• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khánh Hòa: Gỗ keo “sốt” giá

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 24/05/2013
Ngày cập nhật: 27/5/2013

Nhu cầu tiêu thụ, xuất khẩu gỗ keo tăng khiến giá keo rừng trồng tăng.

Mừng vì keo được giá

Đến các vùng trồng keo nguyên liệu trong tỉnh Khánh Hòa thời gian này, chúng tôi nhận thấy nông dân rất phấn khởi vì gỗ keo đang bán được giá sau một thời gian dài trầm lắng. Theo ông Ngô Chạm (thôn Nam, xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh), giá gỗ keo đang lên cao. Ông Kim Văn Hy (thôn Đông, xã Sông Cầu) có 2,5ha keo 4 năm tuổi, thương lái đã trả đến 270 triệu đồng nhưng ông vẫn chưa bán. Ông Trần Đình Hồng (xã Diên Phước, huyện Diên Khánh) cho biết, ông vừa bán 1ha keo giâm hom trước Tết Quý Tỵ với giá 70 triệu đồng. Giá keo rừng trồng đang dao động từ 50 đến 100 triệu đồng/ha tùy theo giống tốt xấu, đường vận chuyển thuận lợi. Còn theo ông Tạ Quốc Văn - người sở hữu nhiều diện tích keo trồng tại khu vực Đồng Bé, xã Diên Thọ (huyện Diên Khánh), hiện nay, thương lái thích mua các loại keo lai vì sản lượng cao; keo bông vàng, keo trồng hạt có giá thấp hơn.

Ông Nguyễn Đình Khởi - cán bộ khuyến nông xã Khánh Đông (huyện Khánh Vĩnh) cho biết: Từ khoảng tháng 2 đến nay, nhiều thương lái đã tìm đến các vùng trồng keo thu mua gỗ keo nên thị trường rất sôi động chứ không như những năm trước, người trồng keo “dài cổ” ngóng thương lái, có khi phải bán keo non. Hiện nay, keo 7 năm tuổi trở lên có giá hơn 100 triệu đồng/ha, keo 3 - 4 năm tuổi giá bằng 60% keo 7 năm tuổi, tương đương 60 triệu đồng/ha. Cũng theo ông Khởi, xã Khánh Đông có hơn 500ha keo rừng trồng, diện tích có thể khai thác 30 - 40%. Từ đầu năm đến nay, địa phương đã khai thác khoảng 70ha. Với giá bán hiện nay, người trồng keo có thể lãi 30 - 40 triệu đồng/ha...

Thu hoạch keo tại xã Khánh Đông

Nguyên nhân keo “sốt” giá?

Ông Lê Văn Hoa - Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh xác nhận: Hiện nay, trên địa bàn huyện có hiện tượng sốt giá keo với mức 1,1 đến 1,3 triệu đồng/tấn. Ông Nguyễn Trọng Lâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn cho biết, giá thu mua của thương lái tương đương 1 đến 1,1 triệu đồng/tấn sản phẩm đúng quy cách (cắt bỏ cành ngọn, lột vỏ, chiều dài 2,4m). Tuy giá cao nhưng người dân tộc thiểu số không được hưởng lợi bao nhiêu, do một thời gian dài giá keo trầm lắng, nhiều hộ đã bán keo non.

Lý giải hiện tượng giá keo tăng, nhiều người cho rằng, do thị trường tiêu thụ và xuất khẩu gỗ keo đang phát triển. Các doanh nghiệp xuất khẩu thành phẩm từ gỗ keo đã ký được những hợp đồng lớn. Trên địa bàn Khánh Hòa hiện nay có hai đơn vị thu mua keo là: Công ty Cát Phú (Nha Trang) và Công ty Đại Thắng (Cam Ranh). Theo ông Tạ Quốc Văn, do thị trường keo, bạch đàn, các loại gỗ từ rừng trồng “đóng băng” nhiều năm nay nên nông dân không thể kiên trì trồng rừng, đã bán cây non hoặc chuyển cây trồng khác khiến sản lượng thiếu hụt. Khi thị trường “ấm” lại, nhu cầu gỗ tăng cao sẽ dẫn đến việc cạnh tranh nên giá đội lên. Tuy nhiên, mức giá hiện nay không phải là “giá ảo”, bởi nếu tính toán trượt giá thì nông dân lãi không cao.

Gỗ keo sau khi chế biến có thể làm các mặt hàng như: bàn ghế, đồ gỗ trang trí nội thất, gỗ ốp tường, đóng nẹp làm thùng hàng đựng trái cây, ván sàn, chế biến giấy... Gỗ nguyên liệu rừng trồng cũng phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, lúc lên lúc xuống; vì vậy, chính quyền các địa phương và ngành chức năng cần tuyên truyền, vận động người dân không chạy theo “cơn sốt” mà cần thực hiện theo kế hoạch, quy hoạch đề ra, tránh việc được mùa rớt giá hoặc ngược lại.

Ông Lê Văn Hoa - Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Vĩnh: Huyện khuyến khích bà con bán keo đủ tuổi thuộc các chương trình trồng rừng; riêng rừng tự trồng, tùy thuộc vào thời giá mà bà con quyết định. Huyện cũng đang rà soát, xem xét mô hình trồng rừng nào hiệu quả để có kế hoạch phát triển trong thời gian tới.

P.L

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang