• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Ninh: Người trồng lại cây bản địa

Nguồn tin: Báo Quảng Ninh, 06/03/2013
Ngày cập nhật: 7/3/2013

Cây ba kích tím là nguyên liệu chủ yếu để chế biến rượu ba kích nổi tiếng của huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh). Đất rừng Ba Chẽ hợp với ba kích tím, cây phát triển tốt, củ to, số lượng nhiều, người dân chỉ việc vào rừng đào về để sử dụng. Tuy nhiên, do khai thác không đi liền với tái tạo của người dân, nhất là trong những năm gần đây nhãn hiệu rượu ba kích Ba Chẽ được tiêu thụ mạnh trên thị trường đã khiến cho loại cây này bị khai thác quá mức đã dẫn đến bị cạn kiệt, thậm chí nguy cơ mất nguồn gen. Từ mong muốn bảo vệ nguồn gen ba kích tím quý hiếm riêng có của Ba Chẽ, từ năm 2011, ông Lê Công Tiềm, Chủ nhiệm HTX Toàn Dân (Ba Chẽ) đã tiến hành trồng cây ba kích tím.

Từ những cây ba kích tự nhiên trong rừng già, ông lấy về giâm hom để nhân rộng ra trồng xen canh vào các diện tích rừng có độ dốc vừa phải, những cánh rừng thưa gỗ do bị ảnh hưởng của gió bão. Thời gian gần đây, để có đủ giống ba kích tím trồng trên diện rộng, ông Tiềm còn mời các đơn vị chuyên môn nhân giống bằng phương pháp cấy mô. Hiện trong vườn nhà ông đã có 15 vạn cây giống được cấy bằng phương pháp mô. Đến thời điểm này ông Lê Công Tiềm đã trồng được hơn 3ha ba kích tím với tổng giá trị đầu tư hơn 1 tỷ đồng. Theo tính toán của ông, 1ha rừng có thể trồng xen được 700 khóm ba kích tím, sau 2 đến 3 năm phát triển, mỗi khóm cho thu khoảng trên dưới 2kg củ. Tính theo giá thị trường hiện nay mỗi ha đạt giá trị khoảng 3 tỷ đồng, cao gấp 7 đến 10 lần tổng chi phí đầu tư. Được biết năm 2013 này ông tiếp tục trồng khoảng 50 vạn cây ba kích tím.

Ông Lê Công Tiềm bên vườn ươm cây ba kích tím.

Ông Tiềm tâm sự: Việc trồng cây ba kích tím từ trước đến nay không phải không có người nghĩ đến, tuy nhiên do chưa chắc chắn về sản lượng đạt được nên đến thời điểm này vẫn không có ai đứng ra làm. Khi quyết định trồng cây ba kích tím này tôi nghĩ dù có là cây trồng hay cây tự nhiên thì chúng cũng không khác nhau là mấy. Vì giống vẫn là từ cây ba kích trong rừng già Ba Chẽ, vẫn giữ được nguồn gen vốn có của nó; địa điểm trồng thì cũng là những cánh rừng Ba Chẽ với chất đất và khí hậu tương đương. Có khác chăng chỉ là cây ba kích trồng thì được chăm sóc tốt hơn, được tạo điều kiện thuận lợi hơn để sinh trưởng và phát triển. Như vậy thì việc trồng ba kích tím đương nhiên là phải có hiệu quả chứ không thể thất bại được”. Củ ba kích tím tự nhiên của Ba Chẽ ngày càng khan hiếm, nhiều người đã phải nhập ba kích của Trung Quốc với chất lượng không tốt về để làm hàng. Bởi vậy mà lúc này càng phải nhân rộng việc trồng cây ba kích tím để giữ giống, giữ gen loại cây quý này cho địa phương”.

Bằng quyết tâm của mình, lứa ba kích tím ông trồng đợt đầu tiên, sau 8 tháng đã cho chùm củ khoảng 30 đến 40 nhánh, củ to cỡ chiếc đũa ăn cơm, cây phát triển bình thường, thậm chí còn tốt hơn cây mọc tự nhiên. Cũng theo ông Tiềm, xét về lâu dài việc trồng cây ba kích tím xen canh với trồng các cây rừng khác rất có lợi. Bởi chỉ sau 2 đến 3 năm cây ba kích đã cho thu hoạch. Trong khi đó như đã biết trồng rừng cần thời gian lâu năm, nếu đúng chu kỳ khai thác cây dùng làm nguyên liệu giấy cũng mất đến 5 đến 7 năm, còn khai thác cây làm gỗ nguyên liệu thì phải 10 đến 12 năm. Đặc biệt người dân khai thác rừng trồng ở chu kỳ 10 đến 12 năm sẽ cho lãi cao gấp 10 lần khai thác ở chu kỳ 5 đến 7 năm. Như vậy với việc trồng xen cây ba kích tím đương nhiên cho phép người dân có nguồn thu trong thời gian ngắn, lấy ngắn nuôi dài để đầu tư lớn. Tuy nhiên, cái khó của việc trồng cây ba kích tím hiện nay chính là chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao. Do phải cuốc các gốc cây, thu gom rễ cây rừng để dành đất sạch cho cây ba kích phát triển nên mỗi ha phải đầu từ khoảng gần 300 triệu đồng. Đây là số tiền không nhỏ đối với người trồng rừng, nhất là với người nông dân.

Ngoài trồng cây ba kích tím, ông Lê Công Tiềm còn nổi tiếng là người trồng nhiều rừng trên đất Ba Chẽ. Được biết từ năm 2006 đến nay, ông và các đồng nghiệp trong Hợp tác xã Toàn Dân đã trồng, chăm sóc, bảo vệ được khoảng trên 1.000 ha rừng, trong đó có trên 900 ha rừng trồng.

Ông Tiềm quê gốc ở Bắc Ninh và ông cũng mới gắn bó với vùng đất Ba Chẽ gần 10 năm nay, thế nhưng cái cách ông nói về rừng, hiểu rừng, yêu rừng Ba Chẽ thì không khác gì người dân bản địa. Chia tay ông, chúng tôi rất mong ông tiếp tục giữ được nhiệt huyết với rừng, thành công trong việc trồng cây ba kích tím, để mục tiêu giữ nguồn gen ba kích tím, loại cây bản địa riêng có của Ba Chẽ của ông nói riêng, huyện Ba Chẽ nói chung ngày càng đạt kết quả tốt.

Việt Hoa

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang