• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

An Giang: Mô hình rẫy, xoài đem lại lợi nhuận gấp 4 lần trồng lúa

Nguồn tin: Báo An Giang, 12/03/2013
Ngày cập nhật: 13/3/2013

Chạy dọc theo các tuyến đường đê bao quanh các xóm ấp ở các xã Bình Phước Xuân (Chợ Mới, An Giang), hình ảnh đập vào mắt chúng tôi là bạt ngàn rẫy ớt, bắp, đu đủ, cóc thái… nằm lộ thiên như tấm thảm dưới hàng xoài cao chưa quá đầu người cũng bắt đầu ra hoa, kết trái.

Nông dân có mặt hầu như khắp cánh đồng thu hoạch thành quả lao động. Ông Nguyễn Hữu Tặng (ngụ ấp Bình Trung, xã Bình Phước Xuân) xách giỏ ớt nặng oằn tay ngồi trong đám ớt chi chít trái xanh đỏ, hai tay vừa bẻ thoăn thoắt, vừa nói: Thấy xung quanh người ta trồng lời nhiều mà khỏi lo đầu ra, trong khi ruộng lúa của mình chuột cắn phá, lời ít, lỗ nhiều nên tui thuê người cuốc đất lên bờ làm rẫy, trồng xoài. 3,5 công đất ông Tặng trồng 800 gốc xoài 3 màu Đài Loan. Xoài bắt đất, vài tháng sau, ông trồng xen ớt. Vừa thu hoạch cỡ 1 được 8 đợt, bình quân 500 kg/đợt, giá bán dao động từ 17 – 22 ngàn đồng/kg, lái tới tận ruộng thu mua giúp gia đình ông lời hơn 10 triệu đồng/công. Theo ông Tặng: Cây ớt trồng một lần thu hoạch suốt trong 6 tháng, tới mưa xuống thì bỏ, để đất nghỉ 2 tháng rồi trồng lại. Xoài trồng 18 tháng có trái, vụ đầu thu hoạch khoảng 5 kg/cây, nhân 800 gốc, thu được 4 tấn xoài, giá 18.000 đồng/kg, gặp lúc trái vụ 27.000 đồng/kg, trừ chi phí lời không dưới 50 triệu đồng. Các nông dân cho biết, do lúc đầu đất còn phèn nên lợi nhuận thấp, chỉ khoảng 10%, chứ vài năm sau lời 50%; có người trồng xoài lời 80 triệu đồng/năm, ớt lời 40 triệu đồng/công. Làm mô hình vườn vốn đầu tư ban đầu nặng nhưng thu hoạch trọn những năm về sau. Cây xoài càng lớn năng suất càng cao, thu hoạch 2 - 3 đợt/năm, còn có thể trồng xen cây ngắn ngày, chỉ tốn chi phí phân thuốc..., ông Hùng, nông dân ấp Bình Trung chia sẻ.

Nông dân Nguyễn Hữu Tặng thu hoạch ớt

Phó Chủ tịch UBND xã Bình Phước Xuân Huỳnh Văn Cường cho biết: Chính từ hiệu quả kinh tế cao, địa phương phát động chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng được nhân dân đồng tình ủng hộ. Từ năm 2005, nông dân bắt đầu rục rịch chuyển lúa sang màu, đến năm 2010 chuyển sang mô hình màu-vườn ở 8 tiểu vùng đê bao khép kín. Hiện nay, toàn xã có 350 héc-ta vườn, 857 héc-ta màu, 28 héc-ta lúa; dự kiến vụ 2-2013 sẽ chuyển 100% diện tích sang mô hình màu, vườn. Từ hiệu quả các mô hình cho thấy, thu nhập kinh tế rất cao: Bắp non lợi nhuận 2 triệu đồng/công/vụ, trồng được 4 vụ/năm; khoai cao từ 3,6 - 20 triệu đồng/công/vụ (2 vụ/năm); ớt 34 - 40 triệu đồng/công/vụ; xoài 3 màu Đài Loan thu hoạch đợt đầu lời hơn 7 triệu đồng/công… Trong khi trồng lúa, năng suất bình quân 500 kg/công, giá 6.500 đồng/kg, lời cao lắm hơn 1 triệu đồng - anh Cường so sánh.

Trong rẫy có xoài, trong xoài có rẫy là cách làm của nông dân Bình Phước Xuân. Từ hiệu quả của mô hình, nhiều nông dân các xã lân cận, như: Mỹ An, Hội An, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, An Thạnh Trung… cũng làm theo. Anh Đỗ Văn Quá (ngụ ấp An Khương, xã An Thạnh Trung) hồ hởi: 1.200 m2, tôi trồng 120 gốc xoài 3 màu và bắp thu trái non, nuôi bò. Xoài từ có bông tới thu hoạch mất 3 tháng. Trồng bắp chưa đầy 2 tháng có ăn, bình quân hái 300 kg loại 1 được Công ty Antesco thu mua toàn bộ giá 14.000 đồng/kg, 100 kg loại 2 cân xô cho thương lái bán chợ 15.500 đồng/kg, trừ chi phí lợi nhuận trên 2 triệu đồng/công. Bắp trồng luân canh 4 vụ/năm. Đó là còn chưa kể đến lấy cây, vỏ, cờ bắp cho 4 con bò ăn hoặc bán được 400 - 500 ngàn đồng. Anh Quá nhẩm tính, với mô hình bắp-bò-xoài, mỗi năm thu vào không dưới 90 triệu đồng.

Kinh tế càng khó khăn, nông dân càng vượt khó. Bên cạnh sự nỗ lực năng động, sáng tạo, vượt khó của nông dân, còn có sự đầu tư đúng mức của địa phương, với hệ thống đê bao khép kín thuận lợi cho việc sản xuất quanh năm. Để phục vụ cho nhân dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích đất canh tác, địa phương đang tiếp tục đầu tư nạo vét các kênh mương nội đồng, gia cố hệ thống tiểu vùng đê bao khép kín, đầu tư trạm bơm điện. Các câu lạc bộ nông dân tăng cường hoạt động hỗ trợ chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc hoa màu, vườn cây ăn trái…

Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay của bà con trồng hoa màu vùng đất cù lao là phải thường xuyên đối mặt với tình trạng biến động giá cả thị trường, không chủ động được đầu ra cho sản phẩm, còn lệ thuộc vào thương lái. Do đó, hầu hết bà con rơi vào tình trạng bị thương lái ép giá vào những thời điểm thu hoạch rộ. Để bảo vệ quyền lợi nhà nông, địa phương cần tổ chức sản xuất, tăng cường hợp tác với các công ty tìm đầu ra và bao tiêu sản phẩm… để giúp nông dân trong khâu tiêu thụ. Đặc biệt, sản xuất theo hướng đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh,VietGap…. để sản phẩm nông sản không chỉ tiêu thụ ở thị trường nội địa mà còn vươn ra xuất khẩu, tăng giá trị kinh tế.

H.C

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang