• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ông Việt kiều mát tay làm trang trại

Nguồn tin: NLĐ, 24/3/2007
Ngày cập nhật: 25/3/2007

Sống gần trọn cuộc đời tại Úc, kỹ sư Mai Viết Phương quyết định trở về quê hương, tìm lên cao nguyên Lâm Viên - Đà Lạt, biến vùng sỏi đá thành trang trại cam ngon bậc nhất VN...

Ông Mai Viết Phương vốn là người miền Nam, sang Úc định cư từ thuở nhỏ. Mấy chục năm làm thầy giáo và nghiên cứu khoa học, ông muốn đem những hiểu biết, kiến thức và trên hết là tấm lòng yêu quê hương về với VN bằng dự án nhân giống cam Úc. Ông nói: “Nông nghiệp VN chưa phát triển nhiều, nông dân còn khổ, tôi muốn góp chút sức để mang lại một sự thay đổi...”.

Lên dốc... trồng cam

Sau nhiều năm đi lại thăm dò, năm 2003, để vợ con lại bên Úc, một mình ông trở về VN. Qua giới thiệu của một người bạn, ông lên cao nguyên Lâm Viên - vùng đất có khí hậu phù hợp với các giống cây ăn quả của Úc và giống cam ruột đỏ. Ông nói: “Giống cam này tên là “Cara Cara”, có nguồn gốc từ Venezuela, được đưa sang Mỹ, sau đó du nhập vào Úc. Ngoài ngon ngọt, ưu điểm khác biệt của cam Cara Cara được bác sĩ Graeme Richards làm việc ở Trường ĐH Hawkesbury nghiên cứu, kết luận các khoáng chất trong cam có chứa lyconene, một chất kháng ung thư và chất carotenoid đóng vai trò chủ chốt trong kiêng ăn cân đối.

Lên Lâm Viên, ông cùng người dân địa phương bắt tay làm vườn. Mảnh đất 10 ha được UBND tỉnh cấp cho ông làm trang trại cam nằm ở triền dốc núi Voi khô cằn sỏi đá, lại không có nước. Ông cho máy ủi tạo thành vành đai làm đường ranh, phòng chống cháy. Dưới chân núi, ông đào ao tích trữ nước từ các khe suối trên cao dẫn về và dùng máy bơm tưới qua hệ thống ống tự động. Ông nghĩ: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Xem như khâu nước đã giải quyết xong. Còn giống và phân cũng đã có sẵn, chỉ còn cần cù nữa là được. Thế là ông bắt tay trồng cam. Ông hào hứng kể: “Ban đầu tôi mang những cây ươm từ nước ngoài về trồng, sau đó dùng phương pháp ghép cành tại chỗ. Do đất đai, khí hậu phù hợp nên những cây ghép tại chỗ phát triển nhanh, chỉ sau 2 năm cho những quả bói đầu tiên, ngon không kém giống ngoại”.

Quả ngọt của lao động sáng tạo

Chúng tôi có dịp vào thăm vườn cam của kỹ sư Mai Viết Phương 3 năm sau ngày ông khai hoang vùng núi Voi. Ông bảo chúng tôi ngồi cả lên máy cày. Máy gầm gừ, giật, chậm chạp bò lên triền dốc, chạy vòng vườn cam 10 ha và gần 20 ha rừng thông (giống mới ông mang từ Úc về trồng thí nghiệm). Đến lưng chừng đồi, chúng tôi xin ông dừng xe lại, bởi một màu xanh cây lá và trái trĩu cành vàng mọng đang làm mê hoặc mọi người.

Nhìn vườn cam của ông, chúng tôi vô cùng kinh ngạc. Kinh ngạc bởi một con người dám rời bỏ cuộc sống sung túc ở một đất nước giàu có để trở về quê hương, một mình lên núi khai hoang, vỡ đá trồng cây. Mảnh đất dốc cằn cỗi và những phiến đá trơ ngày nào bỗng biến thành vườn cam xanh ngắt, đâm chồi kết trái, như một minh chứng cho sức lao động sáng tạo của một nhà trí thức, yêu quê hương và say mê với cây trồng.

Tết vừa qua, những lứa cam đầu tiên đã được đưa ra thị trường, vào các chợ ở Đà Lạt, siêu thị ở Sài Gòn... Người tiêu dùng thấy cam ngon, giống lạ, rất thích dùng. Hiện vườn cam của ông thu hoạch đều đặn, giá bán từ 12.000 đồng - 15.000 đồng/kg. Nhiều chuyên gia nông học khẳng định, đây là giống cam triển vọng bậc nhất của VN hiện nay.

Bạn của nhà nông

Thoạt nhìn, từ dáng dấp bề ngoài đến cách ăn nói, ứng xử, ai cũng nghĩ ông là một nhà nông thứ thiệt chứ không phải một trí thức thành đạt. Những gì kỹ sư Mai Viết Phương đã và đang làm, như lời ông nói, chỉ là muốn góp một chút công sức nhỏ bé để xây dựng quê hương mà ông vô cùng yêu quý. Tình yêu ấy ở ông biểu hiện rất rõ ở sự cần cù, chịu khó trong công việc; sự chan hòa, gần gũi với bà con.

Một chị làm vườn ở đây cho biết: “Ông tuy là Việt kiều ở nước ngoài về, nhưng không hề làm ra vẻ ông chủ. Ông đối xử, ăn nói rất mềm mỏng với chúng tôi. Hình như ông không tính toán lợi riêng cho mình”. Khoảng 30 lao động địa phương đang làm việc ổn định ở trang trại của ông với thu nhập từ 1 triệu đến 1,2 triệu đồng/tháng. Ông Nguyễn Văn Duy, chuyên viên của UBND tỉnh Lâm Đồng, nhận xét: “Tâm huyết và những đóng góp của ông Phương rất đáng trân trọng. Những việc ông làm rất có ý nghĩa. Nó không chỉ giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà còn góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh nhà. Ít ai làm được như vậy”.

Sau 3 năm trồng thí nghiệm, các giống cam Cara Cara ruột đỏ, ruột vàng, ruột tím hồng được ông Mai Viết Phương nhân giống thành công. Ngoài cam và gần 20 ha rừng thông giống Úc, ông còn đang nghiên cứu, nhân giống các loại cây ăn quả của Úc như xoài, sa-pô-chê, chanh... để mở rộng vùng cây ăn quả trên cao nguyên Lâm Viên...

PHẠM THÁI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang