hơn trăm nhím cá sấu, kỳ đà. Vào tham quan khu vườn của ông mới biết người nông dân không bao giờ dùng đất để chơi như người thành thị.

Từ một héc-ta đất bạc màu cách đây hai mươi năm, đến nay tỷ phú nông dân Hồ Sáu có 4 ha cao su, 2 ha cà phê, mấy chục héc-ta trồng sắn, cây ăn trái, một lò mổ, một nhà máy chế biến tinh bột…

Mỗi năm ông có thu nhập hơn tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 50 người. Quả là một hiện thực vượt quá xa ước mơ của cậu bé bán cà rem năm xưa. Ngày ấy ngay cả trong giấc mơ ông cũng không dám nghĩ đến cơ ngơi bề thế này.

Hồ Sáu thành thật: “Ngày xưa tôi chỉ ước mơ có căn nhà nho nhỏ, ngày nay tôi biết nhiều bà con cũng đang có ước mơ như tôi ngày xưa!”.

Để giúp bà con thực hiện ước mơ ấy, ông tham gia Hội Khuyến nông bôn ba khắp huyện Trảng Bom để hướng dẫn bà con cùng làm giàu, ai khó khăn ông cho mượn vốn, tham gia rất nhiều hoạt động từ thiện của địa phương.

Tuy nhiên, những điều này tôi không nghe ông nói mà chỉ nghe bà con nông dân kể lại.

Nguyễn Một

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang