• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi rắn độc, nghề đã trở lại

Nguồn tin: KHPT, 04/05/2007
Ngày cập nhật: 6/5/2007

Ở rừng, rắn hổ mang sống trong hang hóc, bọng cây; ở đồng bằng chúng sống trong hang chuột, bờ đê, lùm bụi... Hơn mười năm trước ở ĐBSCL rộ lên phong trào nuôi rắn hổ mang, nhưng nhanh chóng tắt lịm. Bởi lẽ hổ mang không “dễ dạy” như bọn trăn hay cá sấu. Trong điều kiện nuôi nhốt, nhiều con rắn hổ mang không chịu giao phối, mà nếu có, rắn con nở ra cũng khó thoát khỏi cái miệng của rắn bố! Thế nhưng hiện một số hộ ở ĐBSCL vẫn nuôi và cho sinh sản thành công rắn hổ mang, sắp tới có thể cung ứng giống cho những ai thích nuôi.

Tại Cà Mau có anh Phạm Hoàng Nam - quản đốc Khu du lịch sinh thái lâm ngư trường Sông Trẹm (xã Biển Bạc, huyện Thái Bình). Bầy rắn hổ bố mẹ của lâm ngư trường có hơn một chục cặp với 3 loại hổ đất, hổ mang, mái gầm, một số cặp đang sinh sản. Với rắn hổ mang, anh Nam cho biết: rắn mang thai hai tháng rưỡi thì đẻ trứng, trứng ấp 60 ngày nở thành con. Tuy nhiên, rắn hổ mang đực có tập tính ăn rắn con mới chào đời. Chính vì vậy, ở lâm ngư trường, rắn mẹ khi đẻ trứng được cách ly ấp trong phòng kín, điều chỉnh nhiệt độ thích hợp. Bầy rắn nở ra được nuôi nhốt nhưng do tập tính nên cũng dữ dằn như bố mẹ. Sau đó chúng được nhốt trong chuồng phục vụ khách tham quan. Những người nuôi rắn cho biết, nuôi rắn không khó vì thức ăn của chúng rất đơn giản như ếch, chuột, cá, tép, côn trùng... Tuy nhiên thỉnh thoảng cho chúng ăn mồi sống để quen với tính hoang dã.

Không chỉ ở lâm ngư trường Sông Trẹm mà hiện còn một số hộ ở ĐBSCL cũng nuôi rắn hổ, chẳng hạn cơ sở nuôi rắn, trăn của ông Nguyễn Văn Minh ở xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng nằm ven quốc lộ 1; hoặc cơ sở nuôi rắn ri voi của ông Võ Văn Đương, ấp Hòa Bình, xã Nguyễn Văn Thảnh, huyện Bình Minh, Vĩnh Long. Tại TP.HCM có địa chỉ trại thủy sản Thịnh Phát, 14/3, ấp Thới Tây 1, xã Tân Hiệp, Hóc Môn.

Có thể nói nếu có nguồn cung ứng giống ổn định hoặc cho sinh sản thành công thì nuôi rắn độc khá có lãi, bởi hiện tại giá 1 kg từ 300.000 - 500.000 đồng. Rắn nuôi 2 năm thì trưởng thành, dài hơn 2 m, có trọng lượng một con từ 2 kg trở lên. Trong khi đó thức ăn của chúng là loại rẻ tiền và có thể cho ăn 1 - 3 lần ngày như cá sấu hay trăn.

Trong ẩm thực, đặc sản rắn hổ chỉ dành cho dân sang. Tuy nhiên, dù thừa tiền thì hiện nay muốn xơi rắn độc cũng không dễ có vì thị trường đặc biệt hiếm. Các đại gia ở vành đai biên giới Tây Nam có “may mắn” hơn thường được xơi món đặc sản này thường xuyên hơn, đó là rắn từ Campuchia trôi về, nhất là mùa lũ. Bên ấy có vựa thu mua, muốn ăn rắn thì phải đặt hàng trước. Chỉ với một con rắn, nuôi 2 năm tuổi, chủ nhân của nó lãi ròng ít nhất cũng 200.000 đồng. Bọn này lại ít bệnh. Còn chuyện bị rắn độc cắn, người nuôi cũng không quá ngán vì họ nghĩ rằng chỉ cần sơ cứu tại chỗ rồi đưa tới Trung tâm dược liệu Quân khu 9 ở Mỹ Tho, Tiền Giang hoặc Bệnh viện Cần Thơ để trị liệu. Ở đây có huyết thanh và “thuốc hội” (bào chế từ cây lô hội) trị rắn cắn. Thậm chí các bệnh viện tỉnh hiện cũng có huyết thanh kháng nọc rắn độc, nhất là rắn lục đầu vồ và rắn hổ mang vì hai “gã” này luôn là “hung thần” trên đồng ruộng từ mấy trăm năm nay ở ĐBSCL.

NGUYỄN HOÀNG TUẤN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang