• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ninh: Trồng cây bản địa - Ý tưởng đến hiện thực

Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 13/04/2013
Ngày cập nhật: 15/4/2013

Nhiều người cao tuổi ở Tiên Yên (Quảng Ninh) kể lại rằng, trước đây rừng ở Tiên Yên có nhiều loại gỗ quý như: Lim, gụ, trắc, sến, lát, dẻ v.v.. Nhưng bây giờ chỉ bạt ngàn toàn là keo. Muốn tìm một cây gỗ quý trên rừng thật khó...

Thời gian gần đây, lãnh đạo huyện Tiên Yên đã có ý tưởng khôi phục cây bản địa và Phòng NN&PTNT huyện cũng đã có văn bản gửi lên Phân viện Điều tra quy hoạch rừng Tây Bắc Bộ, thuộc Viện điều tra quy hoạch rừng có trụ sở tại huyện Thanh Trì (TP Hà Nội), nhờ giúp đỡ, từ điều tra đến lập quy hoạch. Chia sẻ về ý tưởng này, Bí thư Huyện uỷ Kiều Quốc Huy nói: “Tôi may mắn được 3 lần đến Nam Ninh (Trung Quốc) ở 3 thời điểm khác nhau. Lần đầu, tôi thấy rừng bên nước bạn bạt ngàn cây keo, nhưng 2 lần sau đó, chỉ cách nhau chừng 1-2 năm mà số rừng keo ấy đã được bạn thay thế bằng các rừng gỗ quý. Họ quy hoạch hẳn vườn ươm, rừng trồng bạt ngàn... Theo tôi cách làm của nước bạn rất phù hợp với việc phát triển rừng ở Tiên Yên”.

Ông Trần Văn Nền bên 2 cây dẻ trắng có độ tuổi hơn 20 năm trong khu rừng nhà mình.

Tìm hiểu, được biết, hiện ở Tiên Yên vẫn tồn tại lác đác rừng những cây bản địa ở một số xã như: Phong Dụ, Hà Lâu v.v.. Trong đó, phải kể đến thôn Khe Tiên, xã Yên Than, nằm ngay sát ven đường QL18A cũng có 1 khu rừng rộng chừng 30ha có nhiều gỗ quý. Ông Trần Văn Nền, Phó Chủ tịch Hội CCB xã Yên Than là chủ nhân khu rừng này. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà ốp bằng những loại gỗ quý được khai thác từ khu rừng nhà, ông Nền bảo: “Tôi nguyên là kiểm lâm huyện, nên rất hiểu giá trị của cây bản địa. Nhìn người dân chặt phá cây bản địa để trồng keo thì tôi thấy xót xa lắm. Tôi được huyện phân cho 30ha rừng, nhưng tôi chỉ trồng hơn 3ha keo, còn thì tôi vẫn giữ lại rừng tự nhiên. Bây giờ trong rừng tự nhiên của gia đình tôi có đủ cả lim, lát, dổi, dẻ v.v.. nhiều cây đã cho khai thác”.

Cũng theo ông Nền, trồng cây bản địa sẽ có nguồn thu về kinh tế cao hơn nhiều so với cây keo. Cây keo có lợi thế sống khoẻ, không cần chăm bón, thời gian thu hoạch ngắn nên nhanh chóng thu hồi vốn. Thế nhưng cũng do keo sống khoẻ, giống như “kẻ phàm ăn” làm cho đất bạc màu nhanh. Sau khi thu hoạch keo, người dân lại phải đốt rừng nên ảnh hưởng rất lớn đến tầng đất mặt. Keo trồng vụ đầu chỉ khoảng 5 - 6 năm, nhưng vụ sau kéo dài từ 7 - 8 năm mới cho thu hoạch và thời gian cứ thế kéo dài ra ở các vụ tiếp theo do chất đất ngày càng kém đi.

Ông Nền cũng cảnh báo, nếu như huyện Tiên Yên vẫn tiếp tục duy trì các rừng keo thì khoảng hơn 10 năm nữa nhiều khu vực sẽ trở thành đất trống đồi trọc vì giá trị các rừng keo ngày càng giảm do thời gian chờ thu hoạch kéo dài, người dân chán nản với việc trồng keo. “Ở thời điểm ấy, đất mà không trồng được keo thì sẽ chẳng còn trồng được cây gì khác” - ông Nền khẳng định.

Để minh chứng kinh nghiệm đó, ông Nền đưa ra bài toán so sánh: “Với 3 vụ keo sẽ mất khoảng 24 năm. Nhưng với khoảng thời gian này, nếu trồng gỗ dẻ (loại gỗ rất phổ biến để đóng bàn ghế, cánh cửa…), thì cây gỗ đã có đường kính khoảng 25 - 30cm và đã cho thu hoạch. Chỉ cần khoảng 40 cây gỗ dẻ ta được 20m3 gỗ, có trị giá 80 triệu đồng. Thế nhưng người trồng keo phải bán đi 2ha keo (khoảng 40 triệu đồng/ha keo) tương đương với gần 4.000 cây keo có độ tuổi từ 6-10 năm cũng chỉ thu được khoảng 80 triệu đồng.

Lợi thế về kinh tế cao hơn hẳn, nhưng cũng theo ông Nền, người trồng rừng bản địa sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn vì nguồn vốn bỏ ra rất lâu thu được về, ít nhất khoảng 25 năm với gỗ dẻ, các loại gỗ quý như: Lim, dổi, sến thời gian có thể kéo dài từ 50 đến hơn 100 năm. Cách làm này rất khó với người nghèo hoặc người ít vốn phải vay ngân hàng. Mặt khác công tác giữ rừng cũng rất phức tạp, vì các loại cây bản địa có giá trị kinh tế cao, nên rất dễ bị mất trộm. Việc khai thác gỗ bản địa phức tạp vì mỗi khi khai thác phải được sự đồng ý của huyện và kiểm lâm, để vận chuyển gỗ bản địa trên đường hiện tại cũng đòi hỏi rất nhiều thủ tục phức tạp. Do vậy, khi huyện Tiên Yên vận động người dân trồng cây bản địa cũng cần có quy chế rõ ràng như xử phạt các đối tượng khai thác trộm cây bản địa, đơn giản hoá việc khai thác vận chuyển cây bản địa cũng như gỗ keo như thế mới khuyến khích được người dân trồng loại cây này.

Nói về những dự định mà Tiên Yên đang hướng tới, đồng chí Bí thư Huyện uỷ chia sẻ thêm: “Không thể một lúc mà thay thế hoàn toàn cây keo bằng cây bản địa nhưng trước mắt huyện sẽ xây dựng quy hoạch và chuyển đổi dần dần. Hiện Tiên Yên vẫn còn gần 9.000ha đất chưa sử dụng. Chúng tôi sẽ cho khảo sát và khai thác hết tiềm năng này”. Được biết, ý tưởng này của huyện Tiên Yên hiện nay vẫn chưa được nhiều ngành, nhiều người ủng hộ. Nhưng chắc chắn đây là một hướng đi đúng đắn cần nghiên cứu để triển khai. Phát triển cây bản địa với Tiên Yên sẽ không chỉ đơn thuần là nhằm xoá đói giảm nghèo mà còn có ý nghĩa to lớn về môi trường, phục vụ phát triển du lịch của huyện trong tương lai...

Công Thành

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang