• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ly hương vì món nợ cây mía

Nguồn tin: Sài Gòn Tiếp Thị, 25/02/2013
Ngày cập nhật: 26/2/2013

Tại những vùng trồng mía nguyên liệu ở tỉnh Sóc Trăng, sau mùa thu hoạch lỗ lã, nhiều căn nhà đã lần lượt đóng cửa. Từng cặp vợ chồng đùm túm con nhỏ, dắt díu nhau rời rẫy mía, tìm đến với những vùng công nghiệp miền Đông Nam bộ.

Kiếm tiền trả nợ mía

Rẫy mía của nông dân Phạm Văn Mẫn giờ phải nhờ bà Trần Thị Hường (mẹ vợ) coi sóc.

Vụ mía đường năm 2012 – 2013, nông dân Phạm Văn Mẫn thu hoạch 1,5 công mía (1.500 m2), bán được tổng cộng hơn 6 triệu đồng, nhưng tính lại, anh còn thiếu nợ 1 chỉ vàng (24k) và 4 triệu đồng tiền vật tư các loại đã vay mượn đầu tư cho rẫy mía. Năm ngoái, với diện tích mía này, anh Mẫn bán được 12 triệu đồng, còn năm nay, chỉ bằng phân nửa, không đủ trả nợ. Cùng cảnh ngộ với anh Mẫn, vụ mía rồi, nông dân Lê Văn Chạy (cùng ấp) trồng 2 công mía, bán được 13 triệu đồng, nhưng còn khoản nợ vay ngân hàng Chính sách xã hội dành cho hộ nghèo 15 triệu đồng, ông Chạy chưa trả nổi, nên mỗi tháng, ông phải đóng tiền lời gần 100.000 đồng. Vợ chồng ông Chạy phải gởi đứa con trai lớn cho bà nội nuôi và mang theo đứa con nhỏ đi Bình Dương kiếm việc làm để gởi tiền về nuôi con, đóng lãi ngân hàng.

Ông Phạm Văn Tám, chủ tịch UBND xã Đại Ân 1, cho biết: “Toàn xã có khoảng 10.000 dân, nhưng đến nay đã có hơn 2.000 trường hợp lao động trong độ tuổi đã đăng ký tạm vắng để đi làm ăn xa”. Ông Nguyễn Văn Hiền, trưởng ấp An Lạc nói: “Mía năm nay thất mùa, giá cũng thất luôn, phần đông lao động ở địa phương đã đi nhiều nơi để kiếm việc làm sau khi bán mía xong”.

Tự cứu

Với lợi thế vùng đất phù sa mới, chuyên canh mía nguyên liệu, Cù Lao Dung từng được mệnh danh là “đảo ngọt” của tỉnh Sóc Trăng. Mùa thu hoạch mía kéo dài từ sau tết Nguyên đán tới lúc sa mưa; thu hoạch đúng tuổi nên chữ đường bình quân khoảng 10CCS, người trồng mía luôn có mức thu nhập trên 10 triệu đồng/công mía. Tuy nhiên, ghi nhận tại thời điểm này, bình quân chữ đường đo được trên mía nguyên liệu ở huyện Cù Lao Dung chỉ đạt khoảng 7CCS, nên giá mía bán tại rẫy chỉ dao động trong khoảng 650 – 700 đồng/kg. Theo ông Hồ Thanh Kiệt, trưởng phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cù Lao Dung, vụ vỡ đê con nước rằm tháng 9 âm lịch hồi năm ngoái xảy ra ở Cù Lao Dung đã khiến cho năng suất mía vùng bị ngập giảm hơn 10%, chữ đường tuỳ nơi cũng giảm đi từ 2 – 3CCS, nông dân trồng mía bị thiệt hại nặng. Phó chủ tịch UBND huyện Cù Lao Dung, ông Phạm Hồng Văn, cho biết: “Nền đất mía chuyên canh trong vùng đê bao khép kín sau hơn mười năm đã có dấu hiệu bạc màu”. Theo ông Văn, vùng mía nguyên liệu Cù Lao Dung với ưu thế trồng mía lưu gốc nhờ có hệ thống đê bao khép kín, thu hoạch đúng tuổi… nhưng hiện nay, năng suất mía chỉ đạt trong khoảng 100 – 120 tấn/ha.

Trong khi đó, vùng mía ở khu vực đất lung phèn thuộc huyện Phụng Hiệp (tỉnh Hậu Giang) hiện nay, có nơi đạt năng suất trên 200 tấn/ha. “Nếu bỏ qua yếu tố chuyên canh, hệ thống đê bao chống ngập nước mùa triều dâng… tình trạng đốt lá mía trong mùa thu hoạch cũng góp phần làm cho nền đất trồng mía bạc màu nhanh hơn”, ông Văn nói. Để cải thiện năng suất mía ở Cù Lao Dung – theo ông Văn, ngoài các biện pháp thay đổi giống mía, hỗ trợ cơ giới nhằm giảm giá thành sản xuất, việc cải tạo nền đất là một yêu cầu cấp thiết. Ngoài biện pháp luân canh với nhiều loại rau màu khác, ông Văn cho biết: “Huyện đang xây dựng kế hoạch đưa công nghệ sinh học vào xử lý lá mía trong mùa thu hoạch, để qua đó hạn chế tình trạng đốt lá mía mùa thu hoạch, giảm ô nhiễm không khí, vừa biến phế phẩm này thành nguồn hữu cơ tái tạo dinh dưỡng cho đất”.

Tuy nhiên, theo ông Văn, đây cũng chỉ mới là biện pháp “tự cứu” của vùng trồng mía nguyên liệu Cù Lao Dung – nơi còn hơn 30% hộ dân thuộc diện nghèo và cận nghèo. “Ở tầm lớn hơn, cần có nhiều giải pháp tổng thể để bảo vệ người trồng mía nói riêng và cả ngành chế biến mía đường trong nước, bằng các biện pháp ổn định giá, chống gian lận thương mại, buôn lậu đường… Đây mới chính là những cái khó mà theo các nhà máy đường, nó giết chết dần cả ngành mía đường”, ông Văn nói.

Đường tồn kho, giá đường giảm

Theo hiệp hội Mía đường Việt Nam, tổng lượng đường tồn kho tính tới giữa tháng 2.2013 còn gần 350.000 tấn, chiếm gần phân nửa sản lượng toàn ngành tính từ đầu niên vụ ép mía. Giá đường bán sỉ ở khu vực ĐBSCL hiện cũng chỉ khoảng 13.500 – 14.000 đồng/kg, giảm khoảng 1.500 đồng/kg so đầu vụ.

NGỌC TÙNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang