• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: “Hiệu ứng” của máy gặt đập liên hợp

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 02/05/2013
Ngày cập nhật: 3/5/2013

Chuyện xảy ra vào đầu vụ hè thu năm nay, khi những cơn mưa trái mùa bất chợt kéo dài khiến cho những cánh đồng chưa kịp gieo sạ lúa đã lên xanh rì. Thậm chí còn đều và đẹp hơn cả lúa “trồng thiệt”.

Chị Ngô Thị Lùn, nông dân ấp 6, xã An Xuyên (Cà Mau), đứng nhìn ruộng lúa 8 công của mình lắc đầu: “Cũng may là nhờ có mấy đám mưa vừa qua nên mới biết lúa rài, chứ không thôi, nếu sạ xuống trời mới mưa, lúa rài mà tưởng lúa thiệt chắc năm nay nhịn đói”.

Xanh hơn và mướt hơn cánh đồng của chị Lùn là ruộng lúa của ông Nguyễn Thành Hữu, ấp 2, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, ai nhìn vào cũng cứ nghĩ là lúa sạ sớm.

Thực tế cũng đã minh chứng, cả cánh đồng mẫu lớn tại ấp 8, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình - mô hình mẫu cho sản xuất tập trung, áp dụng cơ giới hoá cũng khó lòng nhận ra được lúa đã sạ hay lúa rài.

Ông Nguyễn Thành Hữu bên ruộng lúa xanh rì của mình khi chưa gieo sạ.

Như vậy, một thực tế đặt ra, phải chăng chúng ta đang đi ngược lại với mục đích của việc cơ giới hoá là giảm thất thoát trên đồng ruộng. chị Lùn thừa nhận: “Quả thật, từ khi có máy gặt đập liên hợp, việc thu hoạch dễ dàng hơn, giá thành lại rẻ hơn, cắt xong có thể bán lúa tại chỗ, không cần tốn công để phơi. Thật sự, nông dân chúng tôi khoẻ ra rất nhiều khi đồng ruộng cơ giới hoá”.

Thế nhưng, bên cạnh đó thất thoát mà nó để lại cũng không ít. Ông Hữu nhẩm tính, máy cắt thì tiện nhưng mỗi công có thể mất đi từ 40 - 50 kg. Dù biết vậy nhưng tính ra số lúa mất đi mà thay bằng gặt tay thì cũng vào đó. Nên đành chấp nhận thôi, đâu còn cách nào khác.

“Hiệu ứng” phía sau máy gặt đập không chỉ riêng năm nay người nông dân mới nhận ra, mà họ đã thấy nó từ nhiều vụ trước.

Ông Hữu nhớ lại: “Những năm trước, cắt lúa bằng tay đâu đến nỗi như thế này, chỉ một số ít bị sập nằm bẹp dưới nước mới bỏ sót lại mà thôi. Còn đằng này, máy gặt đập chỉ quơ quơ cái càng, nhiều khi bỏ sót nguyên một đường, phải dùng lưỡi hái cắt lại cho gà, vịt ăn”.

Tình trạng trên xuất hiện đúng vào vụ hè thu năm nay, bà con nông dân đang chuẩn bị sạ khô. Đối với những hộ dân muốn đổi giống sản xuất trên ruộng mình rất dễ lẫn lộn và kết quả như thế nào là một điều đã được dự báo trước.

Giải thích tình trạng này, anh Hứa Văn Tý, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, thừa nhận: “Nhìn chung, năm nay tình hình này rải đều ở các ruộng lúa, đó là do các máy gặt đập liên hợp gây ra. Mà nguyên nhân chính là chất lượng máy xuống cấp, một số máy cũ, dàn lược không tốt nên khó tránh khỏi thất thoát”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 100 máy gặt đập liên hợp, phục vụ cho hơn 35.000 ha lúa 2 vụ. Thế nhưng, số lượng máy chất lượng bảo đảm, tránh thất thoát cho người nông dân được bao nhiêu? Làm gì để sử dụng loại cơ giới này hiệu quả, tránh thất thoát cho nông dân là câu hỏi mà bà con đang đặt ra.

Đào Hồng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang