• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiền Giang: Vụ hè thu ở Tân Phú Đông: Xuống giống trước lịch thời vụ, rủi ro khó lường

Nguồn tin: Báo Ấp Bắc, 24/06/2013
Ngày cập nhật: 25/6/2013

Dù nguồn nước chưa đảm bảo cho sản xuất nhưng đến nay Tân Phú Đông (Tiền Giang) đã xuống giống hàng trăm ha lúa hè thu và nguy cơ thiệt hại rất khó lường.

ÁP LỰC VÀ RỦI RO

Về xã Phú Thạnh vào những ngày giữa và cuối tháng 6 này, trên phần lớn các cánh đồng lúa đã lên xanh, trong khi dưới các kinh nội đồng nước nhiễm phèn, mặn còn khá cao. Anh Võ Thành Tài, ấp Tân Phú (Phú Thạnh) cho biết, đám ruộng 0,5 ha của anh đã xuống giống cách nay 10 ngày. Những ngày đầu xuống giống, mưa ít, nắng gắt, nước kinh bị nhiễm phèn, mặn cao không thể lấy lên ruộng, lúa phát triển rất kém. Mấy ngày qua, mưa khá hơn, trà lúa đã phục hồi lại phần nào.

Dọc hai bên Tỉnh lộ 877B từ xã Phú Thạnh đến xã Phú Đông, trên các cánh đồng, nông dân cũng xuống giống từ nhiều ngày qua; một số diện tích còn lại, nông dân cũng đang tất bật chuẩn bị xuống giống.

Ông Nguyễn Văn Lững, ấp Lý Quàn 1, xã Phú Đông cho biết, gần 2,5 ha đất ruộng nhà và mướn ruộng đã xuống giống cách nay 10 ngày. Khi được hỏi vì sao phải tranh thủ xuống giống sớm so với lịch thời vụ, ông Lững giải bày: “Ai cũng biết xuống giống sớm là rủi ro cao nhưng vẫn phải làm. Nếu xuống giống trễ hơn các ruộng khác, máy cày không thể vào làm đất; khi thu hoạch, máy phóng cũng không vào thu hoạch được”.

Ngoài áp lực xuống giống tập trung để tranh thủ cơ giới phục vụ làm đất và thu hoạch, việc tranh thủ xuống giống sớm còn nhằm để lấp vụ 2 trước thời điểm các cống trong vùng dự án lấy nước trữ. “Nếu tuân thủ lịch thời vụ, vụ 2 sẽ lùi lại. Đến thời điểm các cống lấy nước trữ cho dự án, lúa vụ 2 còn nhỏ rất dễ bị ngập úng. Chúng tôi tranh thủ sạ sớm để khi đến thời điểm hệ thống kinh lấy nước trữ thì lúa đã lên cao, tránh được ngập úng” - ông Trần Hữu Phước, ấp Bà Tiên 2 (xã Phú Đông) bày tỏ.

Dù còn khoảng 1 tháng nữa mới đến lịch thời vụ xuống giống vụ hè thu ở xã Phú Thạnh và xã Phú Đông, nhưng đến giữa tháng 6 đã có hàng trăm ha lúa lên xanh.

Ông Võ Văn Ngân, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Đông cho biết, tính đến giữa tuần qua, toàn xã đã xuống giống 60% diện tích lúa hè thu. Ước tính đến cuối tuần, toàn bộ diện tích lúa trên địa bàn xuống giống cơ bản. Còn theo Phòng NN&PTNT huyện, ước tính đến giữa tháng 6, toàn huyện xuống giống 700 ha trong tổng số 2.200 ha sản xuất lúa, tập trung ở xã Phú Thạnh, xã Phú Đông (2 xã có khoảng 1.900 ha sản xuất lúa), số diện tích còn lại đang tiếp tục xuống giống.

“MƯA DẦM THẤM LÂU”

Theo Phòng NN&PTNT huyện, độ mặn trên sông đo được tại cống Rạch Gốc mấy ngày qua ở mức 9g/l; độ mặn trên các tuyến kinh nội đồng từ 4-5 g/l. Hiện nay, hệ thống cống trong vùng Dự án Phú Thạnh - Phú Đông đang vận hành xổ xả và dự kiến khả năng lấy nước phục vụ sản xuất lúa vào giữa tháng 7. Theo đó, ngành Nông nghiệp huyện đưa ra lịch xuống giống vụ hè thu đợt 1 cho xã Tân Phú từ 1-7 đến 10-7, đợt 2 áp dụng cho xã Phú Đông, Phú Thạnh từ ngày 15 đến 25-7.

Lịch thời vụ như vậy nhưng ngay từ đầu tháng 6, nông dân xã Phú Thạnh, Phú Đông đã ồ ạt xuống giống. Theo ước tính của lãnh đạo UBND xã trong vùng dự án, đến cuối tuần này, toàn bộ diện tích sản xuất lúa trên địa bàn sẽ xuống giống hoàn tất. Vì thế, những diện tích xuống giống trước lịch thời vụ sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

Ông Lương Công Phú, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thạnh cho biết, việc không tuân thủ lịch thời vụ trong vụ hè thu đã diễn ra nhiều năm qua và thiệt hại do thói quen này cũng đã từng xảy ra. Giải quyết vấn đề này lâu nay là “bài toán” rất nan giải.

“Hàng năm, trước khi vào vụ sản xuất, chúng tôi đã vận động, tuyên truyền đến người dân xuống giống đúng lịch thời vụ, tuân thủ khuyến cáo của ngành Nông nghiệp để sản xuất an toàn, giảm thiệt hại nhưng họ vẫn không tuân thủ. Chúng tôi không còn cách nào khác ngoài tuyên truyền dần dần theo cách mưa dầm thấm lâu” - ông Phú nói.

Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết, những ngày qua, nhờ áp thấp nhiệt đới, lượng mưa tương đối, lúa phát triển tốt. Song nguy cơ thiệt hại cho các trà lúa này vẫn còn treo lơ lửng do từ nay đến khi hệ thống cống trong vùng dự án vận hành lấy nước phục vụ sản xuất còn gần 1 tháng.

Trong khoảng thời gian này, chỉ cần trời ngưng mưa vài ngày, ruộng sẽ xì phèn và gây bất lợi đến sự phát triển của cây lúa. Một nguy cơ khác, thường vào tháng 7 của năm có đợt hạn kéo dài mà người ta gọi là hạn “bà chằn”. Nếu đợt hạn này xảy ra khi nguồn nước kinh chưa đảm bảo cho sản xuất, lúa bị thiệt hại, giảm năng suất là điều khó tránh khỏi.

Cũng theo ông Hải, dù thời tiết đầu vụ có thuận lợi đến mấy, những diện tích lúa xuống giống chỉ trông chờ vào nguồn nước mưa, hiệu quả cũng không cao. Bởi, theo ông, lượng mưa đầu mùa thường không nhiều, không đều làm cho lúa già sớm, thân không nở dẫn đến năng suất thấp.

“Hàng năm, trước khi bắt đầu vụ lúa, ngành Nông nghiệp đều có khuyến cáo, ban hành lịch thời vụ nhưng người dân vẫn không tuân thủ. Thói quen này rất khó thay đổi trong một sớm, một chiều. Trong tình hình này, ngành Nông nghiệp xác định việc vận động và khuyến cáo đòi hỏi phải kiên trì, lâu dài mới có thể thay đổi dần tập quán của người dân. Trước mắt, trong vụ hè thu này, đối với những diện tích đã xuống giống, ngành khuyến cáo bà con không được lấy nước kinh đưa lên ruộng lúa” - ông Hải nói.

N.VĂN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang