• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lão nông “đặc biệt”

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 23/03/2013
Ngày cập nhật: 25/3/2013

Mọi người thường gọi ông Võ Viết Khương, sinh năm 1962, ở thôn 7 (Hải Thái, Gio Linh, Quảng Trị) là một lão nông… “đặc biệt”. Bởi lẽ, vào giữa những năm 90, trong khi nhiều người lần lượt bỏ mảnh đất Trảng Rộng khắc nghiệt, hoang vu nằm cách trung tâm xã Hải Thái vài chục km đường rừng để về quê thì ông vẫn quyết tâm bám trụ với vùng đất này để lập nghiệp. Năm tháng trôi qua, những nhọc nhằn cũng trôi qua, giờ đây ông Khương đã là tỷ phú nhưng luôn hướng tấm lòng nhân ái về những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp họ có cuộc sống tốt đẹp hơn.

“Đất dữ”, trái tim thép

Năm 1977, ông Khương rời quê hương Hải Quy (Hải Lăng) lên vùng kinh tế mới Hải Thái lập nghiệp. Những ngày đầu sau giải phóng, Hải Thái là vùng đất hoang vu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, dưới lòng đất vẫn còn sót lại nhiều bom mìn. Lên vùng đất mới, ông được điều về làm cán bộ địa chính tại UBND xã Hải Thái, một thời gian sau chuyển vào làm công nhân tại Nông trường Cao su Cồn Tiên. Năm 1982, ông lập gia đình với bà Lê Thị Minh, người cùng quê lên vùng đất này lập nghiệp và lần lượt sinh bốn người con. Ban đầu, với đồng lương hai vợ chồng, cùng với thu nhập từ mảnh vườn nhà cũng đủ trang trải cho cuộc sống gia đình. Nhưng khi các con vào tuổi ăn tuổi lớn, rồi đến trường thì khoản thu nhập đó lại không đủ chi tiêu, gia đình ông lâm vào hoàn cảnh khó khăn.

Ông Khương nhớ lại: “Hai vợ chồng tôi ngày đêm quần quật với công việc mà vẫn không khá giả hơn. Nếu cứ tiếp tục như thế, chắc các con tôi sẽ phải nghỉ học nửa chừng…”.

Vợ chồng ông lại không muốn điều đó xảy ra nên ông luôn trăn trở tìm cách thoát nghèo. Trong những lần đó, ông thường hướng suy nghĩ của mình về vùng đất Trảng Rộng….

Ông Võ Viết Khương luôn là tấm gương sáng cho mọi người học tập, làm theo

Ông đem bàn chuyện lên vùng đất mới này với bạn bè, người thân và được mọi người đồng tình, hưởng ứng. Thế là cùng với nhiều người khác, ông khăn gói lên vùng đất này lập nghiệp. Sau những ngày tháng miệt mài khai hoang, khi đã có được những thửa đất như ý, ông và mọi người bắt đầu trồng sắn, khoai, lúa…Niềm vui, giọt nước mắt của mọi người đổ xuống trên vùng đất được đền đáp bằng những mầm xanh tươi chưa được bao lâu, đã phải ngậm ngùi, tiếc nuối, rồi thất vọng khi bị thú hoang về phá hoại. Mọi nỗ lực đánh thức vùng “đất dữ” đã trở thành cát bụi. Sức cùng, lực kiệt, hết người này đến người khác lần lượt bỏ về.

Bản thân ông cũng thấy buồn phiền, nhiều lúc muốn bỏ cuộc, nhưng rồi nghĩ lại thấy tiếc công sức, tiền của mình đã đổ ra nên tự động viên, an ủi: “Nếu mình trở về, cuộc sống vẫn tiếp tục khó khăn, vẫn mãi chịu kiếp cảnh nghèo đói . Ở lại đây tuy trước mắt gặp nhiều khó khăn nhưng nếu “có công mài sắt, có ngày nên kim”, trời đất sẽ không phụ công mình”. Ông đi đến quyết định cuối cùng là ở lại và tiếp tục thực hiện giấc mơ đổi đời đang còn dang dở…

Với quyết tâm chinh phục vùng đất khó, ông ra sức cày cuốc, khai hoang được thửa đất nào, trồng cây đến đó, rồi xây dựng chuồng trại nuôi gà, lợn, trâu bò. Cuộc đời hay thử thách lòng người. Khi quả ngọt sắp đến ngày gặt hái, ông lại một lần nữa lâm vào cảnh lao đao khi bị thú rừng phá hoại…Bao nhiêu công sức đổ ra trở về con số 0 ban đầu. Lại một lần nữa, ông vẫn không nản lòng, tiếp tục bám trụ với đất.

Năm 1997, ông trồng 2 ha cao su. Bao nhiêu tiền dành dụm được, ông dồn hết vào đây như chơi tiếp ván bài đỏ đen. Cũng như lần trước, khi cây cao su cao được vài mét thì bị thú dữ phá hoại hơn một nửa. Lần này, ông thấy nếu cứ tiếp tục trông chờ vào sự rủi may thì có khi bao công sức của ông đều bị đổ xuống sông xuống biển. Biết nguy cơ từ đàn thú dữ phá hoại mùa màng rất lớn nhưng thời điểm đó, do thiếu nhân lực, vốn nên ông không thể đầu tư đào ao, kênh mương để đề phòng thú dữ. Ông lại đưa ra một quyết định khác, đó là sử dụng đàn trâu của mình đi cày thuê để tích lũy vốn đầu tư cho trang trại của mình. Khi đã có đủ tiền, ông thuê máy móc lên đào kênh mương ngăn không cho thú hoang phá hoại cây cối, đào ao thả cá, lấp hố bom làm ruộng nước, xây dựng chuồng trại…

Dù cuộc sống đã khá giả nhưng ông vẫn tích cực làm việc để phát triển kinh tế gia đình lớn mạnh hơn nữa

Sau nhiều năm nỗ lực không biết mệt mỏi, ông Khương đã nở nụ cười hạnh phúc khi biến mảnh “đất dữ” trở thành “đất vàng”. Hiện nay, ông xây dựng được mô hình kinh tế trang trại tổng hợp trên diện tích 45 ha, trong đó có 8 ha cao su đã đưa vào khai thác, 4 ha rừng cây lâm nghiệp, 2 ha diện tích nuôi cá, hơn 1 ha ruộng lúa, 1 ha tiêu và cây ăn quả, nuôi hơn 30 con bò, hàng trăm con gia cầm…Doanh thu hàng năm của gia đình ông từ 2 - 2,5 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí lãi ròng từ 1 - 1 ,5 tỷ đồng/năm, giải quyết việc làm cho hơn 20 lao động tại địa phương và hàng trăm lao động lúc thời vụ.

“Điểm tựa” cho người nghèo…

Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Khương còn là “điểm tựa” của nhiều người nghèo trong vùng. Ông tích cực tham gia các hoạt động xã hội, ủng hộ các hoạt động từ thiện do các cấp phát động. Nhờ sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của ông về cách phát triển kinh tế, kinh nghiệm làm ăn, cho mượn vốn…, nhiều gia đình đã thoát nghèo và cải thiện cuộc sống gia đình. Nhiều người đã học hỏi và nhân rộng mô hình kinh tế của ông đạt hiệu quả cao. Phương châm sống của ông Khương là đã giúp là giúp hết mình.

Ông tâm sự: “Lúc trước, tôi cũng khó khăn nên hiểu rất rõ người nghèo cần những gì. Vì thế, tôi luôn động viên, giúp đỡ để họ có cuộc sống tốt đẹp hơn. Đây cũng là lẽ thường tình ở đời và với tôi, đó là một hạnh phúc khó có gì sánh bằng”.

Anh Võ Văn Huy (trái), một trong những người được ông Khương giúp đỡ

Nhiều người xem ông là một “ngân hàng từ thiện nhỏ” bởi ông thường cho mọi người mượn tiền không lấy lãi, lúc nào có thì hoàn trả. Có người mượn vài triệu đồng nhưng cũng có người mượn vài chục triệu mà không thế chấp đất đai, tài sản để đầu tư phát triển kinh tế.

Tôi theo chân ông đến nhà anh Võ Văn Huy, một trong những người được ông Khương giúp đỡ. Anh Huy cho biết: “Khi học xong nghề thợ mộc, trở về quê với hai bàn tay trắng, tôi cứ nghĩ rằng giấc mơ thoát nghèo của mình đã tan thành mây khói. May nhờ sự giúp đỡ của ông Khương, tôi có tiền đầu tư mua dụng cụ, mở xưởng mộc. Bây giờ, cuộc sống gia đình tôi bớt khó khăn hơn trước nhiều”.

Cùng chung niềm vui đó, anh Lê Đức Lưu tâm sự: “Khi được sự động viên và cho vay tiền từ ông Khương, tôi đầu tư trồng 1ha cao su, chăn nuôi bò, gia cầm…, thu nhập gia đình ngày một khá dần lên. Gia đình tôi biết ơn ông nhiều lắm”.

Đó chỉ là hai trong số rất nhiều người được ông Khương giúp đỡ, trao “chiếc cần câu” để tự mình vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Những việc làm của ông Khương thật đáng trân trọng và cần được nhân lên trong cuộc sống.

NGUYỄN MINH ĐỨC

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang