• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lâm Đồng: Xử lý tuyến trùng: Bài toán sau tái canh cà phê

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 21/04/2013
Ngày cập nhật: 24/4/2013

Khi vườn cà phê đã già cỗi, kém năng suất thì việc tái canh là vấn đề cần thiết. Tuy nhiên, không phải lúc nào việc tái canh cũng mang lại hiệu quả vì quy trình này luôn phải đối mặt với nguy cơ phát sinh tuyến trùng – một ký sinh thuộc loại giun tròn, sống trong môi trường đất, gây hại bộ rễ. Giải pháp phòng ngừa và điều trị tuyến trùng, lâu nay vẫn là một thách thức đối với nông dân.

Nông dân tham quan điểm trình diễn phun thuốc diệt trừ tuyến trùng

Tuyến trùng là thủ phạm gây ra những bệnh vẫn thường gặp ở cà phê, như bệnh vàng lá thối rễ, rỉ sắt… Theo TS Nguyễn Văn Nam, Trưởng Bộ môn BVTV, Trường Đại học Tây Nguyên, thì: Do tuyến trùng nằm trong đất, có kích thước rất nhỏ, nên nông dân rất khó xác định bệnh do tuyến trùng hay do nấm hoặc các yếu tố nào khác để tìm đúng giải pháp. Tùy theo từng loại tuyến trùng, triệu chứng biểu hiện bệnh khác nhau, với 3 nhóm tuyến trùng phổ biến: Chiếm đa số và thường gây hại nhất cho cây công nghiệp (cà phê, hồ tiêu…) là nhóm nội ký sinh cố định, làm cho bộ rễ có triệu chứng u sưng; nhóm nội ký sinh di chuyển, làm cho bộ rễ có vết thâm đen, thối và lở loét và nhóm ngoại ký sinh, làm cho bộ rễ không phát triển được, gây tù rễ. Cả 3 nhóm này đều làm cho cây bị còi cọc, vàng lá, thiếu dinh dưỡng và sinh trưởng kém… Đặc biệt, trong điều kiện khô hạn thì những biểu hiện bệnh sẽ càng rõ hơn.

Lâu nay, việc phòng ngừa tuyến trùng thường ít được nông dân trồng cà phê chú tâm, chỉ đến khi cây phát bệnh mới đổ xô đi tìm thuốc xử lý. Giải pháp phổ biến nhất mà lâu nay nông dân vẫn làm là rắc vôi bột lên đất để diệt ký sinh trùng, nhưng hiệu quả rất hạn chế. Anh Trần Văn Thanh, nông dân trồng cà phê ở Liên Đầm (Di Linh), cho biết: Trước đây, anh chỉ dùng vôi để xử lý đất trước mỗi vụ cà phê, nhưng chỉ hạn chế tuyến trùng, chứ không thể tiêu diệt triệt để. Vườn cà phê nhà anh bị tuyến trùng gây hại rất nặng, anh đã phải nhổ bỏ cà phê, xử lý đất và được khuyến cáo là phải chờ 3 năm mới có thể trồng lại. Sau khi tái canh, anh được tiếp cận nhiều loại thuốc hoá học trị nấm, trị tuyến trùng. Tuy dùng có hiệu quả, nhưng dùng nhiều thì gây hại môi trường. Mới đây, anh được giới thiệu một loại thuốc mới trị tuyến trùng hiệu quả là Tervigo và Ridomil gold và ít gây ô nhiễm môi trường.

Loại thuốc này đã được một số nông dân sử dụng và hiệu quả khá rõ rệt. Anh Nguyễn Văn Xuyên, ở thôn 6, xã Tân Lạc (Bảo Lâm), cho biết: “9 sào cà phê của anh được tái canh năm 2008. Do đất sau tái canh đã bị nhiễm tuyến trùng, nên năng suất đạt thấp. Tháng 8/2012 vừa qua, anh sử dụng Tervigo kết hợp Ridomil gold phun xịt 3 lần, mỗi lần cách nhau 2 tháng, kết hợp sử dụng Anvil (trừ nấm rỉ sắt, đốm mắt cua, nấm hồng…) thì thấy có hiệu quả, bộ lá xanh hơn…”. Hiện, vườn nhà anh Xuyên là một trong những địa điểm khảo nghiệm loại thuốc này và được khá nhiều nông dân đến tìm hiểu.

Theo thống kê trên địa bàn toàn tỉnh, hàng năm có từ 8.000 – 10.000 ha cà phê bị nhiễm tuyến trùng các loại. Riêng trong năm 2012, trong tổng số hơn 6.300 ha cà phê đã chuyển đổi trên toàn tỉnh thì đã có hơn 2.000 ha được chuyển đổi bằng hình thức tái canh. Năm 2013, diện tích tái canh dự kiến sẽ tăng lên thêm 1.500 ha và chắc chắn sẽ tăng hơn nhiều trong những năm đến. Nếu không có giải pháp kịp thời và triệt để cho vấn đề xử lý tuyến trùng, thì hiệu quả của giai đoạn kiến thiết cơ bản trên cây cà phê, sau chuyển đổi, sẽ khó thể tối ưu hoá.

Ngày 16/4/2013, lần đầu tiên tại Lâm Đồng (ở xã Tân Lạc - huyện Bảo Lâm), Công ty Syngenta Việt Nam phối hợp với Công ty VFC đã tổ chức Hội thảo “Giải pháp phòng trừ tuyến trùng trên cây cà phê”. Hội thảo thu hút hơn 600 nông dân ở các địa bàn trọng điểm cà phê của tỉnh về tham dự. Đây cũng là lần đầu tiên, nông dân được tham gia hội thảo bằng hình thức thăm đồng, trực tiếp nhìn thấy tuyến trùng, được trao đổi với các nhà khoa học để giải đáp thắc mắc và được tư vấn các biện pháp tổng hợp để phòng trừ tuyến trùng trên cây cà phê, hồ tiêu… Đánh giá về hoạt động này, bà Vũ Thị Thúy – cây bộ Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng, cho rằng: Đây là một trong những hoạt động bổ ích, thiết thực cho nông dân tỉnh nhà. Ngoài RIC là loại thuốc lâu nay Chi cục vẫn khuyến cáo nông dân dùng để kháng bệnh trên cà phê và nhiều loại cây công nghiệp khác, thì Tervigo là một trong những giải pháp mới khá hữu ích để nông dân có thể nghiên cứu sử dụng.

HẢI UYÊN - TRỊNH CHU

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang