• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khánh Sơn (Khánh Hòa): Diện tích cà phê tăng đột biến

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 23/05/2013
Ngày cập nhật: 24/5/2013

Thấy giá cà phê tăng, nông dân Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại ồ ạt trồng cà phê. Điều đáng nói là người dân chỉ trồng mà không chăm sóc nên hiệu quả không cao.

Chạy theo phong trào

2 năm trở lại đây, gia đình anh Cao Hồng Cánh (thôn Ha Nik) đã chuyển đổi 2 sào bắp sang trồng cà phê với suy nghĩ đơn giản là thấy cà phê được giá, người ta trồng thì mình cũng trồng, còn năng suất, chất lượng ra sao thì nhờ... trời. “Trước đây, gia đình tôi đã trồng 2 sào cà phê ở rẫy cạnh nhà. Thời gian gần đây, giá cà phê nhân tăng cao, đạt hơn 35 nghìn đồng/kg, thu nhập từ cây cà phê cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác. Vì vậy, gia đình tôi quyết định trồng tiếp 2 sào cà phê nữa, hy vọng sẽ mang lại thu nhập ổn định cho gia đình”, anh Cánh chia sẻ.

Không riêng anh Cánh, tại thôn Ha Nik có rất nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số đã chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng cà phê. Điều đáng nói là nhiều hộ vẫn giữ thói quen canh tác lạc hậu, không đầu tư phân bón và trồng trên đất đồi có độ dốc cao, sỏi đá bạc màu nên cây cà phê kém phát triển. Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài nhưng nhiều hộ không có khả năng thuê máy bơm để tưới nên cà phê có nguy cơ chết khô.

Diện tích cà phê thiếu nước tưới, ít được chăm sóc của gia đình anh Cao Hồng Cánh (ở thôn Ha Nik, xã Sơn Lâm).

Tại xã Sơn Bình, một trong những địa phương có diện tích cà phê lớn nhất, nhì huyện Khánh Sơn, từ năm 2011 đến nay, nhiều hộ gia đình đã phát triển diện tích cà phê một cách tự phát. Trước đây, bà Cao Thị Giáo (thôn Liên Hòa) có 2ha đất trồng lúa rẫy, bắp… Khi thấy các gia đình khác trong xã trồng cà phê bán được giá nên bà quyết định trồng thử 0,5ha. Thấy hiệu quả của cây cà phê mang lại cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác, bà đã chia đất cho 4 người con cùng trồng. Bà Giáo cho biết: “Tại Sơn Bình, những diện tích cà phê cạnh nguồn nước năng suất khá cao, thu nhập từ 50 đến 60 triệu đồng/ha. Còn những diện tích cà phê ở trên dồi cao, độ dốc lớn, do không có nguồn nước tưới, chỉ dựa vào nước mưa nên cây chậm phát triển, mỗi vụ thu nhập chẳng được bao nhiêu”.

Lãng phí đất nông nghiệp

Được biết, năm 2000, giá cà phê tăng cao, người dân Khánh Sơn đã ồ ạt trồng cà phê, khi đó diện tích loại cây này lên hơn 500ha. Mấy năm sau, cà phê rớt giá, người dân lại chặt cà phê để trồng các loại cây khác. Hiện nay, tình trạng này tiếp tục tái diễn. Ngoài nguyên nhân người dân trồng tự phát, chạy theo phong trào, nhiều người ở các tỉnh khác như: Lâm Đồng, Quảng Ngãi… biết khí hậu, thổ nhưỡng tại đây phù hợp với cây cà phê cũng đến mua đất trồng cà phê, khiến diện tích loại cây trồng này tăng cao trong 2 năm trở lại đây. Theo ông Lê Ánh Sáng - Chủ tịch UBND xã Sơn Bình: “Hiện nay, diện tích cà phê trên địa bàn xã khoảng 150ha, tăng gần 40% so với cuối năm 2011. Điều khiến chúng tôi lo lắng là cây cà phê cần vốn đầu tư chăm sóc lớn, nhất là phân bón và nước tưới, nhưng nhiều hộ dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số không đáp ứng được. Trong khi cà phê của các hộ người Kinh nhờ được đầu tư chăm sóc tốt nên năng suất cao, thì cà phê của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số, sản lượng chẳng được bao nhiêu. Một số hộ cứ trồng tràn lan, không chăm sóc, thậm chí bỏ hoang nên cây không phát triển nổi. Có hộ, 1 sào cà phê chỉ thu hoạch được 1 - 2 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Trọng Lâm - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Khánh Sơn cho biết: “Hiện nay, diện tích cà phê tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Khánh Sơn đã đạt hơn 600ha (tăng gần 300ha so với đầu năm 2012). Một số địa phương có diện tích tăng cao như: Sơn Lâm, Thành Sơn, Sơn Bình, Ba Cụm Bắc… Điều đáng nói, người dân phát triển diện tích cà phê một cách tự phát, chạy theo phong trào. Điều này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân mà còn lãng phí đất nông nghiệp”. Cũng theo ông Lâm, trước việc diện tích cà phê tăng ồ ạt trong 2 năm trở lại đây, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tiến hành khảo sát, thống kê diện tích. Qua đó, khuyến cáo người dân không tiếp tục mở rộng diện tích; chỉ giữ lại những diện tích cà phê ở những nơi có nước tưới; những khu vực thiếu nước tưới thì chuyển đổi sang trồng các loại cây khác, không tiếp tục trồng cà phê.

BÍCH LA

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang