• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thăm vùng tiêu Ia Pia (Gia Lai)

Nguồn tin: Báo Gia Lai, 22/03/2013
Ngày cập nhật: 24/3/2013

Anh Bùi Viết Hội- Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Chư Prông đề nghị chúng tôi nên về thăm xã Ia Pia (Gia Lai) để chứng kiến sự đổi thay trên vùng đất một thời ác liệt đạn bom với những tên đất, tên người đã đi vào sử sách như Plei Me, Anh hùng Kpă Klơng...

Cuối tháng 3 Tây Nguyên, nắng như đổ lửa. Thế nhưng từ thị trấn huyện theo tỉnh lộ 675 vào đến xã Ia Pia, màu xanh mởn của hồ tiêu làm cái nóng như dịu đi. Vườn tiêu tiếp vườn tiêu, hàng thẳng hàng, cây nối cây, nhiều vô kể. Xe cứ mải miết chạy giữa những vườn tiêu như lạc trong một trận đồ không có lối ra.

Anh Thủy trong vườn tiêu gia đình. Ảnh: T.P

Cây nào cũng như cây nấy, cao lớn đều nhau tăm tắp, xanh tốt như nhau. Cô bạn đồng hành xuýt xoa: “Gọi Ia Pia là “vương quốc” hồ tiêu cũng không có gì là quá, anh nhỉ? Vào trụ sở xã, gặp Chủ tịch UBND Nguyễn Hồng Thủy, nghe chúng tôi đặt vấn đề tìm hiểu kinh tế của địa phương, anh sốt sắng mời chúng tôi đi mục sở thị. Vòng từ thôn 1 qua thôn 2 rồi thôn 3, thôn 4, thôn Bình Tân, lại xuống làng Pon, làng Ngo, làng Lu, nơi đâu cũng gặp tiêu, nhiều vườn đang thu hoạch. Cứ hai người trên một chiếc thang, loại thang hình chữ V, nhanh tay hái từng chùm quả chín đỏ, dưới gốc trải sẵn bạt ni lông để hứng.

Có được vùng tiêu Ia Pia bạt ngàn như hôm nay, chính anh Thủy là người đầu tiên đưa cây tiêu về trồng. Anh kể: Năm 1999, từ quê hương Cát Minh (Phù Cát, Bình Định), anh đưa gia đình lên đây lập nghiệp. Lúc bấy giờ giá đất ở Ia Pia rất rẻ, anh cùng mấy người em mua 5 ha với chỉ 1,5 lượng vàng. Nhận thấy nếu trồng lúa cạn, khoai lang hay các loại cây trồng ngắn ngày khác thì chỉ đủ bảo đảm lương thực cho gia đình chứ không thể làm giàu, nếu vậy đâu cần “bỏ xứ” lên Tây Nguyên làm gì? Sau nhiều đêm suy nghĩ, nghe tiếng đồn dân Ia Blang (huyện Chư Sê), nhờ trồng tiêu nên đời sống rất khấm khá, anh liền vào tìm hiểu.

Bước đầu anh mua thử 200 dây tiêu về trồng. Rồi tiếp tục mỗi năm nhân thêm ra. Đến nay vườn tiêu của gia đình anh có đến 1.500 trụ, thu về gần 8 tấn hạt. Với giá tiêu thời điểm hiện nay là 140.000 đồng/kg, mùa này anh thu về hơn 1 tỷ đồng. Mùa trước anh cũng thu gần 6 tấn. Anh Thủy phấn khởi: Hiện nay 80% người dân ở các thôn làng trong xã đều trồng tiêu, tổng diện tích lên đến 745 ha, trong đó có 635 ha đang cho thu hoạch, 75 ha trong thời kỳ kiến thiết cơ bản và 35 ha trồng mới, chưa kể hơn 300 ha cà phê…

Vui nhất là năm nay toàn xã có đến 23 hộ đạt sản lượng trên 10 tấn tiêu, đặc biệt trong đó có hộ dân tộc thiểu số là hộ anh Rmah Lă ở làng Lú. Ước tính mùa này Ia Pia sẽ thu hoạch từ 2.800 đến 3.000 tấn tiêu, tổng thu xấp xỉ 400 tỷ đồng.

Trồng tiêu không đơn giản như nhiều người nghĩ. Là cán bộ chủ chốt của xã nhưng cũng là nông dân thứ thiệt, anh Thủy tâm sự với tôi rằng, cây tiêu không thể cứ ham làm là được. Theo anh, nhiều vườn do bón thúc phân hóa học quá nhiều và bón nhiều loại, tưới nước quá nhiều, gốc tiêu bị úng, rồi dùng dây tiêu giống trồng không đúng kỹ thuật… nên vườn tiêu dễ chết, năng suất kém. Vườn nhà anh cũng như vườn tiêu các hộ trong xã nhờ trồng đúng kỹ thuật nên năng suất cao và không bị bệnh.

Do vậy nông dân rất an tâm đầu tư. Ia Pia cũng đã xác định kinh tế địa phương đi lên từ hồ tiêu cho nên cấp ủy và chính quyền địa phương quy hoạch vùng tiêu quy mô 750 ha, đi vào thâm canh. Đồng thời xã đang liên hệ với ngành nông nghiệp Đak Lak để đưa cây măc-ca vào trồng thử nghiệm trên địa bàn.

Nhờ nguồn thu cao và ổn định từ hồ tiêu và các loại cây trồng khác nên Ia Pia nghèo đói năm nào giờ trở nên trù phú. Những vết thương chiến tranh cũng đã lành. Không chỉ xây dựng nhà ở khang trang, tiện nghi, toàn xã còn có đến 24 xe ô tô loại xịn, 5 xe khách. Xã hoàn thành 6 tiêu chí trong chương trình xây dựng nông thôn mới. Trong năm qua, nhân dân 5 thôn trong xã đã đóng góp 2,146 tỷ đồng trong tổng vốn 3,632 tỷ đồng xây dựng 7.518 mét đường giao thông nông thôn, có hộ còn hiến đất vườn tiêu để mở rộng mặt đường như gia đình các anh Nguyễn Du, Trần Văn Hường ở thôn 2.

Có được Ia Pia như hôm nay, ngoài sự lãnh đạo của cấp ủy và chính quyền địa phương, sự cần cù lao động và chịu khó học hỏi của người dân, theo tôi, còn có sự đóng góp công sức rất lớn của những cán bộ lãnh đạo chủ chốt của xã mà Chủ tịch UBND xã Nguyễn Hồng Thủy là một điển hình tiêu biểu. Có một sự trùng hợp khá ngẫu nhiên khi ở xã Ia Vê lân cận, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Trúc cũng là người Cát Minh (Phù Cát, Bình Định) lên đây lập nghiệp và cũng trở thành “đại gia”, làm giàu từ vườn cà phê, vườn tiêu của gia đình, hàng năm thu nhập cả tỷ đồng.

Tôi nghĩ rằng, những cán bộ lãnh đạo-đại gia như vậy sẽ toàn tâm toàn lực phục vụ cho công việc, không dễ bị cám dỗ trước đồng tiền.

Vùng tiêu Ia Pia đang vào vụ. Còn đó nhiều việc phải làm như đầu ra ổn định cho hồ tiêu, quy hoạch cân đối cơ cấu cây trồng của địa phương, thực hiện các tiêu chí chương trình xây dựng nông thôn mới… nhưng với những gì đã và đang triển khai, tôi tin rằng Ia Pia sẽ phát triển bền vững, khẳng định vị trí của mình trong nền kinh tế chung khu vực phía Tây Gia Lai.

Thanh Phong

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang