• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện đồng bằng: Nhà nông đang chơi vơi

Nguồn tin: CT, 12/7/2007
Ngày cập nhật: 16/7/2007

Cuối năm 2005 và cả năm 2006, giá mía đường đột ngột tăng cao, trồng mía có lãi đã khiến cho nhiều nông dân ở Bến Tre, Sóc Trăng... đốn nhãn, cưa xoài và ở bán đảo Cà Mau cũng không ít hộ bỏ tôm, để cùng quay lại trồng mía. Nhưng nay thì giá mía ngày càng tuột dốc, làm nhiều người điêu đứng...

Và còn nhiều thứ cây - con khác, hễ giá tăng thì nông dân đua nhau lao vào nuôi trồng bất chấp khả năng tiêu thụ của thị trường và giá cả đầu vào. Để rồi, đến mùa thu hoạch, nông phẩm thừa mứa, giá cả tuột ào ào, buồn khổ cả làng! Sở dĩ có tình trạng trên là do nông dân nóng vội, không có hoặc không nắm bắt, phân tích thông tin đầy đủ, kịp thời, chưa nghiêm chỉnh thực hiện sản xuất theo qui hoạch. Trong tổ chức sản xuất, họ cũng thường chủ quan làm theo kinh nghiệm, không chịu tiếp cận tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, còn giữ cung cách làm ăn theo kiểu cũ, chỉ lo chạy theo giá bán mà chưa biết tận dụng khai thác lợi thế riêng của mình để hạ giá thành. Bên cạnh đó, nhiều nơi, nông dân chưa được tập hợp lại, hình thành tổ chức sản xuất phù hợp để tạo thành sức mạnh. Do vậy, cũng thiếu sự đầu tư chiều sâu trong chế biến, bảo quản, thay đổi giống mới để sản phẩm làm ra có chất lượng cao hơn đủ sức cạnh tranh. Ngoài ra, quá trình sản xuất kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thủy sản thời gian qua cũng thiếu sự liên kết bền vững giữa “các nhà”, nên không tạo được sức mạnh tổng lực của tập thể.

Quan trọng hơn là các địa phương chưa coi trọng nhiều yếu tố tự nhiên trong vấn đề qui hoạch, bố trí sản xuất gắn với việc xây dựng hạ tầng thiết yếu để phục vụ một cách đồng bộ. Vì vậy mới có tình trạng nhiều quy hoạch chưa thật phù hợp điều kiện thực tế, thiếu tính ổn định và cũng có không ít qui hoạch lại bị động, chạy theo sau “chuyện đã rồi” do dân tự phát tiến hành trước, nhằm để hợp thức hóa hoàn thiện thủ tục cho nhu cầu trước mắt của nông dân. Từ đo, làm suy giảm lòng tin trong công tác qui hoạch, buộc nông dân phải tự bơi trong cơ chế thị trường khắc nghiệt ở một trình độ thấp và đầy rủi ro!

Thời gian qua, do sản xuất nông nghiệp truyền thống kém hiệu quả nên Cà Mau và nhiều tỉnh ở ĐBSCL như Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Tiền Giang, Kiên Giang... lần lượt chuyển một phần diện tích đất lúa năng suất thấp sang nuôi tôm đã hình thành một phong trào chuyển dịch lan rộng khắp cả nước. Hễ nơi nào có điều kiện nước mặn là ào ạt nuôi tôm sú với tốc độ chóng mặt. Tuy có nơi thành công cũng có nơi thất bại, nhưng nhìn chung các vùng chuyển dịch mặn hóa theo phong trào, khi các điều kiện hạ tầng phục vụ chưa chuẩn bị hoàn chỉnh kịp, thì đều gây nên những tác động không có lợi về mặt môi trường, sinh thái lẫn đời sống văn hóa xã hội.

Từ những bài học cay đắng đã qua và hiện nay, chúng ta cần phải tỉnh táo và khôn khéo hơn trong vấn đề tổ chức, quy hoạch, bố trí sản xuất bất kỳ thứ gì có tham gia thị trường trong lẫn ngoài nước thời gian tới. Nước ta đã là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Thương trường không chỉ có “ta với ta” mà sẽ còn vô số những “gương mặt mới”, họ sẽ “đấu” với ta bằng luật chơi chung của WTO, bằng những rào cản kỹ thuật, phi thuế quan. Trên đấu trường ấy, muốn đứng vững và chiến thắng chỉ ngay trên “sân nhà” thôi, chúng ta cũng phải biết liên kết lại, phân công nhau cho thật hợp lý và không thể sản xuất theo phong trào như trước đây.

Theo đó, các địa phương trong vùng ĐBSCL cần rà soát thế mạnh riêng của mình để xác định cây, con chủ lực và liên kết lại với nhau trong toàn vùng để quy hoạch, bố trí, phân công nhau tổ chức nuôi trồng dựa vào thế mạnh của từng địa phương về đất đai, thời tiết khí hậu, mùa vụ, lao động, năng lực chế biến, thị trường... Cần làm sao cho không chồng chéo, trùng lắp, dẫm lên nhau để không còn cảnh được mùa rớt giá, một năm tràn ngập thị trường rồi năm sau không còn thấy bóng...

Chỉ có tổ chức lại sản xuất về mọi mặt, không nuôi trồng manh mún để tạo được nguồn hàng hóa lớn, chất lượng ổn định và độ đồng đều thật cao thì mới có thể đầu tư chế biến hoặc đủ điều kiện tham gia xuất khẩu được. Nếu không thì nông dân muốn giàu chỉ có làm kinh tế “né”: nhiều người bỏ thì ta làm; khi có nhiều người làm thì ta bỏ!

MỤC ĐỒNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang