• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ngãi: Nỗi lo từ giống rau màu ngoại lai trôi nổi: Nông dân “sốt” giống ngoại

Nguồn tin: Báo Quảng Ngãi, 10/04/2013
Ngày cập nhật: 11/4/2013

Cùng với lúa thì các loại giống rau màu xuất xứ từ nước ngoài đã và đang tràn ngập các cánh đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Nhưng điều đáng lo ngại là thay vì đến tay nông dân bằng đường “chính ngạch”- nghĩa là được các ngành chuyên môn khảo kiểm nghiệm, cho phép và khuyến cáo sử dụng thì một số giống lai lại đi “tắt” - có mặt trên đồng ruộng… nhờ thương lái hoặc công ty giống!

Dù không quảng bá rầm rộ, bày bán công khai nhưng các loại giống ớt, bắp lai ngoại nhập vẫn được nông dân truyền tay và rỉ tai nhau bởi đặc tính “siêu quả, siêu hạt”. Vì thế, các loại giống này đã thẳng tiến ra đồng ruộng mà không phải trải qua kỳ “sát hạch” đánh giá tiềm năng lẫn tiềm ẩn rủi ro.

Hầu như những loại giống ngoại lai “đang được lòng dân” có xuất xứ từ Trung Quốc, Ấn Độ hay Thái Lan. Theo những người đã và đang sử dụng thì điểm chung của chúng là dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, năng suất cao, chi phí thấp. Có điều do “trắng” thông tin hướng dẫn nên muốn được quả, nông dân phải “tự thân vận động”!

TỪ MÓN QUÀ CỦA THƯƠNG LÁI...

Cùng niềm vui ớt được mùa, được giá với nông dân trong tỉnh (18.000 - 20.000 đồng/kg), một số hộ đang sản xuất giống ớt lai có xuất xứ từ Trung Quốc cũng hối hả vào vụ thu hoạch. Mặc dù giá bán chỉ dừng ở mức 6.000 đồng/kg nhưng bù lại, loại ớt này cho năng suất... khủng nên sau khi trừ chi phí, người trồng lãi to. “Tuy mới nhưng chúng cũng dễ tính, lượng trái ước đạt 1,5 - 2 tấn/sào, cao gấp 5 - 6 lần các giống truyền thống, lại được bạn hàng bao tiêu nên mình cũng yên tâm”, ông H.V.K ngụ xã Đức Hiệp (Mộ Đức), người tiên phong trồng giống ớt này cho hay. Còn ông T.V.T ở thôn An Thổ, xã Phổ An (Đức Phổ) cũng phấn khởi không kém khi mỗi ngày, một sào ớt lai này mang về cho gia đình vài trăm nghìn đồng. “Đất xấu mà, thế là đạt lắm rồi, chứ trước chỉ trồng mì hoặc bỏ hoang nên thu nhập chẳng đáng là bao”, ông T. chia sẻ.

Giống ớt lai có xuất xứ từ Trung Quốc được nông dân thôn An Thổ, xã Phổ An trồng cho năng suất cao.

Theo nhận xét của nông dân thì giống ớt lai này có nhiều ưu điểm như: Thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn (60 - 65 ngày), chưa biểu hiện bệnh, quả to, màu đẹp, chi phí sản xuất thấp nên lợi nhuận cao. Mỗi sào ớt lãi gần chục triệu đồng, nên không ít nông dân ở các huyện Mộ Đức, Đức Phổ “hít” giống ớt này.

Nói về sự có mặt của loại ớt lai này, ông K. bảo rằng đó là “quà” của một bạn hàng ruột gửi tặng kèm lời nhắn nhủ “đây là giống ớt cay, được nhiều nước xứ lạnh ưa chuộng nên rất có tiềm năng xuất khẩu”. Và sau nhiều tháng kỳ công thử nghiệm, ông mạnh dạn giới thiệu, chia sẻ giống mới với những hộ xung quanh và… cả các cán bộ của Trung tâm Khuyến nông phát triển miền Trung!

… ĐẾN VIỆC CHUỘNG GIỐNG LAI

Trong khi chuyện cây ớt chưa lắng xuống thì mới đây, ông K. cũng khiến nhiều nông dân “sốt” khi trình làng nhiều ruộng bắp lai “siêu hạt” có nguồn gốc từ Ấn Độ. Trong khi các giống bắp nội cho năng suất cao nhất cũng chỉ 3,5-4 tạ/sào thì giống bắp này cho xấp xỉ 6 tạ/sào.

Ngoài việc đạt “siêu hạt”, loại bắp này còn ghi điểm với nông dân bởi đặc tính “chịu” đất xấu, cây lại khỏe nên vẫn sống tốt ngay cả trên vùng đất pha cát ven biển mà chẳng tốn nhiều phân bón như các giống bắp truyền thống. Nguyên nhân được ông K. “dự đoán” là chúng không thuộc tuýp “phân nhiều tốt cây” mà ngược lại, càng ít phân (đạm) quả lại cho nhiều hạt. Đặc tính này giúp nhiều người giải tỏa gánh nặng chi phí. Ấy vậy nên hiện giờ, bà con nông dân ở các xã Đức Hiệp, Đức Phú (Mộ Đức), Phổ An (Đức Phổ) chỉ hướng sự chú ý vào giống bắp lắm hạt ấy.

Tuy vui vì tìm kiếm được giống mới năng suất cao nhưng khi đề cập đến chuyện gốc tích của nó, ông K. lại không giấu được vẻ lo lắng. Bởi cả hai loại giống trên đều đến tay ông cùng nhiều người bằng đường “tiểu ngạch”-chưa được sự cho phép của ngành chức năng, cụ thể là Sở NN&PTNT. Điều này đồng nghĩa với việc chúng chưa được bán rộng rãi trên thị trường vì nhiều lý do.

Thế nên khi ai ngỏ ý muốn sản xuất, ông K. phải nhờ… thương lái hoặc người của công ty giống độc quyền bán. Nhưng điều băn khoăn là không biết sau “quả ngọt” đầu mùa, liệu những loại giống như thế này có tiếp tục “ngọt” ở các vụ sau? Đã thế mọi thông tin liên quan đến nó đều hiển thị bằng tiếng Trung Quốc hay Ấn Độ (theo Nghị định 89/2006/NĐ-CP là phải kèm nhãn tiếng Việt) trong khi người bán cũng… quên hướng dẫn nông dân. “Điều này rất nguy hiểm bởi bất kỳ loại giống nào cũng tiềm ẩn nguy cơ nhiễm bệnh. Chỉ chưa biết là nó biểu hiện ở giai đoạn, thời điểm nào mà thôi. Do đó, với những giống ngoại lai trôi nổi và chưa được khảo kiểm nghiệm thì khi trở chứng, chúng dễ gây thiệt hại nặng vì ta không chủ động biện pháp diệt trừ”, ông Phạm Văn Tuân - Trưởng phòng Nông nghiệp, Sở NN&PTNT khẳng định.

MỸ HOA

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang