• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thái Bình: Nông dân lao đao vì rau xanh rớt giá

Nguồn tin: Báo Thái Bình, 13/03/2013
Ngày cập nhật: 18/3/2013

Từ sau Tết Nguyên đán đến nay, những người trồng rau ở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thái Bình một lần nữa lao đao vì rau liên tục giảm giá mạnh. Trong khi thu không bù chi, thậm chí bán không ai mua, nhiều nông dân đành phải ngậm ngùi nhổ bỏ những luống rau đã tốn biết bao tiền của, mồ hôi, công sức ra trồng.

Rau xà lách xanh non mơn mởn tại xã Trung An chỉ bán với giá 1.000 đồng/kg

Suốt mấy ngày nay, ông Đỗ Công Xuân (thôn Việt Tiến, xã Việt Thuận, huyện Vũ Thư) ngày nào cũng chở vài bao rau xà lách cây nào cây nấy cuộn chặt to như cái bát ô tô về băm nhỏ đổ xuống ao cho cá ăn, nhìn mà thấy xót. Hỏi ra mới biết, xà lách ông xin của một số hộ dân ở xã Trung An do giá rau rẻ quá, tiền bán không đủ công thu hoạch nên họ bỏ ngay tại ruộng. Nhiều người thấy tiếc nhặt về cho cá, cho gà ăn nhưng cũng không xuể. Chúng tôi ra cánh đồng thôn An Lộc (xã Trung An), quả đúng như lời ông Ngọc nói: trên bờ, nhiều đám rau xà lách được chất gọn nhưng đã héo quắt. Dưới ruộng, nhiều luống cây đã quá lứa vươn ngồng dài vẫn chưa thu hoạch. Khi nghe chúng tôi hỏi chuyện, vợ ông Phùng Văn Sở, một chủ đầu mối tiêu thụ rau của xã than thở: “Người dân Trung An có truyền thống trồng màu với nhiều loại cây: hành, mùi, thì là, dưa, bí… nhưng chủ yếu là xà lách. Ngoài bán ở trong tỉnh, rau Trung An còn được xuất đi Hà Nội, Hải Phòng và miền Trung. Dịp sau bão, giá rau tăng cao nên mỗi sào trồng xà lách bà con lãi 3 đến 4 triệu đồng/lứa. Nhưng từ cuối tháng 12 âm lịch trở lại đây, giá tất cả các rau đều “lao dốc”; riêng xà lách giảm từ 5.000 đồng/kg xuống còn 1.000 đồng/kg, tiền bán không đủ công thu hoạch nên nhiều hộ chán nản bỏ rau tại ruộng. Là người đi buôn lúc nào tôi cũng mong mua đắt cho bà con nhưng khốn nỗi giá đầu ra giảm mạnh nên cũng đành chịu”.

Giống như ở Trung An, cánh đồng rau xà lách ở xã Vũ Phúc (Thành phố Thái Bình) nhiều ngày nay cũng trở nên xơ xác, chỉ có một số ít bà con chọn bẻ những nõn rau về vừa cho người, cho gà ăn còn lại vứt ngổn ngang tại ruộng. Ông Trịnh Văn Êm (xóm 8, xã Vũ Phúc) chia sẻ: “Hiện nay, nhà nào ở trên Trung An bán được xà lách giá 1.000 đồng/kg còn khá, dưới xã chúng tôi chỉ có 500 đồng/kg mà cũng không có người mua. Bỏ xà lách chuyển sang thu cải chíp nhưng cũng cực nhọc không kém. Một luống rau cải chíp như thế này nếu chăm sóc tốt cho hoạch được khoảng 2 tạ. Để bán được lượng rau ấy, vừa rồi 2 vợ chồng mất 2 buổi chiều nhổ, bó rửa sạch sẽ, cộng thêm 2 buổi sáng nữa dậy từ 12 giờ đêm chở rau lên chợ Bồ Xuyên. Khốn nỗi, chợ nhỏ không có chỗ ngồi, hết chạy chỗ nọ đến chỗ kia bán được 1.000 đồng/kg, tổng thể thu được 200 ngàn đồng, trừ chi phí giống, thuốc trừ sâu, phân bón, còn lại công trồng lẫn công bán được 150 ngàn đồng thử hỏi lời lãi ở đâu. Mỗi lần đi chợ như vậy đều lo nơm nớp, đắt rẻ thế nào cũng bán chỉ mong cho hết hàng về đỡ xấu hổ với hàng xóm”.

Không chỉ xà lách, rau cải mà hiện nay trên thị trường hầu hết các loại rau, củ, quả đều giảm giá rất mạnh. Thời điểm trước Tết Nguyên đán, mỗi cây bắp cải bán với giá từ 10 đến 13 ngàn đồng thì nay giảm xuống còn 2 đến 3 ngàn đồng/cây, súp lơ từ 8 đến 10 ngàn đồng/hoa giảm còn 2 ngàn đồng/hoa, cà chua từ 18 đến 20 ngàn đồng/kg giảm còn 10 ngàn đồng/kg, su hào từ 5 đến 7 ngàn đồng/củ nay giảm còn 1 đến 2 ngàn đồng/củ, rau cải giảm từ 3.000 đồng/mớ xuống còn 1.000 đồng/mớ, thậm chí nhiều loại rau như cải cúc, rau riếp, xà lách bán rất ít người mua… Giá rau củ giảm đương nhiên người tiêu dùng được lợi. Tuy nhiên, với giá bán như hiện nay hầu hết người trồng rau đều không có công, thậm chí lỗ vốn. Chị Nguyễn Thị Líu (xã Vũ Chính, TP Thái Bình) trồng 5 sào màu chủ yếu là bắp cải, súp lơ tính với chúng tôi: “Mỗi sào bắp cải trồng 1.000 cây thì riêng tiền giống chi mất 500 ngàn đồng, 30kg đạm mất 400 ngàn đồng, 300 ngàn đồng mua 4 tạ phân chuồng, cộng thêm tiền thuốc trừ sâu, tổng chi mất khoảng 1,3 triệu đồng. Sau 4 tháng vất vả chăm sóc, bắp cải cho thu hoạch, sau khi trừ cây chết, đèo đẹn, 1 sào thu khoảng 800 bắp. Để tiêu thụ được từng ấy cải bắp, tôi phải đi chợ mất gần chục buổi, bán với giá 2.000 đồng đến 2.500 đồng/cây, thu trừ chi, công chưa được nổi 500 ngàn đồng. Không riêng gì gia đình tôi, năm nay nông dân nào trồng rau cũng lỗ vốn nặng”.

Trồng rau là thế, nhiều người đã đúc kết ra quy luật: “mất mùa thì được giá, được mùa thì rớt giá”. Tuy nhiên, cả đời người nông dân gắn bó với đồng ruộng, không cấy lúa, trồng rau họ biết làm gì? Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho việc trồng rau những năm qua “thua” nhiều hơn “thắng”, người thì đổ tại thời tiết, người thì đổ lỗi cho thời vụ, nhưng nguyên nhân sâu xa vẫn là do bài toán quy hoạch và thị trường tiêu thụ. Cả 3 xã Vũ Chính, Vũ Phúc, Trung An, hay còn nhiều xã khác chuyên trồng rau nữa ở tỉnh, hầu hết người nông dân đều trồng rau theo thói quen, sản xuất cái mình có chứ chưa căn cứ vào nhu cầu thị trường cần. HTX đứng ra tổ chức, hướng dẫn nhân dân trồng rau nhưng đến khi thu hoạch đầu ra đều do bà con tự bán lẻ tại chợ và bán cho thương lái, rau đắt thì cả người bán - kẻ buôn đều được lợi, nhưng nếu rau xuống giá chỉ có nông dân thiệt. Như vậy, bài toán về quy hoạch vùng sản xuất, liên kết tìm đầu mối tiêu thụ nông sản ổn định cho nông dân xem ra vẫn còn rất nan giải, không biết đến bao giờ mới có câu trả lời?

Nguyễn Hình

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang