• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Giúp nông dân chuyển nghề

Nguồn tin: Nhân dân, 19/07/2007
Ngày cập nhật: 20/7/2007

Làng nghề dệt lụa Nha Xá, Mộc Lan,Duy Tiên, giải quyết việc làm cho khoảng 1.700 lao động địa phương. Với chủ trương đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ thương mại, những năm gần đây, Hà Nam ngày càng xuất hiện nhiều nhà máy, công trường, giúp nông dân có việc làm và tăng thu nhập.

Khi nông dân trở thành công nhân

Giữa hè, nắng như đổ lửa. Căn nhà của bác Ðinh Văn Thắng, Xóm trưởng xóm 1, xã Thi Sơn, huyện Kim Bảng (Hà Nam) đầy ắp người đến nộp sản phẩm sau vụ đông xuân. Chúng tôi hỏi chuyện về việc các nhà máy xây dựng tại cụm tiểu thủ công nghiệp Thi Sơn đã tuyển người thế nào. Bác Nguyễn Văn Xuân, chừng 55 tuổi bảo: "Tôi tưởng không đủ sức làm ruộng nữa phải ăn bám con cháu, nào ngờ nhà máy may lại dành cho suất làm bảo vệ. Ngồi chơi không mà vẫn đút túi một triệu đồng/tháng". Anh Ðinh Văn Biên dè dặt: "Con gái tôi cũng đang gấp rút học may, sắp tới cháu về làm cho nhà máy may đấy, họ nhận rồi". Trưởng xóm Ðinh Văn Thắng cũng tham gia: "Tôi có hai cô con gái, một cô đang làm cho nhà máy tuy-nen, mỗi tháng được một triệu đồng. Cô thứ hai cũng đang gấp rút học may, vài tháng nữa, nhà máy may sẽ chính thức hoạt động"...

- Vậy các cháu học nghề ở đâu?

- Nhà máy may mở một lớp cho khoảng 70 người, còn lại các đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ cũng tổ chức các lớp khác. Bác Xuân trả lời.

- Xóm mình có bao nhiêu con em được các doanh nghiệp nhận làm việc?

- Nhiều đấy, phải đến 70% số lao động trẻ.

Ông Ðinh Văn Vũ, Chủ tịch UBND xã Thi Sơn cho biết: Thi Sơn trước đây thuộc diện nghèo nhất huyện, ruộng đất bình quân thấp nên dù đã cố gắng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, xây dựng được ba cánh đồng với mục tiêu đạt thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm và hình thành một số trang trại đa canh, nhưng thu nhập của nông dân vẫn thấp, hết ngày mùa là ngày nông nhàn. 5.000 lao động của xã đi tìm việc khắp nơi. Từ năm 2001, Ðảng ủy, UBND xã được cấp trên "bật đèn xanh" đã thống nhất đề nghị UBND huyện, tỉnh quy hoạch cụm tiểu thủ công nghiệp có quy mô 30 ha, vốn là đất ruộng xấu. Năm 2003 thì cụm tiểu thủ công nghiệp Thi Sơn chính thức đón những doanh nghiệp đầu tiên. Ðến nay, toàn cụm đã có tám doanh nghiệp được giao đất, trong đó năm doanh nghiệp đã hoạt động, thu hút gần 200 lao động tại địa phương. Bí thư Ðảng ủy xã Ðinh Văn Hào lạc quan: Ðến năm 2010, cụm tiểu thủ công nghiệp lấp đầy 30 ha, dự kiến giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động nữa. Lúc ấy, xã chỉ còn hơn một nghìn lao động làm nghề nông.

Nằm cách cụm tiểu thủ công nghiệp Thi Sơn chừng năm km là cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề Kim Bình cũng có quy mô 33 ha, đến nay đã có năm doanh nghiệp hoạt động. Bí thư Ðảng ủy xã Kim Bình cho biết, trước mắt đã có 140 lao động được các doanh nghiệp nhận vào làm việc, trong đó Công ty bê-tông Vĩnh Tuy mượn trụ sở UBND xã mở lớp đào tạo tay nghề cho gần 100 lao động xưa nay chỉ quen chân lấm tay bùn. Từ một xã thuần nông với hơn 5.300 khẩu, đến nay, ngoài 140 lao động đã trở thành công nhân, xã còn có hàng trăm lao động khác được đào tạo nghề thêu ren, ngày nông nhàn sản xuất tại nhà, cung cấp hàng cho thương lái. Từ nguồn kinh phí 150 triệu đồng do UBND huyện tài trợ, xã tổ chức thống kê, khuyến khích con em các hộ đăng ký học nghề rồi liên kết các trường cao đẳng, trung học nghề cử giáo viên về đào tạo ngay tại địa phương các ngành nghề mà các doanh nghiệp đã và đang chuẩn bị hoạt động tại cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Như vậy, với nguồn kinh phí không lớn, nhưng nhờ chủ trương đúng có cách làm phù hợp, Kim Bình đã chuyển thành công một bộ phận lao động nông dân thành công nhân lành nghề, đồng thời tạo mới hoàn toàn một nghề mới (thêu ren) ngay tại quê hương.

Bà Lê Thị Hồng Lạng, Chủ tịch UBND huyện cho biết, mặc dù là huyện bán sơn địa, nhưng Kim Bảng vẫn thuộc diện đất chật, người đông. Trong những năm qua, phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi dù đã có hiệu quả rõ nét với hàng chục cánh đồng xây dựng theo tiêu chí đạt hơn 50 triệu đồng/ha/năm và hàng trăm trang trại tổng hợp, nhưng cứ bám vào sản xuất nông nghiệp thì Kim Bảng mãi mãi là huyện nghèo. Chính vì vậy, Huyện ủy, UBND huyện đã chủ trương thúc đẩy công nghiệp theo hướng khôi phục và tạo mới các làng nghề thủ công; phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng để sử dụng nguồn tiềm năng khoáng sản đá vôi (trữ lượng đá vôi khoảng 162 triệu tấn, tập trung ở các mỏ Hồng Sơn và Bút Phong, là nguồn nguyên liệu dồi dào cho sản xuất xi-măng và vật liệu xây dựng). Sau gần năm năm chủ trương hình thành các cụm, khu công ngiệp, tiểu thủ công nghiệp cấp "huyện", đến nay, huyện Kim Bảng có bốn khu, cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, thu hút khoảng 40 nhà đầu tư. Huyện đã bàn giao 50 ha đất, chủ yếu là đất nông nghiệp xấu cho các doanh nghiệp. Nhờ tích cực hỗ trợ đào tạo nghề và khuyến khích các doanh nghiệp thu hút lao động tại địa phương, ước tính, hơn 10% số lao động của huyện đã có việc làm ổn định. Con số này sẽ còn tăng nhiều khi các cụm tiểu thủ công nghiệp và làng nghề của huyện được "lấp đầy". Bài toán giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện đã được giải từ hơn 100 ha đất nông nghiệp quy hoạch cho các cụm tiểu thủ công nghiệp quy mô vừa và nhỏ.

Cũng với chủ trương đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, đến nay, huyện Thanh Liêm đã hình thành một cụm tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và hình thành bốn nhà máy xi-măng có quy mô lớn. Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Ðức Hiển cho biết, huyện xây dựng một trung tâm đào tạo nghề, mỗi năm đào tạo cho hơn 400 học viên là con em nông dân các chuyên ngành như may công nghiệp, cơ khí, tin học, thậm chí có cả lớp cho các cháu tật nguyền. Ngoài ra, từ nguồn kinh phí của quỹ khuyến công, từ đầu năm đến nay, huyện đã mở được bốn lớp đào tạo công nhân, sẵn sàng cho các dự án xây dựng nhà máy xi-măng. "Các nhà máy đã cam kết với chúng tôi sẽ nhận tổng cộng khoảng 1.500 lao động địa phương. Số lao động còn lại, chúng tôi chủ trương sẽ bám vào phát triển nghề thêu ren truyền thống hoặc gắn với sản xuất nông nghiệp nhờ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hình thành các trang trại đa canh".

Dạy nghề và tạo việc làm tại chỗ

Thực tế đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp ở Hà Nam thời gian qua cho thấy tỉnh đã tìm được điểm đột phá để tăng hiệu quả công tác dạy nghề. Ðó chính là chủ trương đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn tại chỗ. Ông Trần Xuân Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu lao động ra nước ngoài, tỉnh khuyến khích các nhà đầu tư xây phân xưởng, nhà máy tùy theo quy mô. Lớn thì có ba khu công nghiệp cấp tỉnh, nhỏ hơn thì gần chục cụm tiểu thủ, tỉnh có ba nguồn kinh phí, đó là quỹ khuyến công, quỹ giải quyết việc làm và quỹ dạy nghề với tổng cộng khoảng... bảy tỷ đồng/năm với phương châm đào tạo tại chỗ, huy động tổng lực chính quyền các cấp, cơ quan đoàn thể và các doanh nghiệp phối hợp các trường đại học, cao đẳng nghề mở các lớp tại cơ sở, ưu tiên trước hết tại các điểm có nhà máy, dự án xây cụm công nghiệp, thứ hai là phát triển các ngành nghề truyền thống và tạo ra nghề mới. Tỉnh hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo và nhận lao động vào làm việc với mức 300 nghìn/lao động. Ưu điểm của phương pháp này là nhờ gắn dạy nghề tại chỗ kết hợp tạo việc làm tại chỗ đã giúp các gia đình nông dân giảm chi phí học nghề, đồng thời sản xuất ngay tại quê hương, trên chính đất ruộng của mình. Thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nam cho thấy, đến nay, toàn tỉnh có 8.800 lao động nông thôn đã được nhận vào làm việc tại các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Với tổng số 169 dự án đầu tư trong các khu, cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, tỉnh Hà Nam chỉ mất hơn 600 ha đất các loại. Ðó là những con số khá ấn tượng với một tỉnh nhỏ bậc nhất nước và thuần nông như Hà Nam.

Từ nay đến cuối năm, UBND tỉnh quyết định trích thêm 1,5 tỷ đồng cho các đơn vị đào tạo nghề tăng cường công tác thông tin thị trường, hỗ trợ dụng cụ học tập, chuẩn bị thành lập thêm bốn trung tâm giới thiệu việc làm (cả ở cấp huyện), đồng thời xúc tiến việc ra mắt trường cao đẳng dạy nghề của tỉnh để tăng tốc việc đào tạo thợ lành nghề. Ðó là những giải pháp thiết thực để Hà Nam hướng đến mục tiêu từ nay đến năm 2010 đạt mức tăng trưởng bình quân 12%/năm, cơ cấu kinh tế là công nghiệp-xây dựng 47%, dịch vụ 32%, nông, lâm nghiệp, thủy sản 21%, đưa GDP bình quân đầu người đạt hơn 11 triệu đồng/năm.

BẢO TRUNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang