• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sau khi Việt Nam gia nhập WTO: Bức xúc chuyện nông dân học nghề

Nguồn tin: CT, 8/4/2007
Ngày cập nhật: 9/4/2007

GSTS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học An Giang, nhận định: “Ở nhiều nước trên thế giới, nông dân được đào tạo bài bản, được cấp bằng hẳn hoi mới “trở thành” nông dân. Còn ở ĐBSCL, hầu như nông dân là đối tượng chưa được học nghề nhiều nhất”. Đó là nhược điểm lớn nhất của nông dân ĐBSCL khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Còn Phó giáo sư Đào Công Tiến (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TPHCM) thì chỉ ra “nghịch lý đang cản trở phát triển của ĐBSCL”: Trong khi cả vùng đóng góp 17% GDP, 92% sản lượng lương thực, 66% sản lượng thủy sản của cả nước thì vẫn còn khoảng 10% dân số mù chữ và tái mù chữ, 80% người lao động chưa qua đào tạo”. Con số 80% người lao động chưa qua đào tạo nghề ấy theo nhận định của nhiều nhà khoa học, quản lý, tập trung ở những người nông dân chân lấm tay bùn. Đó là một nghịch lý, dù khó chấp nhận nhưng đã diễn ra nhiều năm qua.

Đầu tháng 3-2007, UBND tỉnh Hậu Giang có chỉ thị nghiêm cấm xuống giống vụ lúa xuân hè trên phạm vi toàn tỉnh. Thế nhưng, nhiều nông dân vẫn xuống giống. Ông Phạm Văn To (Hai To), ở xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ đã xuống giống 3 ha lúa xuân hè lý giải chuyện “chống lệnh” của UBND tỉnh như sau: “Thấy giá lúa cao, nên tranh thủ xuống giống gỡ lại, bởi vì vụ rồi thất quá!”. Chưa biết vụ này ruộng lúa của ông Hai To sẽ trúng hay thất. Chỉ biết rằng ông Hai To cũng đã tốn ít nhất 3 triệu đồng cho tiền phun thuốc diệt rầy.

Gần đây, nhiều người ùn ùn đổ xô mua đất nuôi cá tra, cá ba sa trong khi một số ít nông dân lành nghề đã để ao trống, ngưng nuôi cá. Nhận định về hướng đi “trái chiều” này, một “đại gia” trong làng xuất khẩu cá tra, cá ba sa ở ĐBSCL cho rằng “ngưng nuôi cá tra, cá ba sa hiện nay là sự lựa chọn tinh khôn”. Tại sao tinh khôn? Các chuyên gia đều chung nhận định: Giá cá tra, cá ba sa sẽ rớt trong thời gian tới. Nguyên nhân chủ yếu là do vùng nguyên liệu phát triển ồ ạt như hiện nay sẽ dẫn đến khủng hoảng thừa. Chu kỳ này đã lặp đi, lặp lại trong 5 năm qua. Khi tiếp xúc với nhiều nông dân sản xuất giỏi ở ĐBSCL, chúng tôi được nghe một “kinh nghiệm” khá thú vị: Báo, đài đăng cây, con gì có giá thì tốt nhất nông dân đừng nuôi, trồng; mà chọn cây, con gì đang rớt giá để nuôi trồng là chắc ăn! Cái “kinh nghiệm” tréo ngoe này đặt trong bối cảnh sản xuất kiểu “ăn xổi, ở thì” của nhiều địa phương vùng ĐBSCL xem ra không phải không có lý. Điệp khúc “bỏ lúa, lên liếp trồng mía” hoặc bỏ mía nuôi tôm... đã kéo dài trong 2 thập niên qua ở ĐBSCL. Thế mà rất nhiều nông dân vẫn cứ chạy “theo đuôi thị trường”. Thấy cây, con gì có giá là nhiều người ùn ùn nhau tìm giống nuôi trồng. Hậu quả là khủng hoảng thừa, dội chợ, giá rớt thê thảm.

Nếu nông dân được đào tạo dạy nghề bài bản, họ sẽ không “xé rào” xuống giống lúa xuân hè! Vì họ sẽ biết được lúa xuân hè là “môi trường béo bở” để rầy nâu và bệnh VL-LXL tiếp tục hoành hành. Được học nghề, nông dân sẽ biết trồng mía, nuôi tôm sú rải vụ, không dẫn đến cảnh khủng hoảng thừa cục bộ để rồi “ôm hận” như hiện nay! Được học nghề, nông dân sẽ ý thức được mối liên kết sản xuất, gắn với các tổ chức nghề nghiệp hẳn hoi... Nhu cầu liên kết sản xuất, buôn bán của nông dân ở ĐBSCL là có thật và ngày càng lớn. Nhưng hầu như chưa địa phương nào đáp ứng nhu cầu này. Bên cạnh đó, nhu cầu thông tin giá cả, thị trường, hỗ trợ bán hàng, công nghệ bảo quản, đóng gói bao bì.... của nhiều nông dân cũng đang ngày càng tăng nhưng chưa được đáp ứng đầy đủ hoặc chưa được quan tâm. Có thể nói, thiếu kiến thức, thiếu thông tin, lo lắng, loay hoay, lúng túng… đang là trạng thái chung của nhiều nông dân khi Việt Nam đã là thành viên của WTO.

GSTS Võ Tòng Xuân đưa ra một so sánh: Giá 1 tấn đậu nành Mỹ nhập vào Việt Nam chỉ bán 2,2 triệu đồng, trong khi giá thành sản xuất trong nước gần 6,5 triệu đồng; bắp Mỹ nhập khẩu 164 USD /tấn nhưng bắp Việt Nam tới 4,5 triệu đồng/tấn, chênh nhau cả triệu đồng/tấn. Phải sản xuất qui mô tập trung với kỹ thuật cao mới tạo ra sức cạnh tranh có hiệu quả cho nông sản Việt Nam. Nhiều chuyên gia cảnh báo: Không đưa ra được giải pháp để có hàng nông sản chất lượng cao thì khó cạnh tranh khi hàng nông sản ngoài tràn vào. Chất lượng nông sản là một thách thức lớn đối với nông dân trong thời gian tới.

Tiến sĩ Võ Mai, Chủ tịch Hiệp hội Trái cây Việt Nam, nhận định: Gia nhập WTO, cánh cửa về kinh tế giữa nước ta và thế giới đã mở. Cửa mở, rau quả các nước nhập khẩu vào nước ta ngày càng nhiều, liệu rau quả chúng ta có đủ để cung ứng cho thị trường các nước đáp ứng về số lượng, chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm không? Vấn đề hiện nay là làm sao tổ chức sản xuất qui mô lớn, số lượng rau quả nhiều, chất lượng tốt, an toàn và giá cạnh tranh. Một số nước EU băn khoăn, lo các doanh nghiệp Việt Nam cung ứng hàng không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của họ, chưa đáp ứng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh theo tiêu chuẩn châu Âu.

Nhược điểm lớn nhất của ngành sản xuất rau quả Việt Nam hiện nay là manh mún. Vùng ĐBSCL là trọng điểm sản xuất trái cây, nhưng do diện tích vườn của mỗi hộ đều nhỏ lẻ, trung bình chỉ từ 0,5 đến 1 ha/hộ, phần lớn nông dân canh tác theo thói quen thích cây trái gì trồng cây trái nấy. Hệ quả của tình trạng này là khi cần một số lượng lớn rau củ, trái cây phục vụ xuất khẩu với thị trường ổn định chúng ta sẽ gặp khó. Tiến sĩ Võ Mai đề xuất: Mỗi xã, huyện, tỉnh, thành phải có những vùng sản xuất, gắn kết với chế biến, tiêu thụ trong và ngoài nước. Thái Lan là một nước nông nghiệp có những đặc điểm tương tự như ta, tại sao từ cây ngò rí, rau thơm, cà chua và rau quả các loại họ đã tổ chức sản xuất và phân phối hầu khắp các thị trường châu Âu và Mỹ? Phải học cung cách làm ăn của các nước. Cũng tương tự như mình, người ta làm được, làm hay là mình phải học hỏi.

Gia nhập WTO, khi đề cập đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhận định: Nông nghiệp là lĩnh vực nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn cả khi thực hiện cam kết cắt giảm thuế nông sản. Nông nghiệp là lĩnh vực bị sức ép cạnh tranh khá lớn, nhất là trong điều kiện nông nghiệp nước ta vẫn là nền sản xuất nhỏ, phân tán, công nghệ lạc hậu, năng suất kém, chất lượng sản phẩm không cao, bình quân đất nông nghiệp trên một lao động thấp. Để giải quyết vấn đề này phải thực hiện theo 2 hướng: - Một là: Đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong đó có cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp và nông thôn, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và dịch vụ; đưa các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, yêu cầu đào tạo không cao về nông thôn; phát triển các làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; hình thành các thị trấn, thị tứ mới ở nông thôn. Đây là hướng phát triển quan trọng nhất.

- Hai là: Tăng ngân sách đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn cùng với việc dành toàn bộ các nguồn vốn hỗ trợ trước đây cho khuyến khích xuất khẩu nông sản để đầu tư phát triển thủy lợi, giao thông nông thôn. Nhà nước hỗ trợ việc xây dựng hệ thống kho tàng, các cơ sở bảo quản, phơi sấy nhằm giảm hao hụt, bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch, tạo điều kiện điều tiết lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường nhằm ổn định giá cả, phát triển chợ nông thôn. Giảm mạnh sự đóng góp của nông dân.

VĨNH TƯỜNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang