• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kiên Giang: Nông dân thiệt hại vì lúa sập

Nguồn tin: Kiên Giang, 19/06/2013
Ngày cập nhật: 20/6/2013

Trời mưa liên tục trong mấy ngày vừa qua đã khiến ruộng lúa hè thu chuẩn bị thu hoạch tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đổ rạp. Máy gặt không thể cắt được lúa sập, còn công cắt lúa bằng tay thì cao ngất ngưỡng, mà không phải kêu lúc nào cũng có do nhiều năm nay bà con nông dân đã quen gặt bằng máy.

Có mặt tại huyện lúa Tân Hiệp (Kiên Giang) vào thời điểm này, đi đâu cũng nghe nông than vắn thở dài vì lúa bị mưa dầm làm đổ rạp, lên mộng ngay trên ruộng. Dù các trạm bơm điện liên tục chạy hết công suất nhưng mặt ruộng lúc nào cũng sâm sấp nước khiến máy gặt không thể hoạt động.

Ông Trần Khiêm Nhượng – nông dân thuê 3 ha đất làm lúa tại ấp Tân An, xã Tân An (Tân Hiệp) – cho biết mấy ngày qua cứ như ngồi trên đống lửa, vừa lo tìm thợ gặp vừa tìm mối để bán lúa tươi.

Theo lời ông Nhượng thì chưa bao giờ người dân làm lúa ở đây gặp cảnh này, lúa sập thúi ngoài ruộng mà không tìm ra thợ gặt. Giá công cắt lên tới 500.000 đ/công (khoảng hơn 1.000m2), mướn máy suốt kéo về đến nhà nữa là ra gần 1 triệu đồng. Nếu cộng cả chi phí, tiền mướn đất (1,3 triệu đ/công) thì vốn đầu tư lên đến hơn 3.000.000 đ/công. Thế nhưng giá lúa lại rớt thê thảm, thương lái chỉ trả chưa tới 3.000 đ/kg (lúa tươi), bán thì lỗ nặng mà giữ lại cũng không kiếm đâu ra lò sấy, đúng là khổ trăm bề.

Trên nhiều cánh đồng dọc các tuyến quốc lộ 80, 61, 63 tình cảnh lúa chín đổ sập ngoài đồng cũng diễn ra tương tự như ở Tân Hiệp. Một số nông dân ít ruộng đành phải huy động cả con, cháu ra gom từng mớ lúa ướt sũng bó lại đem vào bờ dựng cho ráo nước chờ máy đến suốt.

Ông Khưu Quý Để - nông dân thuê 15 ha đất trồng lúa tại xã Nam Thái Sơn (huyện Hòn Đất) – bày tỏ mưa dầm dề suốt cả tuần liền là hiện tượng hồi nào tới giờ tôi mới thấy lần đầu. Lúa ngập nước đổ rạp sát xuống mặt ruộng, gọi công cắt lúa ai cũng hẹn vài ngày nữa mới rảnh vì đồng nào cũng có lúa sập. “Kiểu này chỉ còn có nước bán cho mấy chủ nuôi vịt gỡ gạc ít tiền mua phân, thuốc cho mùa sau” – ông Để than thở.

Ngoài công thu hoạch, nhiều nông dân ở Kiên Giang còn bị thương lái ép giá do lúa bị lên mộng không đảm bảo chất lượng xay xát. Đa phần thương lái chỉ chọn mua lúa được máy gặt đập liên hợp thu hoạch, còn lúa thu hoạch bằng tay thương lái không mua lúa ướt, chỉ mua lúa khô.

Ông Cao Văn Hai - thương lái lúa đến từ Cần Thơ – giải thích do lúa vụ này xay ra bán cho doanh nghiệp mua tạm trữ nên khó lắm, đòi hỏi gạo phải có phẩm chất tốt mới thu mua, chứ lúa đã lên mộng, xay ra gạo bị gãy là bị chê. Vì vậy, chúng tôi chỉ chọn ruộng nào lúa còn đứng, thu hoạch được bằng máy mới thu mua.

Hoài Anh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang