• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

“Sốt” cây giống ở ĐBSCL: Tăng giá, không tăng chất lượng?

Nguồn tin: SGGP, 31/05/2007
Ngày cập nhật: 1/6/2007

Những ngày gần đây, nông dân ở nhiều nơi đã đến Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang… tìm mua cây giống với số lượng lớn để trồng mới vụ cây ăn trái. Giá cây giống tăng từng ngày, nhiều cơ sở sản xuất “cháy hàng” vì lượng giống làm ra không đủ cung cấp. Điều đáng lo ngại là giá càng cao - chất lượng kém vẫn có người mua.

Giá giống tăng 20%-60%

Về Chợ Lách (Bến Tre) những ngày này, chúng tôi chứng kiến cảnh mua bán cây giống diễn ra tấp nập. Đi từ Vĩnh Thành sang Phú Sơn, Hưng Khánh Trung… đâu đâu cũng gặp thương lái tranh nhau mua cây giống mang đi các nơi tiêu thụ.

Ông Ba Kiệt, chủ một cơ sở sản xuất cây giống ở xã Vĩnh Thành hớn hở: “Hơn tuần nay, người dân các nơi đến mua cây giống tăng đột biến. Gần 50.000 cây giống đã bán hết sạch. Từ nay đến cuối tháng phải giao thêm 3.000 cây nữa cho khách hàng ở miền Đông”.

Anh Nguyễn Thanh Tâm, ở gần đó cho biết: “Làm suốt ngày mà không đủ cây giống để bán. Mỗi ngày có hàng chục cú điện thoại gọi đến mua cây giống, “mối” quen thì rán nhận lời - còn lạ… đành chịu”.

Tại HTX sản xuất cây giống Cái Mơn (Bến Tre), không khí rất sôi động. Anh Dương Văn Huyền, Chủ nhiệm HTX nói: “HTX và các xã viên bán trên 120.000 cây giống các loại. Thị trường chính là miền Đông, Tây Nguyên và một vài tỉnh lân cận. Giá cây giống liên tục tăng. Sầu riêng vọt lên 17.000đ/cây; chôm chôm 12.000đ/cây; xoài cát Hòa Lộc 10.000đ/cây; xoài Tứ Quý 11.000 - 14.000đ/cây… tăng 20%-60% so cùng kỳ năm ngoái”.

Theo ông Huyền, giá cây giống lên cơn “sốt” là do các tỉnh đồng loạt trồng mới bởi hiện thời đã vào mùa mưa. Cộng với, các năm trước giá cây giống quá thấp nên nhiều hộ ở Chợ Lách không làm giống, chuyển sang hoa kiểng. Ngoài ra, gốc ghép lúc đầu vụ quá cao từ 4.000 - 7.000đ/gốc và thiếu hàng. Ước tính số lượng giống năm nay giảm 30%-40% so mọi năm.

Chất lượng cây giống đang... thả nổi?

Trước tình trạng cây giống không đủ tiêu thụ, việc cây kém chất lượng, giống trôi nổi… sẽ tuông ra thị trường là khó tránh khỏi. Và nông dân là người gánh hậu quả khi mua nhầm giống dỏm? Thạc sĩ Phạm Ngọc Liễu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam cho rằng: “Nhu cầu cần cây giống hiện nay rất lớn. Chỉ riêng cây có múi mỗi năm cần từ 2 - 3 triệu cây để trồng mới và cải tạo vườn. Trong khi viện chỉ đáp ứng được 50.000 cây, cộng với các tỉnh sản xuất 450.000 cây nữa. Chẳng thấm vào đâu?”.

Tại Chợ Lách, nơi sản xuất cây giống lớn nhất cả nước với gần 6.000 cơ sở lớn nhỏ, số lượng 16 - 17 triệu cây mỗi năm. Nhưng vẫn không đủ cung cấp cho nhiều nơi. Đáng lo ngại là chất lượng cây giống hiện nay rất khó quản lý, bởi mạnh ai nấy làm và tự tiêu thụ.

Nhiều hộ tự ý sản xuất giống rồi dán nhãn hiệu là đem bán khắp nơi, bất chấp quy định cơ sở giống phải có đầu dòng, nguồn gốc, giấy chứng nhận… Ông Nguyễn Văn Hóa ở xã Vĩnh Thành cho biết thêm: “Sầu riêng cơm vàng sữa hạt lép do tôi sản xuất có đăng ký thương hiệu hẳn hoi bán ra 22.000đ/cây. Tuy nhiên, vẫn bị nhiều người “nháy nhãn hiệu” để bán kiếm lời”.

Theo thạc sĩ Phạm Ngọc Liễu, thời buổi hội nhập hiện nay chất lượng nông sản phải đặt lên hàng đầu. Để nâng chất lượng thì vấn đề giống là quan trọng. Muốn có giống tốt phải sản xuất đúng quy trình và có nhà lưới. Tuy nhiên, cái khó là chi phí đầu tư một nhà lưới chứa 4 - 5 ngàn cây giống tốn khoảng 150 triệu đồng. Số tiền cao nên nhiều cơ sở không làm nổi(!?).

Ngoài ra, giống cây sạch bệnh còn cao từ 15.000đ/cây trở lên. Bình quân trồng 1ha cam hoặc bưởi phải tốn 12 triệu đồng. Tiền giống sạch bệnh cao nên người dân đành mua giống trôi nổi?

Tại ĐBSCL, Vĩnh Long được xem là một trong những tỉnh làm tích cực về cây giống. Ngành nông nghiệp áp dụng trợ giá giống cho người dân 30%, tập trung vào 3 cây thế mạnh là bưởi, cam sành và xoài. Dù vậy, khả năng sản xuất giống cây có múi sạch bệnh chỉ đáp ứng 40% - 50%.

Giống kém chất lượng cho ra sản phẩm kém là khó tránh khỏi. ĐBSCL, khu vực miền Đông Nam bộ, Tây Nguyên... có thế mạnh về vựa trái cây lớn nhất nước nhưng phải thua trái cây ngoại ngay trên sân nhà cũng là điều dễ hiểu...

Cần có chính sách trợ giá giống cho dân

Theo Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam: “Hiện nay, nông dân nhiều nơi sử dụng giống sạch bệnh còn ít, chủ yếu họ trồng giống địa phương, bầu chiết từ cây mẹ, hoặc giống mua trôi nổi… Do đó, các địa phương cần có chính sách hỗ trợ giống tốt cho dân. Từng tỉnh chọn ra cây thế mạnh của mình, quy hoạch thành vùng chuyên canh hàng hóa lớn từ 1.000ha trở lên. Đầu tư đồng bộ từ cây giống đến kỹ thuật canh tác, bón phân, thu hoạch… Làm được như vậy, mới tạo ra trái cây chất lượng, đồng đều về kích cỡ, màu sắc… khi đó mới đủ sức cạnh tranh với trái cây ngoại nhập và xuất khẩu.

Tại ĐBSCL đang có những giống ngon như sầu riêng Chín Hóa, bưởi da xanh, bưởi Năm Roi, xoài cát Hòa Lộc… tuy nhiên, trồng lẻ tẻ, không tập trung nên việc tiêu thụ rất khó. Yếu điểm là lâu nay thiếu trầm trọng những doanh nghiệp mạnh về cây ăn trái đứng hợp tác với nông dân từ “sản xuất, chăm sóc, thu mua, tiêu thụ”.

HUỲNH LỢI - N. DUY

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang