• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Công nghệ nào cho hạt gạo ĐBSCL?: Xã hội hóa nhân giống lúa

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 15/04/2013
Ngày cập nhật: 17/4/2013

Mặc dù đóng vai trò quan trọng, song hệ giống lúa chính thống (các viện,trường, trung tâm giống, trung tâm khuyến nông…) không thể đáp ứng đủ nhu cầu giống cho sản xuất lúa hiện tại và trong tương lai. Chính vì vậy, hệ thống nhân giống lúa ở ĐBSCL đang tồn tại song song hệ giống lúa chính thống và hệ thống giống lúa nông hộ. Các nhà khoa học nhận định, hai hệ thống này đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Và việc phối hợp giữa những nhà khoa học và nông dân đã đem đến một số thành công trong việc chọn lọc và phổ biến giống lúa mới vào sản xuất…

Mở rộng mạng lưới nhân giống lúa

Gieo sạ bằng giống xác nhận là một trong những yếu tố mang đến vụ mùa bội thu cho nông dân. Trong ảnh: Nông dân huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang phấn khởi vì lúa trúng mùa, trúng giá. Ảnh: MINH HUYỀN

Giữ nhiệm vụ giải quyết những vấn đề khoa học và công nghệ về cây lúa, phục vụ cho sự phát triển của ngành lúa gạo ĐBSCL, đến nay Viện Lúa ĐBSCL đã chuyển giao được 132 giống lúa mới mang tên OM. Trong đó có 45 giống được công nhận là giống quốc gia với các đặc tính: thời gian sinh trưởng ngắn, kháng sâu bệnh, phẩm chất gạo tốt, thích nghi với nhiều vùng sinh thái và cho năng suất từ 5-8 tấn/ha. Điển hình như: OM2395; OM2431; OM5490; OM10041; OM7347… Riêng năm 2012, có 15 giống lúa mới (OM 3995, OM 4488, OM 5166, OM 7348, OM 8928, OM 11267, OM 11270, OM 11271…) do viện lai tạo đã được Bộ NN&PTNT công nhận giống sản xuất thử. Ngoài ra, qua kết quả khảo nghiệm bộ giống do viện chọn tạo đã xác định được 23 giống triển vọng đưa vào Bộ giống khảo nghiệm quốc gia... Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, kết quả khảo nghiệm, đánh giá giống lúa sẽ là cơ sở định hướng các nhà chọn tạo giống, cán bộ khuyến nông và nông dân lựa chọn, sử dụng những giống có hiệu quả hơn. Các giống lúa mới triển vọng được bình chọn sẽ tiếp tục được trồng khảo nghiệm ở 13 tỉnh, thành ĐBSCL để đánh giá khả năng thích nghi trên các tiểu vùng sinh thái, chọn ra những giống phù hợp với yêu cầu của từng địa phương.

Mới đây, tại Hội thảo "Đánh giá giống lúa vụ đông xuân 2012 - 2013", sau khi trực tiếp tham quan, đánh giá các giống lúa tại ruộng thực nghiệm, các đại biểu tiến hành bình chọn ra 10 giống lúa mới triển vọng nhất gồm: OMCS 2012, OM 10636, OM 9582, OM 8017, 0M 9921, 0M 9684, OM 20, OM 10373, OM 121 và OM 9818. Ông Từ Bá Đạt, nông dân xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang, bộc bạch: "Cứ "đến hẹn lại lên", năm nào tôi cũng đến Viện Lúa để tham gia đánh giá và chọn ra các giống lúa phù hợp với địa phương mình. Năm nay, giống tôi tâm đắc nhất là OMCS 2012, giống này vừa kháng sâu bệnh, chịu mặn tốt lại có thể thay thế giống IR 50404". Ông Đạt cho biết sẽ liên hệ với Viện Lúa để mua giống OMCS 2012 siêu nguyên chủng về thử nghiệm trên đồng ruộng, nếu đạt kết quả tốt, ông tiếp tục nhân rộng diện tích.

Thời gian qua, nhiều địa phương vùng ĐBSCL đã "bắt tay" cùng các viện, trường chọn lọc 1 - 2 giống lúa để làm giống đặc trưng của địa phương. Năm 2009, TP Cần Thơ hợp đồng với Viện Lúa ĐBSCL thực hiện đề tài "Chọn tạo giống lúa năng suất-chất lượng cao phục vụ sản xuất lúa hàng hóa TP Cần Thơ" với 3 giống lúa mang thương hiệu Cần Thơ: Cần Thơ 1 (OM7347), Cần Thơ 2 và Cần Thơ 3. Giống Cần Thơ 1 đã được công nhận là giống lúa mới chính thức vào năm 2010 và đang hoàn thành thủ tục để Cục Trồng trọt công nhận là giống lúa mới phục vụ sản xuất ở các tỉnh phía Nam; Cần Thơ 2 đã được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa vào năm 2011… Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Nghiên cứu viên cao cấp, Bộ môn Di truyền – Chọn giống, Viện Lúa ĐBSCL, chủ nhiệm đề tài, cho biết: "Ngoài phục vụ cho việc sản xuất lúa của địa phương, trong tương lai, các giống lúa này sẽ mở rộng phạm vi ra các tỉnh ĐBSCL nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất lúa hàng hóa, xuất khẩu… Hiện viện vẫn phối hợp với ngành nông nghiệp thành phố thường xuyên bám sát, cập nhật các thông tin phản hồi từ thực tiễn sản xuất lúa của địa phương nhằm hoàn thiện hơn các giống lúa mang thương hiệu Cần Thơ". Không chỉ riêng Cần Thơ, đến nay, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đều đã chọn tạo được những giống lúa đặc trưng mang thương hiệu địa phương mình. Chẳng hạn, Sóc Trăng thành công với giống ST, Hậu Giang được biết đến với giống HG…

Các nhà khoa học cho rằng, công tác nghiên cứu ra các giống lúa mới chỉ dừng lại ở các phòng thí nghiệm nếu không có sự tham gia của mạng lưới nhân giống cộng đồng vào quá trình trồng khảo nghiệm các giống lúa mới trên đồng ruộng. Từ năm 2004, phong trào "xã hội hóa công tác nhân giống lúa" được phát động và nhân rộng ở nhiều địa phương. Như năm 2012, diện tích nhân giống lúa của An Giang trên 20.000ha với các giống chủ yếu như: OM 4218, OM 6976, OM 4900, Jasmine 85, OM 2517, OM 2514…. Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm giống nông nghiệp tỉnh An Giang, cho biết: "Qua phong trào nhân giống cộng đồng, mỗi năm, An Giang có khả năng cung ứng đến 90% giống lúa xác nhận phục vụ sản xuất lúa hàng hóa của tỉnh và một phần cung ứng cho một số tổ giống, cơ sở kinh doanh giống có hợp đồng cung ứng giống ngoài tỉnh".

Phong trào "xã hội hóa công tác nhân giống lúa" cũng diễn ra rộng khắp tại các huyện trồng lúa trọng điểm của TP Cần Thơ. Hằng năm, TP Cần Thơ đầu tư kinh phí khoảng 500-600 triệu đồng để tổ chức sản xuất giống theo hệ thống giống 3 cấp cho các hộ, tổ, nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã, tổ hợp tác… Năm 2012, diện tích sản xuất lúa giống toàn thành phố hơn 4.603ha, tăng 13% so với năm 2011; sản lượng đạt gần 27.820 tấn, tăng 12% so với năm 2011. Bà Nguyễn Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho biết: "Nông dân dần có ý thức trong việc sử dụng giống lúa xác nhận. Điều này được thể hiện qua cơ cấu giống lúa gieo sạ từng vụ. Các giống lúa chất lượng thấp có xu hướng giảm dần, thay vào đó, tỷ lệ sử dụng các giống lúa đặc sản, chất lượng cao tăng dần qua các năm và hiện đạt 80% diện tích gieo sạ.

Nhưng chưa đồng bộ

Vựa lúa ĐBSCL đang đứng trước nhiều thách thức vì các nhà khoa học đánh giá nơi đây là vùng nhạy cảm với "biến đổi khí hậu" (BĐKH). Thời tiết diễn biến thất thường: hạn, mặn, ngập lũ, dịch bệnh, độ bạc màu của đất tăng… Xâm nhập mặn sẽ gây thiệt hại đến sản xuất nông nghiệp của vùng, nhất là đối với cây ăn trái và lúa. Theo Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, BĐKH đặt ra với các nhà khoa học yêu cầu trong hiện tại và tương lai phải chọn ra những giống chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh, thích ứng với các điều kiện phèn, mặn, khô hạn, ngập úng,… đáp ứng yêu cầu của nông dân. Trong bộ giống lúa mà Viện Lúa ĐBSCL hàng năm đưa ra khảo nghiệm đều giới thiệu đến nông dân bộ giống cho vùng khó khăn để nông dân sản xuất ổn định. Ngoài ra, Viện không ngừng nghiên cứu đưa vào sản xuất các giống đạt tiêu chuẩn xuất khẩu để góp phần làm gia tăng giá trị xuất khẩu và tăng thu nhập cho người trồng lúa hướng đến xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam. Hiện khâu chọn giống được các cơ quan nghiên cứu, viện, trường làm rất tốt. "Một số địa phương vùng ĐBSCL đã triển khai hệ thống nhân giống 3 cấp, nhưng cũng còn một số nơi chưa quan tâm đầu tư. Thường thì Viện Lúa đưa giống siêu nguyên chủng, nguyên chủng cho các địa phương sản xuất ra giống xác nhận trồng đại trà, nên cần hệ thống nhân giống phát triển và đủ lực để làm. Giống xác nhận khi đưa vào canh tác phải được cấp chứng chỉ của các đơn vị kiểm nghiệm giống có uy tín. Nhưng trên thực tế 35% giống xác nhận đưa vào canh tác tại ĐBSCL chỉ khoảng 10% được cấp chứng chỉ"- Tiến sĩ Lê Văn Bảnh nói.

Tại TP Cần Thơ, sản xuất lúa giống 3 cấp được thành phố và nông dân quan tâm, tuy nhiên mới dừng lại ở việc sản xuất lúa giống cấp xác nhận và tập trung ở các HTX nhân giống, CLB nhân giống và các tổ hợp tác là chủ yếu. Việc sản xuất lúa giống cấp nguyên chủng tập trung ở các viện, công ty nông nghiệp và trại giống, trong nông dân việc nhân giống này còn ít. Riêng cấp giống siêu nguyên chủng chỉ có hai đơn vị cung ứng là Viện Lúa ĐBSCL và Công ty TNHH MTV Nông nghiệp Cờ Đỏ. Dù hằng năm, thành phố đầu tư kinh phí khoảng 500 - 600 triệu đồng để tổ chức sản xuất giống theo hệ thống giống 3 cấp cho các hộ, tổ, nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã,… Tuy nhiên, theo đánh giá của ngành nông nghiệp, do điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật của các đơn vị còn hạn chế, trình độ sản xuất giống lúa vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Việc kiểm định, kiểm nghiệm để chứng nhận lô giống phù hợp quy chuẩn chưa được thực hiện sâu rộng nên chất lượng hạt giống chưa thật sự đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của tình hình sản xuất…

Các nhà khoa học xem việc phát triển các giống lúa mới là "cuộc chạy đua về đấu tranh sinh học" khi sâu bệnh, dịch hại, BĐKH diễn biến ngày càng phức tạp. Sóc Trăng được xem là địa phương thành công trong quá trình chọn tạo giống lúa ST phù hợp với điều kiện canh tác, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu và đã xây dựng thành công thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng. Qua 22 năm nghiên cứu, Sóc Trăng đã chọn ra bộ giống từ ST 1 đến ST 21, nhưng theo Tiến sĩ Trần Tấn Phương, Phó Trưởng phòng Trồng trọt, Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, hiện nhiều giống ST đã bị thoái hóa, không còn trồng nữa. Hiện chỉ còn 4-5 giống ST được nông dân đưa vào sản xuất. Ngành nông nghiệp tỉnh tiếp tục nghiên cứu, duy trì và phát triển hình dạng hạt, chất lượng hạt và bổ sung các tính chất chống chịu phèn, mặn, rầy nâu… cho những giống ST còn ưu thế; trong đó, ưu tiên phát triển giống ST19 và ST20 phục vụ yêu cầu xuất khẩu.

Trên thực tế, hiện nhiều giống lúa mới của vùng ĐBSCL đã có biểu hiện thoái hóa. Như giống Jasmine 85 dù được nông dân trồng lúa ưa chuộng với ưu điểm khá cứng cây, không bạc bụng, hàm lượng amylose trung bình 20 - 21%, cơm mềm, có mùi thơm đặc trưng lại bán được giá cao; song qua nhiều vụ canh tác liên tục, giống lúa này bắt đầu phát sinh những điểm yếu. Ông Phan Văn Hòa, nông dân xã Phong Thạnh, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, cho biết: Qua nhiều năm canh tác, gần đây giống Jasmine 85 có biểu hiện thoái hóa và lẫn tạp dẫn tới hạt lúa không đồng đều, phẩm chất kém, mùi thơm cũng giảm đi nhiều. Vịn vào cớ này, khi thu mua, thương lái đổ lỗi nông dân làm lẫn lộn lúa thường với lúa thơm nên kéo giá thu mua xuống thấp. Còn theo ông Tô Thành Mong, nông dân xã Thới Tân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ: "Tôi là một trong những nông dân đi đầu trong việc sản xuất giống Cần Thơ 2 (CT2) tại Cần Thơ. Giống này có thể kháng rầy, cứng cây, cho gạo thơm ngon không thua gì các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao. Tuy nhiên, do vỏ khá dầy cộng với việc sản xuất diện tích quá ít nên khi thu mua, thương lái "bổ đồng" với các giống lúa thường. Đây là nguyên nhân khiến nhiều nông dân ngại mở rộng diện tích"… Những hạn chế này cần được nghiên cứu khắc phục để từng bước tiến tới xây dựng thương hiệu cho hạt ngọc Việt./.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang