• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Công nghệ nào cho hạt gạo ĐBSCL?: Xây dựng thương hiệu cho “hạt ngọc”

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 16/04/2013
Ngày cập nhật: 17/4/2013

Mặc dù công tác chọn giống còn nhiều bất cập, nhưng cùng với sự chuyển đổi từ canh tác các giống lúa truyền thống sang các giống lúa cải tiến, hoạt động sản xuất, cung ứng giống lúa của các tỉnh, thành vùng ĐBSCL đang đi từ xã hội hóa nhân giống sang thương mại hóa hạt lúa giống. Nhiều ý kiến cho rằng, để “hạt ngọc” ĐBSCL vươn xa, các bộ ngành Trung ương và các địa phương cần hợp lực đề ra chính sách đồng bộ từ khâu chọn tạo, chuyển giao, nhân giống ra cộng đồng đến việc tìm đầu ra, tiến tới xây dựng thương hiệu hạt gạo…

Thương mại hóa lúa giống

Ông Danh Văn Dưỡng bên cánh đồng trồng giống lúa HNOE do chính mình lai tạo. Ảnh: MỸ THANH

Suốt 2 thập kỷ qua, rất nhiều nông dân ĐBSCL đam mê cây lúa đã bắt tay đầu tư, nghiên cứu và lai tạo nhiều giống lúa mới. Nông dân làm khoa học không còn là chuyện mới mẻ ở vùng đất lúa. Trong số các giống lúa được nông dân chọn tạo có thể kể đến một số giống lúa điển hình như: Hòn Đất - HĐ (huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang), Vĩnh Thạnh - VT (huyện Vĩnh Thạnh, TP Cần Thơ), Thạnh Mỹ - TM (xã Thạnh Mỹ, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh) và các giống Núi Voi - NV (xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên), Hồng Ngọc Óc Eo - HNOE (thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn), Tân Châu - TC (xã Tân An, huyện Tân Châu), Chợ Mới - CM (xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới) của tỉnh An Giang…

Ông Nguyễn Văn Tính, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, bộc bạch: “Tôi mong tìm một số giống phù hợp với vùng đất địa phương nhiễm phèn, mặn. Ban đầu gia đình cũng không đồng tình vì hiệu quả chưa thấy đâu trong khi tiêu tốn nhiều kinh phí. Vượt qua tất cả những cản ngại, hiện tôi đã lai tạo thành công 4 tổ hợp lai. Trong đó có 4 dòng thuần và 1 dòng được phóng thích. Sau 9 năm ròng, giống phóng thích Hòn Đất 1 (HĐ1) được Bộ NN&PTNT công nhận giống lúa mới cấp quốc gia có ưu điểm chống chịu rầy, bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, cứng cây, chịu phèn, mặn, thời gian sinh trưởng 95 ngày, cho năng suất bình quân từ 7 - 8 tấn/ha. Với diện tích sản xuất khoảng 10.000 ha, hằng năm tôi cung ứng khoảng 70 tấn HĐ1 để phân phối trong tổ và các địa phương lân cận”. Được đánh giá là giống có chất lượng gạo ngon nên HĐ1 được thương lái mua cao hơn các giống khác từ 200 - 300 đồng/kg. Làm ăn khấm khá, nên ông Tính đã thành lập Công ty TNHH Sản xuất lúa giống Cây Lúa vàng.

ĐBSCL đang hướng tới “thương mại hóa lúa giống”, trên địa bàn tỉnh An Giang, Trà Vinh, Kiên Giang, Đồng Tháp… có nhiều tổ giống hoạt động mạnh, khả năng cung cấp hàng trăm tấn giống mỗi năm. Theo đánh giá của các nhà khoa học, các giống lúa nông dân lai tạo khi đưa vào thử nghiệm cho thấy rõ xu hướng chọn lọc giống của nông dân là chọn giống lúa thích nghi với điều kiện canh tác địa phương. Nông dân ý thức rõ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc chọn giống nên hầu hết những “đứa con” khi “ra đời” đều mang tên vùng quê mình sinh sống. “Giống HNOE cho hạt gạo màu hồng, khi nấu thành cơm có mùi thơm dịu, còn gạo là hạt ngọc trời ban nên khi lai tạo thành công, anh em trong tổ giống quyết định đặt tên giống là “Hồng Ngọc Óc Eo”. Với cái tên này, chúng tôi mong muốn “Hồng Ngọc Óc Eo” và vùng đất “ươm mầm” giống lúa này ngày càng vươn cao, vươn xa…” - ông Danh Văn Dưỡng, nông dân chọn tạo giống thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang chia sẻ. Sản xuất lúa giống cho hiệu quả kinh tế khá cao, nên thu hút đông đảo nông dân tham gia. Điển hình như ở tỉnh An Giang, thông thường, các công ty, cơ sở kinh doanh lúa giống ký hợp đồng tiêu thụ giống xác nhận với tổ giống cao hơn lúa hàng hóa từ 800 - 1.200 đồng/kg; nếu nông dân tự trao đổi giống, giá thỏa thuận cao hơn từ 500 - 3.000 đồng/kg. Với mức giá này, nông dân đạt lợi nhuận bình quân từ 17,3 - 24,4 triệu đồng/ha…

Hàng năm, TP Cần Thơ dành khoảng 1 tỉ đồng để thực hiện chính sách hỗ trợ giống lúa cho nông dân. Trong đó 50% tập trung cho hỗ trợ các giống lúa chất lượng cao, kết hợp với đẩy mạnh hệ thống sản xuất lúa 3 cấp. Ông Phạm Văn Quỳnh, Giám đốc Sở NN&PTNT TP Cần Thơ, cho rằng: “Với 500 triệu đồng mà hỗ trợ giống cho hàng trăm ngàn hộ nông dân thì không thấm vào đâu. Song, với chủ trương nhân rộng giống lúa qua hệ thống nhân giống 3 cấp, dùng giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng nhân ra trong cộng đồng để nông dân tự trao đổi với nhau thì giá thành lúa giống sẽ giảm xuống, tạo thuận lợi cho nông dân”. TP Cần Thơ xác định mục tiêu hướng đến canh tác các giống lúa cải tiến, lúa chất lượng cao mà chủ yếu là lúa thơm. Đến nay, bộ giống lúa thơm OM 4218, OM 4900, OM 7347 (CT1), OM 2517, Jasmine 85, VD 95 - 20 là bộ giống chủ lực của TP Cần Thơ. Hệ thống nhân giống 3 cấp với gần 20 loại giống khảo nghiệm để bổ sung cho sản xuất. Hiện nay, thành phố đã xây dựng được bộ giống sản xuất lúa hàng hóa của thành phố theo hướng hình thành vùng sản xuất chất lượng cao và đang phát triển hệ thống giống 3 cấp để cung ứng cho cả vùng. Mục tiêu là chuyển từ sản giống cung ứng trong dân đáp ứng nhu cầu tại chỗ sang phát triển thành vùng sản xuất, kinh doanh giống.

Hiện Cần Thơ đang đề xuất với Bộ NN&PTNT dựa vào hệ thống viện, trường để phát triển thành trung tâm kiểm định kiểm nghiệm giống cấp vùng. Ngành nông nghiệp thành phố đang phối hợp với Viện Lúa ĐBSCL thực hiện Dự án “Xây dựng hệ thống sản xuất và cung ứng giống lúa cho TP Cần Thơ”, với tổng kinh phí đầu tư trên 6,6 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự án từ năm 2013 - 2016. Mục tiêu sau khi Dự án hoàn thành, mỗi năm TP Cần Thơ có khả năng cung ứng khoảng 4,5 tấn lúa giống siêu nguyên chủng, 450 tấn lúa giống nguyên chủng và hơn 22.000 tấn lúa giống cấp xác nhận... ra thị trường. Hiện ở TP Cần Thơ, sản xuất lúa giống cho thu nhập trên 52 triệu đồng/ha, lợi nhuận thu về 36 triệu đồng/ha.

Tạo dựng thương hiệu

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm định và Kiểm nghiệm giống nông nghiệp tỉnh An Giang, cho biết: “Nông dân chọn giống lúa rất kỹ và đa phần mua ở những cơ sở sản xuất có bao bì, nhãn mác, có thương hiệu và uy tín. Điều này đặt ra yêu cầu kiểm định, kiểm nghiệm và chứng minh chất lượng giống trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường. Năm 2011, Trung tâm được Cục Trồng trọt chỉ định là tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng. Đây là đơn vị sự nghiệp công lập đầu tiên ở ĐBSCL có đủ tư cách pháp nhân trong chứng nhận chất lượng giống cây trồng”… Nếu quy trình này được triển khai bài bản, đồng bộ sẽ đóng góp rất lớn cho con đường xây dựng thương hiệu hạt ngọc Việt.

Theo Viện Lúa ĐBSCL, diện tích sản xuất lúa ở ĐBSCL sử dụng hạt giống đạt tiêu chuẩn từ dưới 10% năm 1999 hiện tăng lên trên 35%. Đến nay có khoảng 80% diện tích tại ĐBSCL sử dụng các giống lúa do viện lai tạo. Không chỉ dừng lại ở việc sử dụng các phương pháp truyền thống để chọn tạo giống lúa, viện còn tiếp thu những thành tựu mới nhất về khoa học công nghệ trên thế giới, đặc biệt là công nghệ sinh học. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho biết: Với năng lực duy trì nguồn giống gốc, khả năng nghiên cứu, chọn tạo giống lúa mới, viện sẽ hỗ trợ đắc lực cho các tỉnh, thành vùng ĐBSCL trong việc sản xuất, cung ứng các giống nguyên chủng, siêu nguyên chủng. Đồng thời, cung cấp dịch vụ kiểm định, kiểm nghiệm; tổ chức tập huấn về kỹ thuật sản xuất lúa giống và thực hiện tác quyền giống lúa… Vấn đề còn lại, để các giống lúa đến tay người nông dân, ngành nông nghiệp các địa phương phải làm tròn vai trong việc phát huy hệ thống nhân giống 3 cấp. Thông qua các buổi hội thảo, tham quan, đánh giá các giống lúa triển vọng, mô hình nhân giống… giúp nông dân có cơ hội tiếp cận và tìm được giống lúa thích nghi với vùng canh tác.

Ông Hồ Quang Cua, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, chia sẻ: “Năm 1991 được đánh dấu như một cột mốc khởi đầu cho việc “Xây dựng thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng” thông qua việc chọn giống. Tuy nhiên, thời điểm đó, xuất phát điểm thấp, vấn đề nhận thức xã hội, nguồn nhân lực hạn chế… là những rào cản khiến chúng tôi phải mất 20 năm để xây dựng nền tảng cho thương hiệu gạo thơm Sóc Trăng hôm nay”. Theo ông Cua, trong lĩnh vực xây dựng và phát triển gạo thơm Sóc Trăng nói riêng và thương hiệu gạo Việt Nam nói chung, sự hợp tác giữa “4 nhà” mang tính sống còn. Nhà nước hỗ trợ nông dân sản xuất giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng, cấp “Chứng nhận nhãn hiệu Gạo thơm Sóc Trăng”, tài trợ cho mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP, cấp kinh phí dự án “Xây dựng mô hình phát triển giống lúa thơm mới”…

Nhiều ý kiến cho rằng, bộ giống lúa phong phú của ĐBSCL sẽ giúp nông dân có nhiều lựa chọn để canh tác theo các điều kiện khác nhau. Tuy nhiên, nông dân khó tìm được đầu ra nếu chỉ canh tác với diện tích nhỏ lẻ. Mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” đang được nhân rộng ở các tỉnh, thành vùng ĐBSCL là môi trường thuận lợi để định hướng nông dân chuyển dần sang trồng các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao và sản xuất với quy mô lớn, đáp ứng đơn đặt hàng từ phía các doanh nghiệp, phục vụ nhu cầu xuất khẩu. Theo Giáo sư Võ Tòng Xuân, Nghị quyết 26 của Hội nghị Trung ương 7 (khóa 10) được xem là cứu tinh cho nông dân trồng lúa Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng. Những hợp phần của một hệ thống sản xuất nông nghiệp theo thị trường hội nhập đã được Nghị quyết 26 nêu lên gần như đầy đủ. Vấn đề quan trọng ở đây là để thực hiện Nghị quyết thành công cần tiến hành tái cơ cấu lại hệ thống sản xuất nông nghiệp. Tập hợp nông dân tham gia vào hợp tác xã, tập đoàn trang trại hoặc cụm sản xuất trên cùng vùng quy hoạch sản xuất nguyên liệu nông sản theo chuỗi giá trị gia tăng bằng cách gắn liền với một nhóm công ty có cơ sở bảo quản, chế biến hàng hóa có thương hiệu và thiết lập được hệ thống phân phối sản phẩm cho thương hiệu đó. Toàn bộ tổ hợp nông dân và các công ty cung cấp vật tư và công ty chế biến tiêu thụ đầu ra sẽ hình thành một công ty dạng công ty cổ phần nông nghiệp tại từng vùng quy hoạch. Đồng thời phải xây dựng thương hiệu quốc gia cho hạt gạo Việt.

Những năm qua, các giống lúa mới đã được đưa vào sản xuất và đóng góp tích cực vào đảm bảo an ninh lương thực, xuất khẩu, khẳng định vị thế của vựa lúa ĐBSCL. Các nhà khoa học, nông dân và địa phương tham gia vào quá trình chọn tạo giống vẫn chạy đua “đấu tranh sinh học” để phát triển các giống lúa mới đáp ứng yêu cầu sản xuất trong tình hình mới. Vấn đề còn lại là phải có sự liên kết chặt chẽ giữa Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp và người dân để các giống lúa đi vào thực tiễn sản xuất và góp phần không ngừng nâng cao giá trị của hạt ngọc ĐBSCL.

MINH HUYỀN - MỸ THANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang