• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thất bại mô hình trồng nấm bào ngư trên rơm

Nguồn tin: Báo Khánh Hòa, 25/03/2013
Ngày cập nhật: 26/3/2013

Nhằm chuyển đổi nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn ở xã Vạn Phú (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa), năm 2011, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức dạy nghề trồng nấm bào ngư trên rơm cho người dân. Thế nhưng, sau hơn 2 năm áp dụng, mô hình đã không đạt hiệu quả như mong đợi.

Xã Vạn Phú có hơn 70% dân số làm nông nghiệp. Trong đó, lúa nước là cây trồng chủ lực nên lượng rơm, rạ ở đây khá dồi dào. Tuy trong xã đã có khoảng 15 gia đình phát triển nghề trồng nấm rơm nhưng vẫn không sử dụng hết lượng rơm, rạ vốn có. Sau mỗi vụ thu hoạch, phần lớn rơm, rạ được người dân đem đốt bỏ, gây ô nhiễm môi trường. Thấy nguồn nguyên liệu dồi dào chưa được tận dụng, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đã lập phương án dạy nghề trồng nấm bào ngư trên rơm cho nông dân với mong muốn tạo việc làm, chuyển đổi phương thức sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Đây cũng là một trong những mô hình dạy nghề thuộc Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ đã được các ngành chức năng và địa phương lựa chọn.

Do không đem lại hiệu quả nên hầu hết người học nghề trồng nấm bào ngư ở Vạn Phú đã trở lại với nghề trồng nấm rơm.

Ông Đinh Văn Hiệp - Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Phú cho biết: “Khi tổ chức dạy nghề trồng nấm bào ngư trên rơm, đã có hơn 30 gia đình đăng ký học nghề. Trung tâm Dạy nghề Định Quán (huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai) nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Qua lớp học, nông dân được truyền đạt những kỹ thuật cơ bản và được thực hành trực tiếp ngay trên vườn. Thế nhưng, khi đưa vào sản xuất lại không có hiệu quả. Đến nay, trong xã không có hộ nào phát triển được mô hình trồng nấm bào ngư trên rơm”. Theo ông Hiệp, nguyên nhân dẫn đến mô hình trồng nấm bào ngư bị thất bại là do mô hình này đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc cao, chi phí đầu tư lớn, nhiều công đoạn khó như: băm nhỏ nguyên liệu, hấp nguyên liệu, đóng bịch, cây giống, làm phòng kín... Trong khi đó, vì thời gian học ngắn, thực hành chưa được nhuần nhuyễn nên phần lớn nông dân chưa nắm vững kiến thức, kỹ thuật trồng nấm bào ngư.

Do không đem lại kết quả như mong đợi nên hầu hết các hộ học nghề trồng nấm bào ngư đã “quay lưng” lại với nghề. Ông Nguyễn Văn Quyền (thôn Tân Phú) - người trồng nấm rơm cho biết: “Tôi nghe nói mô hình trồng nấm bào ngư trên rơm có nhiều ưu điểm như: cho năng suất cao, giá thành cao, được bao tiêu sản phẩm... nên đã mạnh dạn đăng ký học. Thế nhưng, sau khi học nghề, tôi áp dụng vào trồng thì mô hình không đem lại hiệu quả, năng suất thấp hơn nhiều so với nghề trồng nấm rơm ngoài trời. Do đó, tôi đành quay lại nghề cũ”.

Thất bại mô hình trồng nấm bào ngư tại xã Vạn Phú sẽ là bài học kinh nghiệm trong công tác dạy nghề cho lao động nông thôn. Để công tác này phát huy được hiệu quả, tạo được lòng tin cho người học, các ngành chức năng cần nghiên cứu dạy những nghề hữu ích, phù hợp; đồng thời phải có đánh giá đúng thực chất về ngành nghề đã dạy sau khi đem áp dụng vào sản xuất để xem có thực sự hiệu quả và phù hợp với nông dân hay không. Nếu phát huy hiệu quả thì sớm nhân rộng, còn nếu không thì sớm có định hướng chuyển đổi ngành nghề khác cho người dân, tránh tình trạng chạy theo thành tích.

Bà Dương Thị Kim Thanh - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Phú: Do định hướng của mô hình trồng nấm bào ngư trên rơm rất hấp dẫn nên đã thu hút được nhiều người dân trong xã tham gia học nghề. Thế nhưng, sau khi đem áp dụng vào sản xuất lại cho ra nấm dại; đến lần thứ 2 đem áp dụng thì cho năng suất quá thấp nên người dân không còn mặn mà.

P.VINH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang