• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng bằng Sông Cửu Long: Cần có phương án hỗ trợ ấp nở, nuôi mới thủy cầm an toàn

Nguồn tin: CT, 31/3/2007
Ngày cập nhật: 31/3/2007

Mặc dù ở một vài nơi tại ĐBSCL đã áp dụng mô hình thí điểm nuôi gia cầm an toàn sinh học, nhưng không ít địa phương vẫn còn lúng túng trong công tác triển khai thực hiện ấp nở, nuôi mới thủy cầm theo qui định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT). Phần lớn các cơ sở ấp nở con giống thủy cầm tại đây đều có chung vướng mắc: không đủ điều kiện về địa điểm nhà xưởng ấp nở theo qui định...

KHAN HIẾM CON GIỐNG

Trà Vinh đang “sốt” mặt hàng trứng giống phục vụ ấp nở, nuôi mới thủy cầm. Phần lớn hộ chăn nuôi ở Cầu Kè, Tiểu Cần, Càng Long và Trà Cú đã chuyển từ nuôi vịt thịt sang nuôi vịt đẻ, cung cấp trứng cho các lò ấp. Tuy nhiên, nguồn trứng thu mua từ phía hộ chăn nuôi không đảm bảo số lượng và nguồn gốc. Trong khi hầu hết 72 cơ sở ấp trứng gia cầm của tỉnh ở nội thị, mặc dù đã chờ đợi từ lâu để được phép ấp nở gia cầm trở lại, nhưng khi được hỏi về việc chuẩn bị tái ấp nở thủy cầm theo qui định của Bộ NN&PTNT, các chủ cơ sở cho biết là chưa được hướng dẫn cụ thể. Họ và hàng ngàn hộ chăn nuôi thủy cầm trong tỉnh đang mong muốn tỉnh sớm ban hành văn bản hướng dẫn, nhằm tạo điều kiện cho người sản xuất đưa sản phẩm gia cầm ra thị trường. Tiệm hột Kiến Thành có thương hiệu hơn 50 năm qua ở thị xã Trà Vinh cũng chung “số phận” này. Anh Huỳnh Thanh Non, Chủ tiệm hột Kiến Thành, cho biết: “Chúng tôi đang trông chờ hướng dẫn cụ thể của ngành chức năng tỉnh để có hướng giải quyết. Nếu mua đất bên ngoài để mở cơ sở thì tốn kém rất nhiều, vả lại chuyển đổi chỗ sẽ khó khăn trong kinh doanh. Hiện tại tiệm chỉ làm trung gian mua bán trứng, số lượng tiêu thụ giảm khoảng 90% so với trước đây. Tôi nghĩ, tỉnh cũng cần có chính sách hỗ trợ để các cơ sở có điều kiện thuận lợi tiếp tục kinh doanh”.

TP Mỹ Tho (Tiền Giang) có 19 cơ sở ấp trứng gia cầm, tập trung ở các phường nội ô. Hiện các cơ sở này đã ngưng hoạt động để di dời hoặc chuyển ngành nghề. Ông Trang Sĩ Thanh Bình, Trưởng Trạm Thú y TP Mỹ Tho, cho biết: “Đa số chủ cơ sở đều chấp hành đúng qui định. Toàn thành phố chỉ còn 7 cơ sở ấp trứng gia cầm đã di dời ra ngoại ô hoặc mua, thuê đất mở cơ sở ở các địa phương khác; số hộ còn lại thì chuyển sang kinh doanh trứng gia cầm”. Tại khu dãy vựa thuộc đường Phan Thanh Giản, phường 2, TP Mỹ Tho, khu vực có nhiều cơ sở ấp trứng gia cầm hàng chục năm qua, đa số cơ sở chuyển sang bán trứng lạc, trứng lộn. Tuy nhiên, cũng có một vài hộ lén lút nhốt gia cầm, thủy cầm con để bán, khi có lực lượng kiểm tra thì tẩu tán...

Theo Chi cục Thú y Kiên Giang, toàn tỉnh có 27.000 hộ chăn nuôi vịt với khoảng 3 triệu con, riêng vịt chạy đồng chiếm hơn 2/3. Tuy nhiên, hiện nay các lò ấp nở thủy cầm ở tỉnh này chưa đăng ký hoạt động trở lại. Theo thống kê, Kiên Giang có 60 cơ sở ấp nở gia cầm có đăng ký với ngành thú y (từ năm 2006). Từ khi có lệnh cho ấp nở thủy cầm trở lại, kèm theo các quy định mới và nghiêm ngặt hơn trước thì các chủ cơ sở này lại ngại đăng ký. Do hầu hết các lò ấp nở đều không đáp ứng được những quy định này, nhất là về hạ tầng và môi trường xung quanh khu vực ấp nở. Theo ghi nhận của chúng tôi, dù chưa đăng ký nhưng các cơ sở ấp nở gia cầm cũng đã hoạt động trở lại.

PHƯƠNG ÁN HỖ TRỢ

* Anh Mai Văn Vinh, chủ cơ sở ấp trứng Quãng Hiệp (khóm 3, thị trấn Càng Long, huyện Càng Long, Trà Vinh): “Khi chưa có dịch cúm gia cầm, mỗi đợt Quãng Hiệp cung cấp ra thị trường khoảng 2.000 con vịt, gà. Hơn 2 năm nay, cơ sở đã không cho ấp nở gia cầm. Đầu tháng 3-2007, sau khi nghe qua các phương tiện thông tin đại chúng được biết Bộ NN&PTNT cho ấp nở nuôi mới gia cầm trở lại, những người làm nghề rất vui. Cơ sở đang chuẩn bị thu mua trứng, tu sửa lại các lò ấp... Nhưng vấn đề khó khăn hiện nay là các ngành chuyên môn ở tỉnh vẫn chưa có thông báo hướng dẫn về các quy định cần thiết cho các cơ sở ấp nở trứng. Do đó, chúng tôi rất lo ngại khi đưa gia cầm con vận chuyển sang các địa phương khác rất khó khăn”.

* Bà Nguyễn Thị Thắm, chủ cơ sở kinh doanh trứng gia cầm Cẩm Phát (phường 2, TP Mỹ Tho): “Chủ trương di dời các lò ấp trứng ra khỏi nội thành, nội thị, chúng tôi đồng tình, nhưng sẽ gặp nhiều khó khăn. Đó là khó khăn về vốn để mua đất; xây lò ấp đúng tiêu chuẩn cũng rất tốn kém; ở vị trí mới việc bán gia cầm giống rất khó khăn. Nhưng bức xúc nhất hiện nay là các cơ sở phải đóng thuế hai nơi. Đối với cơ sở ở vị trị cũ dù không có ấp trứng vẫn không được giảm thuế”.

* Ông Trần Văn Lành, chuyên ấp nở gia cầm ở huyện Gò Quao (Kiên Giang): “Chấp hành qui định của Bộ NN&PTNT sẽ đảm bảo an toàn, nhất là trong lúc cúm gia cầm hoành hành như thời gian qua. Tuy nhiên, cũng mong chính quyền có biện pháp hỗ trợ kịp thời để chúng tôi có thể tiếp tục sống bằng nghề này. Chứ cùng một lúc chuyển đổi nhanh như vậy, chúng tôi không thể xoay xở nổi...”. Đây cũng là khó khăn chung của các cơ sở ấp nở gia cầm tại Kiên Giang vì có đến 80% cơ sở nằm trong khu dân cư và hầu hết đều cho ấp nở gia cầm tại nhà ở”.

Ông Đinh Công Thận, Chi cục Trưởng Chi cục Thú y Kiên Giang, cho biết: “Chúng tôi vừa nhận được hướng dẫn thực hiện Quyết định 17 của Bộ NN&PTNT. Trên cơ sở này, ngành Thú y sẽ có cơ sở để thực hiện. Ban chỉ đạo Phòng chống dịch cúm gia cầm tỉnh đang chuẩn bị cuộc họp về vấn đề này. Trên tinh thần, tỉnh sẽ hỗ trợ để giảm bớt khó khăn các hộ ấp nở gia cầm, đáp ứng được các quy định mới bằng nhiều hình thức...”.

Ngay sau khi có qui định của Bộ NN&PTNT về việc cho phép ấp nở, nuôi mới thủy cầm đối với các tỉnh phía Nam, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang đã ban hành Quyết định 693/QĐ-UBND về kế hoạch quản lý vịt chạy đồng và các cơ sở ấp trứng gia cầm năm 2007. Theo đó, các cơ sở được ấp nở trứng gia cầm phải có đủ điều kiện nuôi giữ gia cầm sau ấp nở 14 ngày để tiêm vắc-xin phòng cúm gia cầm mới được xuất bán. Các cơ sở này phải ở xa trường học, bệnh viện, chợ, công sở, nơi công cộng và phải có tường cao bao bọc xung quanh, đảm bảo điều kiện cách ly an toàn sinh học. Trứng gia cầm ấp nở phải có nguồn gốc sạch bệnh đã được thú y kiểm dịch. Cơ sở ấp trứng phải lập sổ sách theo dõi xuất bán gia cầm giống (tên người mua, địa chỉ...)... Toàn tỉnh An Giang hiện có trên 120 lò ấp vịt, nhưng qua thẩm định của ngành Thú y, chỉ có 16 lò đủ các điều kiện hoạt động trở lại theo quy định này. Bà Phạm Thị Hòa, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT An Giang, cho biết: “Các cơ sở ấp trứng hội đủ các điều kiện trên sẽ được cấp phép hoạt động trong năm 2007. Những cơ sở còn lại phải đầu tư cơ sở, di dời ra khỏi nội ô và xa khu dân cư; tỉnh sẽ có chính sách hỗ trợ 50% lãi suất vốn vay ngân hàng một năm. Đến tháng 1-2008, nếu cơ sở nào chưa đảm bảo các điều kiện theo qui định sẽ bị buộc đóng cửa ngưng hoạt động vĩnh viễn”.

Tỉnh An Giang cũng đang cho nuôi thí điểm vịt chạy đồng ở 11 xã trong tỉnh, đến 15-5-2007. Trong thời gian này, vịt chỉ được chạy đồng trong phạm vi xã. Đối với hộ nuôi vịt chạy đồng, phải tuân thủ qui định: con giống có nguồn gốc từ các cơ sở ấp nở có đăng ký hành nghề, được kiểm dịch thú y, tiêm vắc-xin phòng cúm gia cầm đủ liều; không nuôi vịt chung với gia súc hay các loại gia cầm khác. Đồng thời, người nuôi vịt chạy đồng phải đăng ký với UBND xã (để được cấp sổ theo dõi) và trình báo, xin phép với chính quyền địa phương (nơi đi, nơi đến) khi di chuyển đồng. Tỉnh cũng qui định, nếu địa phương nào quản lý tốt thì tiếp tục triển khai ra các xã lân cận, sau đó mới mở rộng trên phạm vi toàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Huỳnh Thế Năng đã yêu cầu Chi cục Thú y tổ chức tập huấn cho cán bộ, kỹ thuật viên thú y thực hiện nhiệm vụ này. Đồng thời, tăng cường trách nhiệm của Chủ tịch UBND xã, huyện và Trưởng phòng Nông nghiệp trong việc quản lý nuôi vịt chạy đồng và ấp nở gia cầm.

Toàn tỉnh Tiền Giang có khoảng 100 cơ sở ấp trứng gia cầm, trong đó có hơn 40 cơ sở ấp trứng nở để bán gia cầm con. Hiện tại, ngành thú y đang kết hợp với chính quyền các địa phương tổ chức lại vị trí các lò ấp trứng theo qui định. Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Phó phòng Nông Nghiệp huyện Chợ Gạo (Tiền Giang): “Việc quy hoạch lại các cơ sở ấp trứng gia cầm ở Chợ Gạo cơ bản thuận lợi. Trong số 11 lò đến nay có 6 lò đã có phương án xây dựng lại. Do các hộ dân có quỹ đất sẵn nên họ rất khẩn trương xây dựng lại nơi kinh doanh đúng quy định”. Tuy nhiên, các cơ sở xây dựng mới áp dụng theo đúng Quyết định 17 của Bộ NN& PTNT và Quyết định 27 của UBND tỉnh Tiền Giang cũng đang gặp khó, nhất là khoảng cách đối với khu dân cư, nguồn nước...

Không riêng ở Tiền Giang, mà hầu hết các địa phương ở ĐBSCL việc quản lý “đầu vào” của các cơ sở ấp nở gia cầm cũng đang đặt ra nhiều vấn đề. Đa số các lò đều sử dụng trứng từ nhiều tỉnh, có không ít cơ sở thu mua trứng gia cầm để ấp không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, một số hộ chăn nuôi vẫn có thói quen tự cho ấp trứng gia cầm tại nhà. Có hộ còn mua các tủ ấp trứng mi ni để ấp tái đàn tại nhà bằng trứng từ đàn gia cầm của gia đình.

NHÓM PV-CTV ĐBSCL

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang