• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Phước: Khổ vì mùa điều thất thu

Nguồn tin: Báo Bình Phước, 11/03/2013
Ngày cập nhật: 13/3/2013

Hoa điều nở rộ, báo hiệu một mùa điều bội thu cho nông dân, mùa việc làm tương đối “ổn” cho nhiều lao động thời vụ. Tuy nhiên, sau vài trận mưa trái mùa, hoa điều trở nên đen sạm, tỷ lệ đậu trái thấp. Sản lượng thất thu khiến người trồng điều và lao động làm thuê cùng rơi vào cảnh… khổ.

NHIỀU NƠI MẤT MÙA

Tại thôn Bù Gia Phúc 1, xã Phú Nghĩa (Bù Gia Mập, Bình Phước) điều thất thu khiến cuộc sống của người dân nơi đây bất ổn. Toàn thôn có 400 ha điều, nhưng phần lớn đều bị mất mùa. Những vườn điều xơ xác, trên cây lủng lẳng những chùm bông đen, thi thoảng có lác đác vài trái điều vàng. Tuy đã vào giữa mùa nhưng vườn điều rất hiếm trái, người nông dân thu hoạch rất ít so với năm 2012.

Dẫn chúng tôi vào thăm vườn điều của nhà mình, ông Lê Đình Vạn buồn bã cho biết: “Mùa điều năm nay thất rồi, bông trên cây khô và đen hết, gia đình có 2,5 ha điều, năm ngoái mỗi ngày thu về từ 40 - 50 kg/cây, nhưng năm nay, cây nào sai trái nhất cũng chỉ thu được 5 kg/ngày, năng suất giảm nhiều so với năm trước”.

Ông Huỳnh Ngọc Tâm, Chủ tịch hội nông dân xã Phú Nghĩa cho biết: Tuy sâu bệnh ít hơn so với năm 2012, nhưng thời tiết thất thường là nguyên nhân chính dẫn đến mất mùa điều. Khi điều ra bông rất đẹp, người dân ai cũng vui mừng vì nghĩ năm nay được mùa nhưng sau những cơn mưa làm cho bông bị khô và cháy hết.

Hiện nay cây điều là cây chủ lực, là nguồn thu chủ yếu của nông dân xã Phú Nghĩa, với tổng diện tích 4.775 ha. Cây điều mất mùa khiến nhiều người nông dân lo lắng. Ông Vạn cho biết: Bây giờ chuyển đổi cây trồng sẽ không có nguồn thu để duy trì cuộc sống cũng như mất quá nhiều thời gian để thu hoạch lại. Hiện nay giá điều đang giao động ở mức 21 - 25 ngàn đồng/kg, nếu duy trì vườn điều thì nông dân vẫn có đồng vào đồng ra. Ông Vạn mong muốn được các cấp chính quyền quan tâm giúp đỡ, hỗ trợ, đặc biệt là ổn định giá để người dân có thể duy trì được cây điều.

Điều đã vào mùa chín rộ, nhưng tại ấp Bưng Sê, xã Tân Thành (TX. Đồng Xoài) nhiều hộ nông dân cũng ái ngại. Thăm vườn điều nhà ông Nguyễn Văn Thành và bà Nguyễn Thị Ánh, tuy vườn nhà ông có sai trái hơn so với các vườn điều ở Phú Nghĩa, nhưng ông Thành vẫn than mất mùa. Ông so sánh “Năm trước, 5 ha điều của gia đình thu mỗi ngày khoảng 7 tạ (mùa rộ) nhưng năm nay mỗi ngày chưa đầy 1 tạ”.

LÀM MƯỚN CŨNG KHỔ

Mấy năm trước, khi điều trúng mùa, nhiều người làm thuê cũng yên tâm vì sẽ có việc làm, có thu nhập. Năm nay, nhiều lao động làm thuê phát khóc trước tình trạng thiếu việc làm.

Có mặt tại ấp Bưng Sê, xã Tân Thành, chúng tôi ghi nhận nhiều hộ đồng bào thiếu việc làm vì mùa điều thất. Trong căn nhà chật hẹp, nóng hầm hập, bà Thị Xui (57 tuổi) ngồi bó gối. Gia đình không có đất canh tác, lại không thể cạo mủ cao su thuê nên lâu nay bà Xui thường trông đến mùa điều để nhặt thuê kiếm tiền trang trải cuộc sống. Năm trước, mỗi ngày cặm cụi, bà Xui có thể kiến từ 50 đến 150 ngàn đồng. Năm nay, điều đã vào chính vụ, nhưng bà Xui chưa đi lượm được buổi nào vì điều ở Bưng Sê mất mùa. Cuộc sống cả nhà bà trông chờ vào việc tìm “lộc rừng” của anh con trai.

Bưng Sê có tổng diện tích điều gần 100 ha, bao gồm một số ít của dân trong ấp còn lại phần lớn là của người dân các ấp 3, 4, 6 và ấp 7 xã Tân Thành. Toàn ấp có 30 hộ gia đình đồng bào chưa có đất sản xuất (12 hộ nghèo, 13 hộ cận nghèo). Cuộc sống của bà con phụ thuộc vào việc làm thuê, làm mướn. Mùa cao su thay lá, bà con trông đợi vào việc lượm điều thuê. Tuy nhiên, việc điều thất thu đã khiến nhiều hộ đồng bào phải “treo niêu”.

Trong bộ đồ đen đúa cũ màu, Thị Nhi (20 tuổi) kể về ngày làm mướn của mình: “Từ sáng tới giờ, hai vợ chồng và hai đứa em của em mới lượm được 60 kg điều hạt, tính ra được 120 ngàn đồng tiền công. Điều ít nên tiền công thấp, tụi em chỉ đủ lo việc cơm nước qua ngày, không thể có tích lũy”. Nhi cũng lo lắng vì trong nhà có con nhỏ và bà cố đã già nếu có ốm đau thì làm sao lo tiền thuốc? Đây không chỉ là nỗi lo riêng của Thị Nhi mà còn của nhiều đồng bào Xê Tiêng sống nhờ nghề lượm điều mướn như Điểu Gian, Điểu Y, Thị Hận…

Về huyện Bù Gia Mập, nơi được xem là thủ phủ điều của Bình Phước, nỗi buồn vì điều hiện rõ trên mặt người lao động. Anh Nguyễn Quang Thoại từ Đồng Nai lên xã Phú Nghĩa mua 6 ha điều bông với giá 120 triệu đồng. Anh Thoại hy vọng sẽ thắng vụ, nhưng bây giờ 6 ha điều của anh mỗi ngày chỉ thu được khoảng 1 tạ điều hạt. Ở Phú Nghĩa, nhiều hộ thu mua điều bông như anh Thoại giờ đành chịu lỗ vốn. “Năm trước vào mùa điệu rộ, mình phải thuê người làm công. Năm nay, gia đình tự lượm lấy mà vẫn còn nhàn rỗi. Lao động từ Phan Rang, Quảng Ngãi vô đây làm mướn nhưng có điều đâu mà mướn người?”, Điểu Hải có 6 ha điều chia sẻ.

Nông dân khốn đốn vì điều thất thu thì chính quyền các xã ở huyện Bù Gia Mập lại lo lắng về tình hình trật tự tại địa phương. Ông Bùi Tấn Chắc, Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa cho biết: Hiện tại, người lao động từ Trà Vinh, Sóc Trăng, Quảng Ngãi, Ninh Thuận… đã tập trung về Phú Nghĩa kiếm việc. Tuy nhiên, cây điều thất thu dẫn đến ít việc làm khiến chính quyền xã lo lắng về tình hình trật tự tại địa phương. Bài toán giải quyết việc làm cho người lao động thời vụ quả thật không dễ có lời giải đáp!

Tường Linh - Thanh Nga

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang