• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tiên Phước (Quảng Nam): Xanh lại những vườn tiêu

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 16/03/2013
Ngày cập nhật: 17/3/2013

Sau thời gian dài rơi vào cảnh tiêu điều, những vườn tiêu Tiên Phước đã phục hồi nhờ sự hỗ trợ đắc lực của chính quyền địa phương và các chuyên gia dự án FAO.

Trồng mới và phục hồi

Hương vị thơm cay đặc trưng của tiêu Tiên Phước (Quảng Nam) từ lâu đã trở thành thương hiệu. Người dân Tiên Phước không biết cây tiêu bản xứ có tự bao giờ. Chỉ biết rằng, vào đầu thế kỷ XVII, tiêu là một trong những mặt hàng xuất khẩu của Đàng Trong. Theo những người lớn tuổi ở Tiên Phước, vào thập niên 80 của thế kỷ XX, cây tiêu phát triển rất mạnh, nhà nhà đều có ít nhất vài chục choái tiêu.

Ông Đỏ chăm sóc những chói tiêu được phục hồi. Ảnh: D.LỆ

Sau một thời gian phát triển, vào giai đoạn 1998-2000, nhiều vườn tiêu lâu năm bị bệnh và bị gió bão quật ngã, hạt tiêu mất giá trên thị trường do chất lượng kém vì lai tạp với giống tiêu Ấn Độ. Người nông dân chán nản sau bao nhiêu cố gắng phục hồi nhưng không hiệu quả. Ngành nông nghiệp của huyện vào cuộc, nhưng người dân không còn mặn mà với “cây thương hiệu” một thời. Chỉ còn một vài hộ gia đình quyết giữ cây tiêu, dựa vào kinh nghiệm cùng với sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, trồng mới và phục hồi vườn tiêu, bước đầu đã có kết quả.

Năm 2012, Phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Tiên Phước đã đi khảo sát, kiểm định lại những vườn tiêu được người dân phục hồi, trồng mới. Màu xanh tươi tốt ở những choái tiêu đang cho trái, hứa hẹn một mùa thu hoạch mới với sản lượng cao hơn khiến cả người nông dân và cán bộ nông nghiệp, chuyên gia của dự án FAO rất vui mừng. Vườn tiêu 350 choái đang xanh tốt, ra trái nhiều của ông Nguyễn Tùy (thôn 4, xã Tiên Phong, Tiên Phước) là điểm đến của nhiều người nông dân muốn học hỏi kinh nghiệm. Trong số tiêu này, có nhiều choái ông Tùy trồng mới và nhiều choái được phục hồi. Ông Tùy nói: “Hồi trước, tiêu bị sâu bệnh, đổ ngã tôi cũng chán nản lắm, nhưng rồi nghĩ lại cứ cố gắng làm biết đâu sau này tiêu có giá, có hiệu quả thì nuôi con cái ăn học được. Rồi tôi cứ trồng, chăm bón dựa trên kinh nghiệm. Sau này có sự hướng dẫn của cán bộ phòng nông nghiệp và chuyên gia dự án FAO, tôi biết cách trồng đúng kỹ thuật, chăm bón, phòng trừ bệnh đúng cách. Tôi đầu tư trồng nhiều hơn và kết quả rất tốt”.

Năm 2012, ông Tùy đã thu hoạch được hơn 1 tạ tiêu khô, bán ra được hơn 40 triệu đồng, đủ để lo cho các con đang theo học đại học. Cạnh nhà ông Tùy, ông Võ Văn Đỏ cũng đã phục hồi được vườn tiêu 100 choái và trồng mới thêm 200 choái, đều đang xanh tốt. Hiện ông Đỏ đang đầu tư xây dựng hệ thống nước tưới theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật.

Hỗ trợ đắc lực

Năm 2012, người dân huyện Tiên Phước trồng mới được hơn 3.500 choái tiêu, và hàng ngàn choái tiêu được phục hồi, đang phát triển tốt. Ông Đinh Thương, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước, cho biết: “Tiêu Tiên Phước hiện được người tiêu dùng ưa chuộng, giá cả dao động từ 300 - 400 ngàn đồng/kg. Xác định được giá trị của cây tiêu, huyện Tiên Phước đang xây dựng Đề án phát triển kinh tế vườn- rừng, trong đó có phát triển cây tiêu. HĐND huyện đã ban hành Nghị quyết số 18, hỗ trợ người dân trồng mới và phục hồi cây tiêu. Qua 7 tháng thực hiện nghị quyết, người dân rất đồng thuận, vui mừng và mong muốn được phục hồi lại vườn tiêu”.

Theo đó, khi người dân trồng mới mỗi choái tiêu được hỗ trợ 50.000 đồng, với điều kiện tiêu đã phát triển và trồng được trên 20 choái. Với choái tiêu phục hồi, huyện hỗ trợ kinh phí cho người dân mua men vi sinh để sản xuất phân vi sinh từ phân hữu cơ và men vi sinh phun chống nấm bệnh cho cây tiêu. Đồng thời, cán bộ nông nghiệp sẽ trực tiếp tập huấn, chuyển giao công nghệ cho người dân tự làm. Với những vườn tiêu trên 100 choái, huyện hỗ trợ người dân xây dựng hệ thống tưới tiêu với công nghệ tưới tự động, tưới tiết kiệm. Tùy theo mỗi mô hình với mỗi mức độ đầu tư cụ thể, huyện sẽ xem xét hỗ trợ ở những mức khác nhau.

Ông Thương cho biết thêm, để xây dựng thương hiệu tiêu Tiên Phước, định danh sản phẩm trên thị trường còn là quá trình dài, nhưng đó là đích hướng đến của huyện Tiên Phước sau thời gian phục hồi và phát triển cây tiêu có sản lượng, chất lượng ổn định, bền vững. Huyện Tiên Phước sẽ dành kinh phí để hỗ trợ người dân, động viên nông dân sản xuất theo hướng tập trung, đưa tiêu trở thành một mặt hàng khẳng định được vị trí trên thị trường.

DIỄM LỆ - THIÊN NGA

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang