• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Xuống giống lúa hè thu sớm hơn lịch thời vụ

Nguồn tin: Báo An Giang, 31/03/2013
Ngày cập nhật: 2/4/2013

Trong khi trà lúa muộn vụ đông xuân còn chưa thu hoạch xong thì nông dân ở nhiều địa phương ở An Giang đã tổ chức xuống giống vụ hè thu, tập trung ở các huyện An Phú, Tri Tôn, ngoại thành Long Xuyên… Nông dân giải thích việc xuống giống sớm nhằm “chạy lũ” và tránh mùa mưa bão tập trung vào thời điểm thu hoạch. Tuy nhiên, nhiều người cũng tỏ ra lo lắng khi mầm bệnh không bị cắt đứt hoàn toàn.

Ở các phường ngoại ô của TP. Long Xuyên, như: Mỹ Thạnh, Mỹ Thới, Bình Đức, Mỹ Hòa, xã Mỹ Khánh… có thể thấy nông dân đã xuống giống vụ hè thu được khá nhiều. Ông Nguyễn Văn Hiếu, nông dân khóm Bình Đức 6 (phường Bình Đức), cho biết, do năm trước lũ nhỏ, nước rút nhanh nên nông dân xuống giống vụ đông xuân 2012 – 2013 sớm hơn cả tháng so với bình thường. Sau khi thu hoạch lúa đông xuân, bà con tranh thủ cày xới, phơi ải đất rồi xuống giống vụ hè thu. “Vùng này mới chỉ canh tác 2 vụ/năm, chưa có đê bao nên còn phụ thuộc vào con nước tự nhiên. Nhìn mực nước có vẻ cao bất thường, chúng tôi lo mùa lũ năm nay sẽ đến sớm nên tranh thủ xuống giống để thu hoạch trước lũ. Năm rồi, sạ lúa hè thu vào tháng 3 (âm lịch), đến tháng 6 thu hoạch dính ngay mùa mưa bão khiến lúa ngã đổ nhiều. Năm nay, tôi xuống giống từ tháng 2 (âm lịch), hy vọng không bị mắc mưa khi thu hoạch”, ông Hiếu giải thích. Rút kinh nghiệm từ các vụ trước, vụ hè thu này, ông sạ giống lúa OM6162 thay vì giống IR50404 như vụ đông xuân. “Đặc điểm của giống lúa 504 (IR50404) là dễ ngã đổ, mà khi ngã xuống gặp nước là lên mộng, ảnh hưởng đến phẩm chất hạt gạo. Vụ hè thu năm trước, đối với lúa bị ngã mà ruộng khô, chi phí thuê máy cắt khoảng 400.000 đồng/công tầm cắt (gần 1.300 m2), còn nếu ruộng có nước thì lên đến 800.000 đồng/công”, ông Hiếu nói tiếp.

Nông dân nôn nóng xuống giống lúa hè thu do vụ đông xuân thu hoạch sớm.

Nếu như đa phần diện tích xuống giống sớm vụ hè thu ở ngoại thành Long Xuyên đã được hơn nửa tháng thì đối với các vùng sản xuất lúa 2 vụ ở huyện Tri Tôn và An Phú, lúa cũng đã được từ 5 – 10 ngày tuổi. Nông dân Nguyễn Văn Tú Em, canh tác 2 héc-ta lúa ở ấp Tân Trung (xã Tà Đảnh, Tri Tôn), nhận xét: “Vụ hè thu năm trước, đến tháng 4 (âm lịch) chúng tôi mới sạ lúa nhưng năm nay mới tháng 2 bà con đã bắt đầu xuống giống, tính ra sớm hơn gần 2 tháng. Chúng tôi cũng biết theo lịch thời vụ chung của tỉnh, đến 1 - 4 (dương lịch) mới bắt đầu xuống giống vụ hè thu. Tuy nhiên, theo thông báo của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tri Tôn, ở những vùng ngập nước sản xuất 2 vụ/năm, nông dân được xuống giống từ ngày 15-3. Do vậy, chúng tôi mới tổ chức xuống giống sớm”. Vụ hè thu này, nông dân Nguyễn Văn Tú Em canh tác giống lúa OM7347 theo “đơn đặt hàng” của Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang. Hiện tại, ruộng lúa của ông cũng như nhiều nông dân trong vùng đã được gần 10 ngày tuổi.

Thạc sĩ (Ths) Nguyễn Hữu An, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật An Giang, cho biết, sở dĩ có tình trạng nông dân ở nhiều nơi xuống giống lúa hè thu sớm hơn lịch thời vụ (bắt đầu từ ngày 1 - 4 đến ngày 10 - 5) là do vụ đông xuân thu hoạch sớm hơn mọi năm. “Có lẽ nông dân lo lắng phơi ải đất trong thời gian dài sẽ làm đất mất chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến năng suất lúa nên nôn nóng sạ lúa. Ở những vùng đã xuống giống sớm, chúng tôi đã yêu cầu Trạm Bảo vệ thực vật các địa phương tập trung bảo vệ lúa, theo dõi và quản lý tốt tình hình dịch bệnh. Ở 2 huyện Tri Tôn và An Phú, thời điểm đầu cũng có đợt rầy cánh tấn công vào diện tích mới xuống giống. Tuy nhiên, sau đó đợt rầy này đã tới tuổi chết, chưa kịp đẻ trứng vào thân lúa non. Đến nay, chúng tôi chưa ghi nhận có đợt rầy cám nào xuất hiện. Nhìn chung, trà lúa sớm vụ hè thu đang phát triển tốt”, Ths. An thông tin. Ông cho biết thêm, hiện nay, diện tích xuống giống sớm vụ hè thu đạt trên 18.000 héc-ta. Trong đó, diện tích xuống giống trước ngày 15-3 khoảng 11.000 – 12.000 héc-ta. Dự kiến, tổng diện tích xuống giống vụ hè thu năm nay trên toàn tỉnh khoảng 235.000 héc-ta. Ngoài một phần diện tích đã xuống giống sớm, đa số diện tích còn lại sẽ xuống giống tập trung theo đúng lịch thời vụ của tỉnh. “Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) đã trình UBND tỉnh dự thảo lịch thời vụ mới để lấy ý kiến của các sở, ngành liên quan. Lịch thời vụ này được điều chỉnh phù hợp với tình hình sản xuất thực tế, diễn biến thời tiết cũng như tình hình dịch bệnh. Theo đó, Sở NN-PTNT kiến nghị thời gian kết thúc xuống giống vụ hè thu là ngày 30-4, thay vì 10-5 như lịch thời vụ đang áp dụng. Trên cơ sở này, vụ thu đông cũng sẽ dứt điểm xuống giống đến hết tháng 7 để thu hoạch sớm hơn, có thời gian xả lũ vào ruộng nhằm rửa đất, cắt đứt mầm bệnh cho vụ đông xuân”, Ths. An thông tin thêm.

NGÔ CHUẨN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang