• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quy trình VietGAP - Yêu cầu cấp bách cho nông sản xuất khẩu

Nguồn tin: ND, 31/5/2007
Ngày cập nhật: 31/5/2007

Quy trình nông nghiệp an toàn (GAP) là chìa khóa thành công cho xuất khẩu nông sản và cho cả thị trường trong nước để nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng nội với hàng ngoại sau khi thực hiện các cam kết về nông sản với WTO.

WTO là một thị trường lớn với 5 tỷ người tiêu dùng, chiếm 95% giá trị thương mại thế giới, kim ngạch nhập khẩu nông sản trị giá 635 tỷ USD/năm, đây là một thị trường xuất khẩu lớn đối với Việt Nam, GAP (Good Agricultural Practices) ra đời là một bộ hồ sơ để khống chế xuất khẩu.

Trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, rau hoa quả là mặt hàng lớn nhất của sân chơi WTO, trị giá gần 103 tỷ USD/năm; thị trường lúa gạo, cà phê, cao su mỗi thứ không quá 10 tỷ USD/năm; các nông sản khác như chè, điều, hồ tiêu trên dưới 3 tỷ USD/năm. Tại Việt Nam, phát triển các sản phẩm nông nghiệp vẫn mất cân đối nghiêm trọng, lúa đã trở nên độc canh, chiếm 74% diện tích canh tác của cả nước. Trong khi hoa và rau củ quả thị trường xuất khẩu lớn gấp 10 lần thì lại phát triển ít, chỉ chiếm có 15%. Mức độ đầu tư về chất xám, đất đai, lao động cho ngành hoa và rau củ quả so với lúa gạo cũng kém xa, canh tác độc canh, sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, làm ô nhiễm môi trường dễ đưa đến ngộ độc thực phẩm. Thị trường xuất khẩu nông sản thế giới hiện nay phần lớn là do các hệ thống siêu thị đa quốc gia khống chế kiểm soát. Nhận thức của người tiêu dùng lại mỗi ngày một cao nên yêu cầu của siêu thị về chất lượng nông sản cũng ngày càng khắt khe.

Xuất khẩu nông sản Việt Nam thời gian qua liên tục tăng trưởng, nhưng lại lộ ra một lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chất lượng mặt hàng và khâu an toàn vệ sinh thực phẩm. Đặc biệt, tay nghề của thành phần sản xuất chủ lực là nông dân lại chưa được nâng cao ngang tầm với một nước mạnh về xuất khẩu nông sản, vì thế nhà nông vẫn còn rất bấp bênh trong sản xuất và thu hoạch.

Theo TS Nguyễn Quốc Vọng, Bộ Nông nghiệp Australia, nông dân Việt Nam muốn thắng trong sân chơi WTO cần phải đối mặt trực tiếp với bốn luật chơi: Số lượng hàng hóa phải lớn, đồng bộ; thời gian giao hàng phải chính xác, hàng hóa phải có chứng chỉ nông nghiệp an toàn hoặc nông nghiệp tốt - GAP để chứng minh hàng hóa của mình luôn an toàn vệ sinh. Hàng nông sản cần rất nhiều chứng chỉ để xuất khẩu, như: Xác nhận nguồn gốc (chứng chỉ xác nhận giống không thuộc loại cây biến đổi gien, GMO), chứng chỉ báo cáo chất lượng (hàm lượng protein, chất ôxy hóa, vitamin, phải đồng bộ giống, độ chín, kích cỡ và màu sắc) những điều đó chứng minh cho người tiêu dùng thấy được hàng nông sản họ mua có chất lượng cao và bổ dưỡng. Để nâng cao năng lực cạnh tranh, giá cả trở thành yếu tố quyết định, nhà nông Việt Nam phải hết sức quan tâm đến vấn đề này để mặt hàng luôn có giá rẻ cạnh tranh.

Ông Vọng khuyến cáo: Trong bốn luật chơi trên đây, khó khăn nhất đối với nhà nông của chúng ta hiện nay vẫn là quy trình GAP, vì nó kiểm tra an toàn thực phẩm xuyên suốt từ A đến Z, từ sửa soạn ruộng đồng, canh tác đến thu hoạch, sau thu hoạch, tồn trữ, thuốc bảo vệ thực vật, môi trường, bao bì… Vì vậy, GAP trở thành hồ sơ trình bày công nghệ sản xuất của nhà nông đồng thời nó cũng ghi chép chi tiết quá trình sản xuất của người trồng. Các chương trình tập huấn về GAP, dự án GAP cho cây thanh long của một số tổ chức quốc tế tài trợ gần đây còn rất nhỏ lẻ, chưa phải chu trình có quy mô ngành hoặc cả nước cho Việt Nam. Nếu không xây dựng ngay một VietGAP, xuất khẩu nông sản Việt Nam sẽ không bền vững, kể cả việc cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay trên sân nhà.

Ông Joseph Ekman, chuyên gia quốc tế về thực phẩm trong nông sản cho rằng: Chương trình GAP của Việt Nam (VietGAP) trước hết phải tập trung vào an toàn thực phẩm vì đây là quan tâm hàng đầu của kỹ nghệ thực phẩm quốc tế, chương trình VietGAP nên dựa vào mô hình GAP ASEAN để bảo đảm rằng nó phù hợp với các chương trình liên vùng và quốc tế về an toàn thực phẩm. Do đó GAP cần phải có những chương trình hỗ trợ như tập huấn về sử dụng hóa nông, vệ sinh an toàn, cộng với phương tiện phòng thí nghiệm để trắc thử dư lượng của nông dược và vi sinh.

GS, TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường đại học An Giang trăn trở: “Việt Nam vào WTO rồi nhưng nông dân vẫn còn làm ăn riêng lẻ, nông sản thì bán qua trung gian, làm cho sản phẩm không có thương hiệu. Chúng ta phải xác định cho nhà nông làm sản phẩm gì, vùng nào có thế mạnh gì thì phải phát triển bằng được sản phẩm đó và bán cho thị trường nào. Muốn có thương hiệu tốt phải bắt đầu từ nguyên liệu ổn định. Chế biến, bảo quản, thu hoạch, bao bì… cũng phải thật tốt”.

Thương mại

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang