• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thoát nghèo nhờ trồng măng mai

Nguồn tin: Tiếng Nói VN, 03/03/2013
Ngày cập nhật: 4/3/2013

Nhiều hộ gia đình ở xã Lâm Thượng (Lục Yên, Yên Bái) không những thoát nghèo mà còn giàu lên nhờ trồng tre măng mai.

Sau 5 năm triển khai mô hình trồng tre măng mai, nhiều hộ gia đình ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái không những thoát nghèo mà còn giàu lên từ trên chính những mảnh vườn, đồi nương của mình.

Năm 2009, anh Trần Ngọc Quỳ, dân tộc Tày ở thôn Bản Khéo, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tham gia mô hình trồng tre măng mai, với trên 1000 gốc tre măng mai. Sau 5 năm, những gốc tre của gia đình anh đã cho thu nhập. Vụ măng năm vừa qua gia đình anh thu được hơn 12 tấn măng tươi, tương đương trên 1,2 tấn măng khô, đem về trên 120 triệu đồng. Ngoài trồng măng, gia đình anh còn chăn nuôi thêm lợn, gà, đào ao thả cá… mỗi năm cũng đem lại nguồn thu cho gia đình vài chục triệu đồng. Từ 2 bàn tay trắng, gia đình anh chị giờ đã làm được một ngôi nhà sàn khang trang, mua sắm được đồ dùng, phương tiện đi lại như xe máy, ti vi, tủ lạnh….

Anh Trần Ngọc Quỳ cho biết: “Lúc chưa trồng cây măng mai, kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ khi tham gia trồng và có nguồn thu từ cây tre măng mai cuộc sống gia đình đã thay đổi nhiều và gia đình tôi sẽ tiếp mở rộng trồng loại cây này vì có giá trị kinh tế cao”.

Cũng giống như anh Quỳ, khi được chính quyền địa phương vận động trồng cây tre măng mai, một loại cây bản địa có giá trị kinh tế cao, chị Sầm Thị Thường, dân tộc Tày ở Bản Khéo, xã Lâm Thượng nhận thấy gia đình sẵn có đất đồi, vốn đầu tư ban đầu không cao, dễ chăm sóc, hầu như không bệnh tật nên đã tham gia trồng 600 gốc măng. Sau 5 năm trồng, từ cung cấp giống, thu gom măng của bà con trong bản để bán ra thị trường bên ngoài, mỗi năm gia đình chị có thu nhập khoảng 150 đến 200 triệu đồng. Và cũng từ cây măng đã giúp chị trở thành một nông dân nắm vững kỹ thuật chăm sóc, khai thác, chế biến cây măng như người được đào tạo bài bản.

Chị Sầm Thị Thường cho biết: “Trồng cây măng tốt nhât là vào mùa xuân vì đây là thời điểm lượng mưa đều. Lúc trồng, đối với đất bằng thì nên bón lót thêm phân NPK hoặc phân chuồng, mỗi gốc cách gốc khoảng 5 mét; nếu đất tốt thì khoảng cách này có thể xa hơn. Khi thu hoạch, mỗi gốc phải để 2 đến 3 củ măng phát triển thành cây cho sang năm mọc măng tiếp. Và sau lấy măng, tầm tháng 9, tháng 10 phải tỉa bớt những cây nhỏ ở gốc để dinh dưỡng tập trung cho cây to sang năm mọc măng”.

Không chỉ gia đình anh Quỳ, chị Thường mà nhiều hộ gia đình trong xã đã có kinh tế khá giả nhờ trồng cây măng mai. Hiện toàn xã có khoảng 80 ha, tập trung chủ yếu ở Bản Khéo, Nặm Chắn và Nặm Chọ, với tổng sản lượng hàng năm khoảng gần 400 tấn măng tươi. Đối với thị trường tiêu thụ hiện nay, các tiểu thương trong tỉnh và một số tỉnh lân cận đặt mua tại nhà ngay từ đầu vụ với giá khoảng 100 đến 120 nghìn/kg măng khô.

Để đảm bảo giá cả, thị trường ổn định trước mắt chính quyền địa phương vận động bà con nhân dân tuân thủ đúng các quy trình làm khô, không sử dụng thuốc bảo quản, chất tẩm màu làm mất hình ảnh, chất lượng và thị trường. Về lâu dài chính quyền địa phương đang tính đến xây dựng lò sấy, để giải quyết được tình trạng hiện nay hầu hết bà con dựa vào thời tiết để làm khô nên thường gặp nhiều bất lợi.

Nói về đống góp của cây măng mai đối với kinh tế của địa phương. Ông Trần Thanh Trúc, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái cho biết: “Cây măng mai hiện nay là một trong những cây trồng có giá trị kinh tế rất cao, bình quân mỗi búi cho thu hoạch từ 2 tạ đến 3 tạ măng tươi. Sau đó, phơi khôi bán ra thị trường với giá trên 100.000 đồng/kg, từ đó nâng cao mức thu nhập gia đình của địa phương”.

Mô hình trông tre măng mai ở xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên tỉnh Yên Bái đã và đang góp phần nâng cao mức sống của người dân địa phương. Nếu như được chính quyền các cấp quan tâm đảm bảo thị trường ổn định lâu dài thì đây sẽ là một loại cây trồng không những xoá đói giảm nghèo riêng ở Lâm Thượng, mà còn có thể mở rộng ra cho nhiều địa phường của vùng Tây Bắc có địa hình, thổ nhưỡng tương tự.

Trịnh Xuân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang