• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tái diễn tình trạng tranh mua mía nguyên liệu

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 26/03/2013
Ngày cập nhật: 27/3/2013

Dù giá đường năm nay xuống thấp so với mọi năm, nhưng Công ty cổ phần mía đường - Nhiệt điện Gia Lai vẫn tăng giá mua mía từ 900 ngàn đồng/tấn lên 970 ngàn đồng/tấn đảm bảo cho người trồng mía có lợi nhuận.

Tuy nhiên, từ sau tết Nguyên đán đến nay, tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về thu mua nguyên liệu giữa Công ty cổ phần Đường Kon Tum với Công ty cổ phần Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai tiếp tục tái diễn khiến việc thực thi Quyết định số 80/2002 QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và các Quyết định của Bộ Nông nghiệp và PTNT gần như không có hiệu lực.

Ảnh: Nguyễn Diệp

“Xâu xé” vùng nguyên liệu

Nhiều năm qua, Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai mỗi năm đầu tư hàng trăm tỷ đồng để xây dựng và phát triển vùng nguyên liệu mía bền vững tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa, thị xã Ayun Pa, ngoài ra còn mở rộng thêm vùng nguyên liệu tại một số huyện: Chư Sê, Krông Pa, Mang Yang… khoảng 8.400 ha, đáp ứng nhu cầu chế biến của nhà máy từ 3.500 tấn mía cây/ngày lên 6.000 tấn mía cây/ngày.

Những năm trước đây khi giá đường tăng cao, thường vào giai đoạn trước và sau tết Nguyên đán thương lái các nơi lại “đổ” về vùng nguyên liệu mía khu vực Đông Nam tỉnh nơi Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai đầu tư phát triển để tranh mua mía cây cũng như mía cháy với mức giá thấp hơn gây náo loạn thị trường. Niên vụ mía 2012-2013 tình trạng tranh mua mía lại tái diễn.

Trên 600 ha mía cháy “bất thường” gây thiệt hại trên 33 tỷ đồng được thương lái mua của nông dân với mức giá rẻ mạt rồi bán lại cho Công ty TNHH Rượu Vạn Phát (Phú Yên). Đến nay, 45.000 tấn mía cây vùng nguyên liệu của Công ty đã lén lút vượt đèo. Đặc biệt từ sau tết Nguyên đán đến nay Công ty cổ phần Đường Kon Tum công khai tranh mua trên dưới 8.000 tấn mía cây nguyên liệu trong vùng nguyên liệu của Công ty ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch sản xuất và thu hồi vốn của Công ty Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai.

Mía chờ nhập vào nhà máy. Ảnh: N.D

Ông Nguyễn Văn Lừng- Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai bức xúc: “Nhiều năm qua, chúng tôi đã đầu tư, hỗ trợ nông dân xây dựng phát triển vùng nguyên liệu bền vững cho nhà máy hoạt động đúng công suất thiết kế. Thế nhưng Công ty cổ phần Đường Kon Tum thường xuyên tranh mua mía nguyên liệu không nằm trong vùng đầu tư của mình là trái với Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 58/2005/QĐ-BNN của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phối hợp trong sản xuất và tiêu thụ mía đường.

Sự việc này tái diễn thường xuyên trong mỗi vụ ép và chúng tôi đã nhiều lần báo cáo với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Hiệp hội Mía đường Việt Nam, UBND 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum cần có biện pháp mạnh để chấm dứt tình trạng tranh mua này nhằm đảm bảo kế hoạch ép của đơn vị. Tuy nhiên, Công ty cổ phần Đường Kon Tum không tiếp nhận, mà vẫn tiếp tục mua trái phép trong vùng nguyên liệu mà mình không đầu tư!”.

Nông dân bội ước!

Ảnh: Nguyễn Diệp

Có thể nói, vùng nguyên liệu mía khu vực Đông Nam tỉnh hầu như năm nào cũng xảy ra tình trạng tranh mua mía nguyên liệu giữa Công ty cổ phần Đường Kon Tum và Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai. Đặc biệt, hiện tượng mía cháy “bất thường” diễn ra cùng lúc trên diện rộng trong thời gian qua khiến dư luận không khỏi nghi vấn về việc cố ý đốt để gây áp lực cho nông dân và nhà máy.

Dù Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai đã có nhiều giải pháp để bảo vệ vùng nguyên liệu cũng như các chính sách mua mía có lợi cho nông dân theo tinh thần Quyết định 80/2002 QĐ-TTg. Tuy nhiên, việc không đầu tư vùng nguyên liệu rồi liên kết với thương lái để mua nguyên liệu của nhà máy khác của Công ty cổ phần đường Kon Tum là trái với các quyết định trên.

Cũng theo Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai, hầu hết vùng nguyên liệu của đơn vị đã được ký hợp đồng đầu tư thu mua với các hộ dân, nhưng mới đây nhiều hộ đã bán mía cho Công ty cổ phần Đường Kon Tum. Điển hình như hộ ông Phạm Văn Hùng, xã Kon Chiêng, huyện Mang Yang có 37 ha mía đã ký hợp đồng và nhận tiền đầu tư lên đến 359 triệu đồng của Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai nhưng lại bán mía cho Công ty cổ phần Đường Kon Tum. Và hàng trăm hộ trồng mía khác tại huyện Ia Pa, Phú Thiện… dù đã ký hợp đồng với đơn vị nhưng nay lại “bội ước” khiến đơn vị đầu tư cho mình không chỉ lao đao về nguyên liệu chế biến mà còn khó khăn trong việc thu hồi vốn đã đầu tư.

Có thể nói, việc tranh mua tranh bán vùng nguyên liệu mía khu vực Đông Nam tỉnh hầu như năm nào cũng xảy ra nhưng các cơ quan chức năng cấp trên vẫn chưa có biện pháp cứng rắn để giải quyết.

Nguyễn Diệp

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang