• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hành tím rớt giá, nông dân Vĩnh Châu điêu đứng

Nguồn tin: Nhân Dân, 19/03/2013
Ngày cập nhật: 20/3/2013

Hàng nghìn hộ trồng hành tím ở thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) điêu đứng vì giá rớt liên tục hai năm qua. Mặc dù vụ hành năm nay có gần một phần ba hộ sản xuất theo hướng sạch, an toàn, nhưng khó tiêu thụ, giá hành vẫn tuột dốc chưa có lối ra.

Hành tím được nông dân Vĩnh Châu trồng phổ biến trên đất giồng cát từ hàng chục năm qua. Do đặc điểm thổ nhưỡng cộng thêm việc vận dụng những kinh nghiệm sản xuất, bảo quản lâu đời, nên mầu hành tím sáng đẹp, vị thơm nồng độc đáo, giá trị thương phẩm cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng.

Mỗi năm, Vĩnh Châu cung cấp cho các tỉnh, thành trong nước và xuất khẩu hơn trăm nghìn tấn. Những năm qua, hàng nghìn hộ dân thoát nghèo nhờ trồng hành tím. Tuy nhiên, nông dân trồng hành vẫn loay hoay mãi với điệp khúc “trúng mùa, thất giá”.

Vụ hành tím năm trước, nông dân thấy giá cao, đua nhau trồng, nên diện tích lên đến hơn bảy nghìn ha. Diện tích, sản lượng tăng đột biến, khó tiêu thụ, giá rớt thê thảm, có lúc chỉ còn 2.500 đồng/kg. Nông dân lỗ nặng. Năm nay, diện tích trồng hành tím giảm so với năm rồi hơn một nghìn ha, mặc dù diện tích hành thương phẩm giảm mạnh, chưa tới 5.720 ha, nhưng giá vẫn xuống rất thấp.

Trước Tết Nguyên đán năm 2013, giá hành còn ở mức từ 12.000 đến 15.000 đồng/kg. Nông dân thấy mừng trong bụng. Lúc này, hành chưa thu hoạch nhiều như hiện nay, số lượng chỉ đủ cung cấp cho thị trường Tết trong và ngoài tỉnh, nên bán được giá. Nông dân trồng hành có lời đôi chút. Sau Tết, hành chính vụ được bà con thu hoạch rộ, cung vượt cầu, giá bắt đầu tuột dốc không phanh, hiện chỉ còn từ 5.000 đến 6.000 đồng/kg. Nông dân lỗ nặng.

Ông Tăng Huỳnh ở phường Vĩnh Phước, thị xã Vĩnh Châu thở dài nói: “Mỗi công hành, tôi bỏ ra từ 11 đến 12 triệu đồng, nhưng thu vào không đủ chi phí, dù năng suất đạt khoảng hai tấn/công, vì mọi thứ như: hành giống, thuốc trừ sâu, phân bón, công cán… đều tăng. Tôi mới thu hoạch 4,5 công và vừa đặt cọc chỉ có 5.500 đồng/kg. Dù tất cả đều được sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, nhưng giá vẫn thấp như thường. Nếu giá hành tím nhích lên khoảng 7.000 đồng/kg, thì mới mong phá huề, chớ giá rớt kiểu này nông dân phải chịu lỗ từ hai đến bốn triệu đồng/công. Gia đình tôi cùng hàng ngàn hộ ở Vĩnh Châu đã gắn bó với củ hành tím từ nhiều năm qua. Năm nào cũng vậy, cứ đến thu hoạch, thương lái ra giá bao nhiêu là bán bấy nhiêu; nông dân không quyết định được giá. Có lỗ lãi cũng phải cắn răng chịu đựng, chớ biết kêu ai!”

Để hành tím dễ tiêu thụ, năm trước, Vĩnh Châu bắt đầu hướng nông dân sản xuất sạch, an toàn. Tuy nhiên, diện tích sản xuất theo hướng này không đáng kể, chỉ có năm ha của chín nông dân và một doanh nghiệp được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Vụ hành năm nay, Vĩnh Châu có khoảng 1.735 ha (chiếm gần 1/3 diện tích hành thương phẩm) của hơn 3.000 hộ sản xuất theo tiêu chuẩn này, có đến chín doanh nghiệp đăng ký thực hiện GlobalGAP. Tin vui ngày càng nhiều hộ tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP chưa ngớt, thì nỗi lo ập đến với nông dân trồng hành, vì vừa qua, nước nhập khẩu hành tím của Sóc Trăng lớn nhất là Indonesia đưa ra thông báo: Củ hành tím phải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP mới được phép nhập khẩu vào thị trường Indonesia.

Theo ông Trịnh Đức Vinh, Giám đốc DNTN Đức Vinh, thì vụ hành tím năm 2013, Vĩnh Châu sản xuất hơn 120 nghìn tấn. Với sản lượng này, hành tím chỉ tiêu thụ thị trường trong nước – chủ yếu là thành phố Hồ Chí Minh – gần 30%; hơn 70% còn lại xuất khẩu sang các nước như: Indonesia, Thái-lan, Philippines, Ấn Độ… Trong đó, thị trường Indonesia nhập khẩu khoảng 70% tổng số hành xuất khẩu của Sóc Trăng. Năm nay, Indonesia đòi củ hành phải đạt tiêu chuẩn GlobalGAP mới cho nhập khẩu vào trong nước. Tuy nhiên, đó chỉ là lời hứa, còn thực tế thì cứ trì hoãn, chưa cấp thông hành cho củ hành của Việt Nam, vì củ hành của nước này cũng đang cần thị trường tiêu thụ. Riêng thị trường ở các nước khác, nhập khẩu củ hành Vĩnh Châu không lớn. Chính vì thế, dù Vĩnh Châu có gần 2.000 ha sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP, nhưng hoàn toàn thụ động trong khâu tiêu thụ, vẫn cứ chờ phía nhập khẩu, giá cũng rớt theo; còn lại hơn 4.000 ha với sản lượng khoảng 800 nghìn tấn cũng chưa biết bán cho ai.

Trước tình trạng chưa có đầu ra, lượng hành tồn đọng trong dân rất lớn, chiếm khoảng 50% tổng sản lượng hành thương phẩm. Con số này lên đến hàng chục nghìn tấn, trong khi thị trường trong nước tiêu thụ không nhiều. Thương lái chỉ mua cầm chừng; nông dân trồng hành điêu đứng.

Phó trưởng Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, Nguyễn Minh Chí cho biết: Huyện sẽ tiếp tục vận động bà con không nên sản xuất ào ạt, nhằm bảo đảm cung không vượt cầu đồng thời kiến nghị đẩy mạnh xúc tiến thương mại, theo dõi sát thị trường, nắm các doanh nghiệp, đại lý để tháo gỡ khó khăn cho nông dân; vận động nông dân vào tổ, nhóm liên kết sản xuất. Bên cạnh đó, tăng cường tập huấn kỹ thuật trồng hành, vận động, hỗ trợ nông dân sản xuất sạch, an toàn, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch hợp lý để tránh bị thương lái ép giá.

MINH TRƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang