• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Đồng Nai: Hạn hán đe dọa cây trồng

Nguồn tin: Báo Đồng Nai, 25/02/2013
Ngày cập nhật: 26/2/2013

Năm nay, mùa khô ít có mưa trái mùa, dẫn đến nhiều nơi trong tỉnh Đồng Nai bị khô hạn. Hiện hàng trăm hécta cây trồng đang đứng trước nguy cơ thiệt hại vì thiếu nước.

Người dân xã Phú Bình (huyện Tân Phú) đang chỉnh sửa máy bơm đưa nước về ruộng cứu hạn.

Những vùng chịu ảnh hưởng của nắng nóng, khô hạn nhiều là huyện Tân Phú, Định Quán, Đồng Nai. Hiện chính quyền các địa phương trên đang nỗ lực hỗ trợ người dân để chống hạn, cứu cây trồng.

Lo thiếu nước

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến mực nước phục vụ tưới tiêu trên địa bàn huyện Tân Phú sụt giảm nghiêm trọng. Ngay cả những xã nằm kề sông Đồng Nai cũng đang đứng trước nguy cơ thiệt hại hàng trăm hécta cây trồng vì thiếu nước.

Ông Đào Huy Tỉnh, Chủ tịch UBND xã Đắk Lua cho biết: “Những năm trước, ấp 9 và ấp 10 của xã Đắk Lua lấy nước tưới từ sông Đồng Nai nên việc gieo trồng của bà con nông dân nơi đây rất thuận lợi, năng suất đạt khá cao. Nhưng năm nay, mùa khô mới được hơn 1 tháng, mực nước trên sông Đồng Nai có đoạn đã gần chạm đáy”. Để cứu hơn 100 hécta bắp tại cánh đồng ấp 9, ấp 10 đang bị khô hạn nặng, Đắk Lua phải huy động lực lượng lấy bao cát ngăn dòng để nâng nước lên cao, bơm nước và tưới chống hạn giúp nông dân.

Ngoài Đắk Lua, nông dân xã Phú Bình (huyện Tân Phú) cũng đang chịu chung cảnh khô hạn. Trên 80 hécta diện tích bắp và lúa tại cánh đồng Năm Sao của xã đang thiếu nước nghiêm trọng do đập thủy lợi Năm Sao không có nước để tưới. Ông Nguyễn Công Trị, Chủ tịch UBND xã Phú Bình giải thích: “Mặc dù đã được khuyến cáo về tình hình nước tưới cạn kiệt ngay từ đầu vụ đông - xuân, nhưng người dân vẫn gieo trồng gần 200 hécta lúa, bắp trên cánh đồng Năm Sao. Khi bị khô hạn, địa phương phải huy động máy bơm và ống dẫn nước để dẫn nước từ sông La Ngà lên chống hạn. Hiện 80 hécta khô hạn đã có đủ nước tưới”.

Người dân xã Phú Bình (huyện Tân Phú) đưa nước về cứu lúa ở cánh đồng Năm Sao. Ảnh: Hồng Văn

Bên cạnh các cánh đồng lúa, bắp bị khô hạn thì tại xã Núi Tượng, nơi có mạch nước ngầm dồi dào nhất, năm nay, hàng trăm hécta cà phê, tiêu, sầu riêng và một số loại cây trồng khác cũng đang vàng lá, rụng bông vì thiếu nước tưới. Ông Huỳnh Văn Ngọc tại ấp 4, xã Núi Tựơng than: “Thời gian gần đây, tôi luôn phải thức đêm, tranh thủ nước ngầm ít ỏi để tưới cho vườn cây, song năng suất của cây trồng vụ tới chắc chắn sẽ giảm. Hiện lượng nước chỉ đủ tưới cầm chừng cho cây không chết”.

Ở huyện Định Quán, một số xã như: Phú Tân, Gia Canh, Suối Nho, năm nay người dân tăng diện tích gieo trồng vụ đông - xuân dẫn đến tình trạng điện quá tải, không thể bơm nước tưới cho cây trồng. Do đó, hơn 200 hécta bắp của huyện này cũng đứng trước nguy cơ khô hạn.

Tìm cách chống hạn

Ông Đặng Thanh Sơn, Trưởng phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Tân Phú cho bịết: “Để khắc phục tình trạng khô hạn đang diễn ra trên địa bàn, huyện đã chỉ đạo cho các xã, thị trấn chủ động giúp đỡ bà con chống hạn. Bên cạnh đó, huyện phối hợp với Công ty TNHH một thành viên khai thác công trình thủy lợi Đồng Nai hỗ trợ dầu và máy bơm để đưa nước tưới về những nơi gần sông. Đồng thời, huyện hướng dẫn dân sử dụng tưới tiết kiệm để có đủ nguồn nước tưới nhằm giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất”. Tuy tình hình khô hạn vẫn diễn ra gay gắt, nhưng tạm thời nhiều diện tích lúa bắp ở huyện Tân Phú đã và đang được cứu.

Tại huyện Định Quán, tình trạng điện yếu không bơm được nước tưới cho cây trồng cũng đang được cải thiện. Ông Ngô Tấn Tài, Phó trưởng phòng Nông nghiệp - phát triển nông thôn huyện Định Quán chia sẻ: “Trước nguy cơ mất trắng hơn 200 hécta bắp do điện yếu không thể tưới, huyện đã liên kết với điện lực nâng cấp đường dây và đặt thêm trạm biến áp. Hiện đã giảm được tình trạng quá tải, người dân có đủ nguồn điện bơm nước tưới để cứu diện tích bắp đang trong thời gian trổ cờ, ra trái”.

Ngoài Tân Phú, Định Quán, tại một số huyện khác như: Xuân Lộc, Vĩnh Cửu, Thống Nhất, những vùng thiếu nước vào mùa khô, nông dân đang theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp ngưng xuống giống hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nên giảm tình trạng hạn hán trong mùa khô.

Bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Phó chủ tịch UBND huyện Xuân Lộc cho biết, để tránh tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô, khoảng 2 - 3 năm lại đây, huyện đã vận động người dân chuyển đổi toàn bộ diện tích đất trồng lúa sang trồng bắp, rau màu trong vụ đông - xuân. Đồng thời, nông dân xuống giống sớm để tránh hạn cuối vụ, những vùng không có nước cương quyết yêu cầu bà con không được xuống giống. Do đó, năm nay thời tiết khô hạn nhưng Xuân Lộc vẫn đảm bảo diện tích gieo trồng và không xảy ra tình trạng cây trồng bị đe dọa vì thiếu nước.

Hương Giang - Lê Ngân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang