• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đạ Huoai (Lâm Đồng): Vẫn còn "đau đầu" vì nạn sùng trắng

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 30/06/2013
Ngày cập nhật: 1/7/2013

Vào thời điểm cuối tháng 6, Tây Nguyên bước vào mùa mưa. Đây cũng là thời điểm bùng phát nhiều loại dịch hại trên cây trồng các loại, trong đó có nạn sùng trắng.

Tại Đạ Huoai (Lâm Đồng), nạn sùng trắng xuất hiện từ nhiều năm qua và đã gây hại rất đáng kể trên các loại cây trồng. Các cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng, nhất là Chi cục Bảo vệ thực vật, đã rất cố gắng trong việc nghiên cứu để đề ra các giải pháp phòng trừ; kết quả thật đáng ghi nhận; tuy nhiên, loại dịch hại này vào “mùa cao điểm” (từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm) vẫn đang làm “đau đầu” không chỉ nhà nông.

Mô hình bẫy đèn như thế này sẽ được áp dụng rộng rãi ở Đạ Huoai trong tháng 7 cho đến tháng 8 tới (ảnh do Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cung cấp)

Kết quả nghiên cứu trong nhiều năm của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng về sùng trắng ở ba huyện phía nam (chủ yếu là Đạ Huoai) cho thấy: Sau vài tháng vũ hóa (từ tháng 2 đến tháng 5), khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm là giai đoạn hoành hành của sùng trắng khi con trưởng thành ban ngày chui xuống đất và ban đêm bay lên ăn hại cây trồng; và bên dưới lòng đất là lớp sâu non ăn rễ cây và “sẵn sàng” cho “mùa sau”. Cũng theo số liệu của Chi cục, hằng năm, ở ba huyện phía nam có khoảng 185ha cây trồng các loại bị sùng trắng phá hoại; trong đó tập trung chủ yếu ở huyện Đạ Huoai (180ha). Các loại cây trồng được sùng trắng “ưa thích” là khoai lang, mía, tiêu, ca cao, cà phê, măng cụt, mít, cao su, khoai mỳ… Sùng trắng là ấu trùng của bọ hung, với ba loại gây hại chủ yếu cho cây trồng là bọ hung đen (Allissonotum impressicolle), bọ hung nâu (Holotrichia sinensis) và bọ hung xanh (Anomata sp).

Nhiều nông dân ở huyện Đạ Huoai cho biết, bắt đầu từ tháng 6 hằng năm, hoặc có khi sớm hơn (trong tháng 5), khi những cơn mưa đầu mùa xuất hiện thì giống vật này cũng xuất hiện; đến tháng 7 thì sùng trắng cắn phá cây trồng dữ dội nhất. Mật độ sùng trắng xuất hiện ở Đạ Huoai nhiều hay ít còn tùy thuộc vào từng năm và tùy theo cách phòng trừ của người dân. Cách nay vài tháng, theo ghi nhận của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, mật độ sùng trắng ở Đạ Huoai là 3 - 5 con/cây trồng; còn những năm trước đây, mật độ trung bình là 12 con/cây trồng, có năm lên đến trên 25 con/gốc. Như vậy, so với những năm từ 2008 - 2011, nạn sùng trắng gây hại ở Đạ Huoai hiện nay đã giảm đáng kể về mật độ. Có được kết quả này là nhờ những năm gần đây, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã đưa ra nhiều khuyến cáo cho nông dân nhằm loại bỏ nạn sùng trắng bằng nhiều biện pháp như các biện pháp trong canh tác (làm đất, vệ sinh vườn, bẫy dẫn dụ…), biện pháp sinh học (dùng các chế phẩm, trồng xen cây dã quỳ…), biện pháp thủ công (bắt sâu non, bẫy đèn…), biện pháp hóa học (xử lý đất vườn bằng các loại thuốc…)… Riêng trong năm 2013 này, ngoài các biện pháp thông thường đã áp dụng từ nhiều năm qua, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã đưa ra một giải pháp mới trong phòng trừ sùng trắng: Bẫy đèn! Bẫy đèn được thiết kế theo quy cách đào một cái hố có chiều dài 2m, rộng 1m, sâu 0,5m; trải một lớp nilon màu trắng xuống đáy hố và xung quanh hố; đổ nước vào hố và nước có pha nhớt (dầu nhờn). Phía trên mặt đất cạnh hố, dựng một tấm tôn có chiều dài khoảng 2m, rộng 1m; trên tấm tôn lắp một bóng đèn bốn chữ U (55W), sử dụng điện thắp sáng 220V; tấm tôn phủ nilon màu trắng và có chân trụ cùng hệ thống chằng níu, chống đỡ. Thời gian chiếu sáng của bẫy đèn từ 18 giờ 30 đến khoảng 22 giờ hằng đêm. Trong các ngày từ 15/3 - 27/3/2013, Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng đã lắp đặt 12 bẫy đèn như thế tại hai xã Đạ Tồn và Đạm Bri để thử nghiệm. Kết quả, tại xã Đạ Tồn, mỗi đêm trung bình một bẫy bẫy được hơn 39 con sùng trắng; đêm cao nhất là 141 con; con số này tại Đam Bri cao hơn nhiều - trung bình hơn 246 con, đêm cao nhất lên đến 540 con.

Tuy nhiên, theo nhiều hộ nông dân ở Đạ Tồn và Đam Bri cho biết thì thời điểm thí nghiệm bẫy đèn (trong tháng 3) của Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng không nằm trong giai đoạn cao điểm (tháng 6 - 8) của nạn sùng trắng phá hoại nên qua kiểm tra mật độ, tỷ lệ sùng trắng chỉ còn 3 - 5 con/cây trồng; đến lúc này - cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 trở đi, tỷ lệ sùng trắng trên 1 cây trồng đã vượt con số 10 con. “Cùng với các biện pháp phòng trừ “truyền thống” như trồng khoai lang dẫn dụ, dùng phân chuồng làm bẫy dẫn dụ, trồng xen hoa dã quỳ…, chúng tôi tiếp tục cùng với Trung tâm Nông nghiệp huyện Đạ Huoai khuyến cáo cho nông dân áp dụng mô hình bẫy đèn trên diện rộng vào “mùa cao điểm” từ tháng 6 đến tháng 8 này” - lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng cho biết.

KHẮC DŨNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang