• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân nên dùng quyền khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình

Nguồn tin: TT, 26/05/2007
Ngày cập nhật: 28/5/2007

Anh nông dân Đinh Văn Tín Dụng (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) vừa có đơn yêu cầu nhà cung cấp thức ăn gia súc Uni-President bồi thường thiệt hại vì có sử dụng hormon tăng trưởng trong thức ăn khiến giá heo giảm mạnh, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi.

Nếu phía công ty không chấp nhận bồi thường thì anh Dụng cho biết sẽ nhờ đến tòa án giải quyết. Liệu người nông dân này có buộc được nhà cung cấp thức ăn gia súc phải bồi thường thiệt hại? Chúng tôi đã trao đổi cùng luật sư, tiến sĩ luật Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM) xung quanh vấn đề này.

* Đã từng có nhiều vụ kiện tương tự của người nông dân đối với nhà cung cấp thức ăn gia súc chưa, thưa luật sư?

- Tranh chấp này không nhiều nhưng đã có một số vụ được tòa án địa phương thụ lý. Không nên coi việc người nông dân đi khởi kiện một công ty cung cấp thức ăn gia súc để đòi bồi thường thiệt hại là quá hiếm hoi. Từ cuối năm 2005, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ cũng đã thụ lý một vụ kiện, trong đó bị đơn là một công ty TNHH (trong thức ăn cho cá có hàm lượng độc tố). Vụ kiện này vẫn đang trong giai đoạn điều tra và hòa giải.

* Người nông dân xưa nay thường bị thiệt thòi, như đã từng mua phải giống bắp không trái, lúa không hạt, dứa Cayenne chết nửa chừng... nay lại vướng vào vụ thức ăn gia súc có dư lượng thuốc tăng trưởng. Nhiều nông dân điêu đứng nhưng không có ai để bảo vệ, cũng không dám đi kiện đòi bồi thường?

- Trong xu hướng tự do hóa thương mại hiện nay, một trong những vấn đề mà người nông dân, doanh nghiệp ngành nông sản VN gặp phải là nhiều nước, tổ chức hiệp hội quốc tế cố tình tạo ra các rào cản thông qua các vụ kiện như chống bán phá giá, điều tra dư lượng độc tố trong các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của VN...

Theo số liệu của Bộ Thương mại, trong những năm qua VN đã phải đối diện với khoảng 28 vụ tranh chấp liên quan đến tư cách thương mại, và tương lai còn phải đối diện các tranh chấp liên quan bản quyền, nhãn mác, chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm. Bộ Thương mại dưới sự hỗ trợ của Ủy ban châu Âu (Dự án hỗ trợ thương mại đa biên) đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo liên quan việc “trang bị” cho các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp VN hiểu rõ hơn thủ tục và qui trình giải quyết tranh chấp thương mại trong WTO.

Ở thị trường trong nước, người nông dân cũng đã gặp nhiều khó khăn trong việc hợp tác sản xuất, quan hệ mua bán với các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài trong việc cung cấp giống cây trồng, thức ăn gia súc... nhưng không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại kinh tế cho người nông dân.

Điều khó khăn hiện nay là nhiều nông dân không có được sự trợ giúp về mặt pháp lý của các luật sư nên gặp rất nhiều lúng túng trong quá trình giải quyết tranh chấp. Nói cách khác, thị trường cung cấp dịch vụ pháp lý hiện nay chưa được phủ kín và công bằng, người chịu thiệt thòi nhiều chính là những người nông dân một nắng hai sương bỏ công sức, tiền bạc rất nhiều, nhưng khi bị thiệt hại không biết bấu víu vào đâu. Tôi nghĩ các đoàn luật sư địa phương, cùng các cấp chính quyền cần quan tâm đến mảng cung cấp dịch vụ pháp lý cho đối tượng này.

* Vậy người nông dân cần phải tự trang bị “vũ khí” của mình như thế nào trong cuộc đối đầu không cân sức này?

- Khi xảy ra tranh chấp giữa nông dân với các công ty này, thủ tục tố tụng giải quyết phải tuân thủ các qui định của pháp luật VN bởi theo Luật đầu tư, các công ty đó là các pháp nhân VN, nơi giao kết hợp đồng và xảy ra thiệt hại tại VN. Để có căn cứ trong việc xác định yêu cầu khởi kiện, người khởi kiện phải xác định cho đúng quan hệ tranh chấp (đòi bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hay ngoài hợp đồng), các căn cứ pháp lý khởi kiện và quan trọng là phải chứng minh được thiệt hại thực tế.

Anh Đinh Văn Tín Dụng quyết tâm đòi lại công bằng cho người nông dân

* Trong vụ việc cụ thể của anh nông dân Đinh Văn Tín Dụng, theo luật sư, cơ hội thắng kiện của anh như thế nào? Sẽ phải chuẩn bị chứng cứ ra sao?

- Theo hợp đồng hỗ trợ trại được ký kết giữa Công ty Uni-President, đại lý phân phối và người tiêu dùng (chủ trại chăn nuôi) thì các bên có xác lập một thỏa thuận dân sự.

Thỏa thuận này có nội dung cung cấp, phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất cho người tiêu dùng thông qua đại lý phân phối, nhưng qui định về trách nhiệm chất lượng sản phẩm của Công ty Uni-President thể hiện rất chung chung như: sản xuất và cung cấp thức ăn gia súc chất lượng cao phù hợp với từng giai đoạn phát triển của heo, hướng dẫn kỹ thuật và các qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh cho người tiêu dùng; hỗ trợ người tiêu dùng 40 đồng/kg cám tăng hiệu quả của việc sử dụng sản phẩm thức ăn gia súc và hạ giá thành sản phẩm.

Ngoài ra, thỏa thuận của các bên hoàn toàn không đề cập vấn đề chi tiết chất lượng sản phẩm, trách nhiệm bồi thường khi có thiệt hại phát sinh trong quá trình sử dụng sản phẩm của Công ty Uni-President và tòa án có thẩm quyền giải quyết. Như vậy, trong trường hợp cụ thể này, tuy có căn cứ xác định tồn tại mối quan hệ hợp đồng giữa người tiêu dùng sử dụng sản phẩm và người phân phối, nhưng khi có tranh chấp sẽ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp khác.

Theo điều 630 của Bộ luật dân sự qui định về quyền bồi thường thiệt hại do vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng thì pháp nhân sản xuất, kinh doanh không đảm bảo chất lượng hàng hóa mà gây thiệt hại cho người tiêu dùng thì phải bồi thường. Đối chiếu với qui định này, khi Công ty Uni-President có hành vi sản xuất sản phẩm không đảm bảo chất lượng, gây thiệt hại thì người sử dụng sản phẩm có quyền đòi bồi thường thiệt hại.

* Từ góc độ của một luật sư, theo ông, có những vấn đề pháp lý nào cần quan tâm trong vụ việc tranh chấp này?

- Theo kinh nghiệm từ thực tiễn hành nghề tranh tụng của tôi, đối với loại vụ việc tranh chấp như thế này, có một số vấn đề pháp lý chắc chắn sẽ gây tranh cãi, cần quan tâm giải quyết:

Thứ nhất, vì “hợp đồng hỗ trợ trại” giữa các bên là một giao kết về mặt dân sự, có sự ràng buộc về điều kiện phân phối, hỗ trợ, thời gian sử dụng thức ăn tính cho sản lượng từng loại sản phẩm, nhưng rất khó kiểm soát thực tế là người sử dụng có sử dụng 100% sản phẩm thức ăn gia súc do nhà sản xuất cung cấp hay có sử dụng thêm các loại thức ăn khác không? Nếu có bằng chứng về việc người sử dụng ngưng sử dụng hoặc không sử dụng 100% sản phẩm thức ăn gia súc do nhà sản xuất cung cấp thì chính nhà sản xuất lại có quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng này trước thời hạn mà không cần phải báo trước.

Thứ hai, cần xem xét giá trị pháp lý trong thông báo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng vừa qua về kết quả phân tích của trung tâm vệ sinh thú y thuộc cơ quan thẩm quyền về thực phẩm nông nghiệp và vệ sinh thú y của Chính phủ Singapore thì Uni-President có hai sản phẩm có chứa hàm lượng salbultamol và có văn bản thông báo UBND tỉnh nơi có doanh nghiệp liên quan đóng trên địa bàn để xử lý theo qui định của pháp luật. Tuy bộ cho rằng trung tâm này là trung tâm phân tích đạt tiêu chuẩn quốc tế để phân tích sâu đến mức định lượng, nhưng tòa án chưa chắc đã thừa nhận giá trị pháp lý của kết quả phân tích này và có thể phải trưng cầu một cơ quan giám định độc lập, có thẩm quyền (của VN hoặc của nước ngoài) theo qui định tại điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự mới được coi là nguồn chứng cứ để giải quyết vụ việc tranh chấp.

Thứ ba, cần lưu ý là người tiêu dùng muốn yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại thì nhất thiết phải chứng minh được tài sản bị thiệt hại thực tế, tài sản bị hủy hoại hoặc hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản; các chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại như qui định tại điều 608 Bộ luật dân sự. Nếu người khởi kiện không đưa ra được các bằng chứng thiệt hại cụ thể mà chỉ nói chung chung là do dư luận thông tin việc nhà sản xuất sản phẩm thức ăn gia súc có đưa thành phần hormon tăng trưởng vào thức ăn gia súc, có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, dẫn đến sản phẩm của nông dân không tiêu thụ được, bị giảm giá..., thì họ sẽ gặp khó khăn trong quá trình chứng minh tại tòa.

Không để người ta coi thường người nông dân mãi!

Trang trại của anh Đinh Văn Tín Dụng lúc đông nhất có khoảng 50 heo nái, 300 heo thịt. Anh đã phải thế chấp sổ đỏ vay vốn ngân hàng để đầu tư trang trại. Anh cũng đã ký một hợp đồng sử dụng độc quyền sản phẩm thức ăn gia súc do Công ty Uni-President VN cung cấp mà không hề biết việc công ty này sử dụng hormon trong thức ăn gia súc. Toàn bộ đàn heo của anh đều sử dụng cám (người nông dân hay gọi là cám UP) của công ty để cho heo ăn. “Khi đến cân heo, lái nhìn thấy chúng tôi sử dụng các bao cám UP để cho heo ăn thì mặc sức ép giá vì báo chí đã thông tin kết luận cám này có chứa hormon tăng trưởng” - anh Dụng nói. Anh đành bấm bụng bán theo giá của lái buôn đưa ra. Lứa heo UP này khiến anh thua lỗ hơn 150 triệu đồng!

Cầm xấp hồ sơ trong tay, anh Dụng cho biết “sẽ đòi lại công bằng cho người chăn nuôi”. Một số người chăn nuôi tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai cũng đồng ý anh Dụng đại diện và ký tên vào đơn đòi bồi thường thiệt hại gửi Công ty Uni-President VN. Cuối năm 2006, nhiều chủ trang trại nuôi heo cũng đã phải thua lỗ nặng vì việc cám heo có chứa hormon tăng trưởng.

Trao đổi với chúng tôi, anh Dụng nói: “Chỉ vì mục tiêu lợi nhuận, thu hút khách hàng mà các công ty đã bất chấp quyền lợi của người tiêu dùng và người chăn nuôi. Tôi muốn công ty phải có trách nhiệm với những nông dân như tôi, đã sử dụng cám heo do công ty cung cấp mà bị thiệt hại nặng nề”. Được hỏi về khả năng có thắng được một tập đoàn có tiếng như vậy không, anh Dụng thừa nhận mình tuy chỉ là nông dân, học mới hết lớp 8 nhưng sẽ cương quyết theo vụ này tới cùng, không thể để người ta coi thường người nông dân mãi được!

CHI MAI thực hiện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang